Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 112)

5. Bố cục của luận văn

3.2.9. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH

CSXH trên địa bàn huyện Thanh Thủy

Công tác thực hiện việc đánh giá hoạt động tín dụng, cụ thể là hoạt động cho vay đối với hộ nghèo là rất cần thiết, hoạt động tín dụng được nâng cao chất lượng sẽ góp phần tích cực trong việc đầu tư, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập đối với hộ nghèo, giúp hộ nghèo thoát nghèo và có thể vươn lên. Việc đánh giá cũng chính là cơ sở quan trọng để đề ra các giải pháp tín dụng phù hợp với từng đối tượng, từng mục đích và từng vùng.

Những kết quả đạt được:

a. Về chất lượng hoạt động cho vay:

- Mức vốn cho vay đối với hộ nghèo tăng lên qua các năm:

Trong những năm qua bằng nỗ lực của Chính phủ và của Ngành ngân hàng CSXH nguồn vốn cho vay Hộ nghèo đã được đầu tư khá vì vậy mức vốn vay cho các hộ liên tục được tăng lên qua các năm. Năm 2009, mức vốn cho vay/hộ là 8,78 triệu đồng, năm 2010 là 12,5 triệu đồng, tăng 42,37% so với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 2009, năm 2011 là 13,09 triệu, tăng 4,72% so với năm 2010, trung bình 3 năm tăng 22,10%.

- Số hộ vay vốn giảm đi qua các năm

Tổng số hộ nghèo được vay vốn liên tục giảm qua các năm chứng tỏ vốn vay của Ngân hàng CSXH đã góp phần đáng kể vào việc giúp người dân thoát nghèo. Năm 2009 là 4.153 hộ, năm 2010 là 3.702 hộ, giảm 10,85% năm 2011 là 3.545 hộ, giảm 4,24%, bình quân mỗi năm giảm 6,78%.

So sánh giữa số hộ được vay với số hộ nghèo trên địa bàn, thì Ngân hàng CSXH đã cơ bản đáp ứng được số hộ nghèo thuộc diện được vay vốn. Theo số liệu điều tra 212 hộ nghèo thì có 175 hộ tiếp cận với các nguồn vốn vay trong đó có 142 hộ vay vốn từ ngân hàng CSXH chiếm 81,14% số hộ có tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, theo số liệu tại Ngân hàng số hộ có dư nợ tại Ngân hàng CSXH luôn cao hơn số hộ nghèo theo danh sách, cụ thể năm 2009 cao hơn 779 hộ, năm 2010 cao hơn 301 hộ, năm 2011 cao hơn 810 hộ. Như vậy có một bộ phận không nhỏ số hộ không phải hộ nghèo được vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH.

- Lãi suất.cho vay ổn định

Trong điều kiện lãi suất thương mại cao và biến động theo chiều hướng gia tăng, nhưng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH luôn ổn định, thể hiện được tính ưu đãi của Nhà nước trong chính sách xoá đói giảm nghèo. Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo là 0,65%/tháng chỉ bằng 50% lãi suất thương mại đã tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận đối với vốn tín dụng cũng như tác động đến thu nhập của hộ.

Thời hạn vay vốn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng của hộ nghèo.

Thời hạn cho vay ôi với hộ nghèo là 36 tháng là cơ bản phù hợp với hộ nghèo. Có 1,41% số hộ được hỏi cho rằng thời hạn vay là rất ngắn và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

31,69% cho rằng thời hạn vay là ngắn và phần lớn hộ được hỏi 64,79% cho rằng thời hạn vay như vậy là vừa, chỉ có 2, 1 1 0/0 cho rằng thời hạn vay như vậy là dài.

- Doanh số cho vay giảm:

Trong những năm qua từ 2005 - 2010, nguồn vốn đầu tư cho vay hộ nghèo liên tục được bổ sung do đó doanh số cho vay chương trình này vì vậy mà cũng tăng lên. Riêng năm 2011, nguồn vốn giành cho hộ nghèo được bổ sung ít vì vậy doanh số cho vay phần lớn thể hiện là doanh số quay vong vốn.

Năm 2009 doanh số cho vay là 17,06 uỷ đồng; năm 2010 là 18,730 tỷ đồng, tăng 9,78%; năm 2011 là 10,997 tỷ đồng, giảm 4 1,28% so với năm 2010. Trung bình mỗi năm giảm 20,11%. Tuy nhiên, việc giảm về doanh số cho vay này không làm ảnh hưởng nhiều đến dư nợ cho vay hộ nghèo vì số hộ nghèo theo danh sách cũng đã giảm tương ứng.

- Dư nợ tăng nhanh

Năm 2009, tổng số dư nợ cuối năm đạt 36,451 tỷ đồng; năm 2010 đạt 42,894 tỷ đồng, tăng 17,67% so với năm 2009; năm 2011 đạt 46,392 tỷ đồng, tăng 8,15% so với năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 12,81%.

Năm 2009, số hộ dư nợ đạt 4.153 hộ; năm 2010 đạt 3.702 hộ, giảm 10,86%; năm 2011đạt 3.547 hộ, giảm 4,18% so với năm 2010; trung bình mỗi năm giảm 7,58%.

Năm 2009, mức dư nợ bình quân/hộ là 8,78 triệu đồng; năm 2010 là 12,5 triệu đồng, tăng 42,37% so với năm 2009; năm 2011 là 13,09 triệu đồng, tăng 4,72% so với năm 2011, trung bình mỗi năm tăng 8,82%. Mức dư nợ bình quân tăng lên chủ yếu do mức vốn cho vay/hộ được nâng lên.

- Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp

Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,37%, năm 2010 là 0,50% và năm 2011 là 0,63%. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CSXH tương đối tốt, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức chung của toàn quốc (khoảng 2%)

b. Tác động của tín dụng đến hộ nghèo

- Vốn tín dụng đã giúp hộ nghèo có điều kiện tạo và bổ sung tài sản phục vụ sản xuất lánh doanh, tạo thêm công ăn việc làm.

Việc được vay vốn tín dụng từ tổ chức tín dụng đã giúp hộ nghèo đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và làm tăng thu nhập biểu hiện thông qua giá trị TLSX của hộ nghèo. Mức vốn vay tín dựng càng cao thì giá trị TLSX cũng cao hơn, với mức vốn vay bình quân/hộ của các hộ điều tra là 17,72 triệu đồng thì giá trị giá trị TLSX bình quânlhộ của các hộ điều tra là 12,78 triệu chiếm 72,12% mức vốn vay bình quân/hộ). Cũng theo kết quả điều tra về cảm nhận sự thay đổi của TLSX sau khi được vay vốn thì có 34,51% số hộ cho rằng sự thay đổi của TLSX là không thay đổi và thay đổi rất ít, nhưng có tới 65,49% số hộ cho rằng có sự thay đổi và thay đổi nhiều về TLSX.

Ở các mức vốn vay khác nhau thì sự cảm nhận cũng thay đổi khác nhau, với mức vốn vay dưới 15 triệu/hộ thì có tới 67,5% số hộ cho rằng không thay đổi và thay đổi ít, 32,50% cho rằng thay đổi. Với mức vốn vay từ 15-20 triệu thì sự cảm nhận tương ứng là 28,98% và 71,020/ệ số hộ; ở mức vay cao trên 20 triệu thì tỷ lệ này là 6,07 và 93,93%.

Trong những năm qua việc vay vốn tín dụng đã tạo thêm công ăn việc làm cho hộ nghèo, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ lớn số hộ không có cảm nhận về thay đổi về việc làm. Có 48 hộ nghèo chiếm 33,80% số hộ không có cảm nhận về sự thay đổi về việc làm và thay thay đổi ít, số hộ cảm nhận thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều là 66,200/ọ với 94 hộ nghèo. Ở những mức vốn vay cao hơn thì cảm nhận về sự thay đổi công ăn việc làm là có sự khác biệt, tức là ở những mức vốn 'vay nhiều hơn sẽ có xu hướng tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn so với những mức vốn vay thấp hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Vốn tín dụng đã góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, nhiều hộ nghèo sau khi vay vốn đã thoát nghèo.

Thu nhập của hộ nghèo nhìn chung đã được nâng lên sau khi được vay vốn tín dụng.

Về thu nhập của hộ, mức chênh lệch về thu nhập bình quân/hộ phụ thuộc rất nhiều vào đối đầu tư và điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương. . . Theo kết quả điều tra mức chênh lệch thu nhập trước và sau giữa các xã là khác nhau. Yến Mao là 4,450 triệu đồng, Xuân Lộc là 3,085 triệu đồng và xã Sơn Thủy là 5,204 triệu đồng. Thu nhập bình quân/hộ. Ở các địa phương là: 1 8,223 triệu đồng (Yến Mao), 17,921 triệu đồng (Xuân Lộc) và 1 8,958 triệu đồng (xã Sơn Thủy), thu nhập bình quân/hộ chung của các hộ là 18,426 triệu đông. Phần lớn, các hộ có mức vốn vay khác nhau thì mức chênh lệch về thu nhập của các hộ cũng khác nhau, hộ có mức vốn vay cao hơn thì mức chênh lệch về thu nhập cao hơn như đã phân tích ở phần trên.

Sau khi vay vốn tín dụng, có tới 5 1 hộ thoát nghèo chiếm 35 ,91 % số hộ nghèo đã thoát nghèo theo chuẩn nghèo của Bộ LĐ - TB - XH: xã Yến Mao đã có 1 3 hộ nghèo hiện nay đã thoát nghèo, xã Xuân Lộc có 1 3 hộ nghèo hiện nay đã thoát nghèo và xã Sơn Thủy có 25 hộ nghèo hiện nay đã thoát nghèo.

- Tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo còn được phản ánh thông

qua hệ số hồ quy.

+ Đối với xã Yến Mao, khi mức vốn vay bình quân/hộ tăng lên 1 triệu

thì thu nhập bình quân/hộ có xu hướng tăng lên 0,355 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

+ Đối với xã Xuân Lộc, khi mức vốn vay bình quânlhộ tăng lên 1 triệu

thì thu nhập bình quân có xu hướng tăng lên 0,406 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đối với xã Sơn Thủy, khi mức vốn vay bình quân/hộ tăng lên 1 triệu

thì thu nhập bình quân hộ có xu hướng tăng lên 0,430 triệu đồng trong điều " kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu phản ánh ve việc tiếp cận và tác động của vốn tín dụng tới hộ nghèo ở huyện Thanh Thủy

Chỉ tiêu ĐVT Yến Mao Xuân Lộc Sơn Thủy Chung Vốn vay bình quân/ hộ Tr.đ 15,21 20,2 18,25 17,72 Giá trị TLSX bình quân/ hộ Tr.đ 11,77 13,68 13,07 12,78 Thu nhập bình quân/ hộ Tr.đ 18,223 17,921 18,958 18,426 Số hộ thoát nghèo 13 13 25 51 Hệ số hồi quy: Tác động của vốn

vay tới thu nhập Tr.đ/hộ 0,355 0,406 0,430

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2012)

Tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Thanh Thủy thông qua đánh giá 142 hộ có vay vốn tại Ngân hàng CSXH còn rất nhiều hạn chế. Sự hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, từ nguyên nhân của chính hộ nghèo đến nguyên nhân từ tổ chức cho vay, đến nguyên nhân của cơ chế quản lý điều hành. . .

* Những tồn tại và hạn chế

Khi phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo có vay vốn Ngân hàng CSXH ở huyện Thanh Thủy tác giả nhận thấy có bảy tồn tại và hạn chế sau:

Một là, thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn đã được nâng lên, số đông hộ nghèo đã thoát được nghèo. Tuy nhiên thu nhập của hộ vẫn còn khá thấp khả năng tái nghèo là rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đã có 51 hộ nghèo (35,91% số hộ) đã nâng được thu nhập bình quân/người/tháng lên để thoát nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn nghèo của Bộ LĐ-TB-XH. Tuy nhiên, đại đa số các hộ đều có thu nhập bình quân/người/tháng cận chuẩn nghèo, rất dễ tái nghèo nếu gặp rủi ro, biến động kinh tế. Vì vậy họ vẫn rất cần sự gia tăng hỗ trợ về tín dụng, về kỹ thuật, cách làm ăn,… đặc biệt là sự hỗ trợ về tín dụng, mà trong đó NH CSXH là tổ chức quan trọng đối với hộ nghèo trong việc cung cấp tín dụng.

Hai là, thủ tục cho vay, đặc biệt là việc bình xét hộ nghèo được tham gia vay vốn còn khá bất cập, thiếu công bằng, mang tính chất phân bổ, chưa phù hợp với nhu cầu của từng hộ hay nhóm hộ.

Theo kết quả điều tra đối với 142 hộ nghèo có vay vốn tại Ngân hàng CSXH thì có 16,19% số hộ trả lời rằng thủ tục vay còn rất khó khăn; có tới 35,91% số hộ trả lời khó khăn; 38,02% cho rằng bình thường và chỉ có 9,88% cho rằng thuận lợi.

Ba là, mức độ đáp ứng nhu cầu về số hộ nghèo được vay vốn còn rất thấp do hiện tượng cho vay không đúng đối tượng.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do nguồn vốn tín dụng ưu đãi còn hạn chế nên vẫn còn một tỷ lệ lớn hộ nghèo chưa được tiếp cận với vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH.

Kết quả điều tra 212 hộ nghèo, cho thấy, có 175 hộ chiếm 82,54% tổng số hộ được hỏi có vay vốn tín dụng. Có 142 hộ nghèo đã vay vốn từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH, chiếm 66,98% tổng số hộ điều tra. Điều này chứng tỏ việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH còn nhiều khó khăn có tới 33,02% số hộ nghèo chưa được hoặc không được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng. Trong khi đó, số hộ được NH CSXH cho vay rất lớn so với số hộ nghèo trên địa bàn. Qua phân tích số liệu tại Ngân hàng CSXH cho thấy số hộ vay vốn luôn lớn hơn số hộ nghèo theo danh sách. Loại trừ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tố các hộ nghèo năm trước được vay năm sau thoát nghèo ra khỏi danh sách thì vẫn còn một lượng lớn sồ hộ vay không đúng đối tượng.

Nguyên nhân chính là do việc Ngân hàng mở rộng diện cho vay đến cả các hộ cận nghèo, do sự lo ngại của Ngân hàng về khả năng các hộ nghèo thuộc diện cực nghèo, neo đơn, không có TLSX, sức lao động kém; do sự thiếu minh bách trong quá trình triển khai, bình xét, không cung cấp thông tin của các bộ địa phương và cũng do chính bản thân hộ nghèo quá tự ti, ý thức thoát nghèo không cao.

Bốn là, mức cho vay còn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, muốn có vốn phục vụ sản xuất, hộ nghèo phải vay thêm từ các nguồn vốn tín dụng khác.

Mức vốn cho vay đối với hộ nghèo của NH CSXH thấp hơn so với nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Kết quả điều tra đối với 1 42 hộ nghèo có vay vốn tại chương trình cho vay hộ nghèo của NH CSXH cho thấy: trung bình mức vốn vay bình quân/hộ l3,09 triệu đồng, trong khi mức đề nghị vay theo điều tra của hộ nghèo là rất lớn. Để có thêm vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, số đông hộ đã vay cả các chương trình và tổ chức khác.

So sánh giữa mức vốn vay mà hộ nghèo nhận được với số tiền hộ nghèo yêu cầu vay: Đối với 40 hộ chỉ vay vốn duy nhất tại NH CSXH, mức vốn cho vay cũng chỉ đáp ứng được 64,65% so với số tiền cần vay trước khi làm đơn xin vay (trung bình số tiền cần vay/hộ là 20 triệu đồng). Các hộ càng có yêu cầu vay với mức vay cao hơn thì mức độ đáp ứng của NH CSXH càng khó khăn hơn, ngay cả khi họ vay thêm từ các nguồn khác. Với các hộ có mức vốn vay 24,18 triệu đồng thì chỉ được đáp ứng 80,6% số tiền yêu cầu vay, các hộ có mức vốn vay 17,41 triệu thì chỉ được đáp ứng 69,64% số tiền yêu cầu vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Mức cho vay còn thể hiện bằng các quy định về mức vốn vay tối đa

mà mỗi hộ có thể được vay. Năm 2009, mức vốn vay tối đa đối với hộ là 15 triệu đồng năm 2010 là 20 triệu đồng và năm 2011 là 30 triệu đồng.

+ Mức vốn cho vay này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn cho vay, việc phân bổ nguồn vốn và số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn. Nếu số hộ nghèo nhiều thì số mức vốn vay thấp dần, nếu số hộ nghèo ít thì mức vốn vay tăng

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)