0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 26 -28 )

5. Bố cục của luận văn

1.4.1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

* Về quá trình hình thành ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập với mục tiêu cho vay các đối tượng chính sách, chủ yếu là người nghèo, góp phần vào công cụ xóa đói giảm nghèo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Ngày 4 tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội, thời gian hoạt động 99 năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2003. Ngân hàng CSXH trên cơ sở cơ cấu lại hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo và thực hiện thêm các hoạt động tín dụng chính sách như cho vay sinh viên nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Ngân hàng CSXH ra đời nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Về đặc điểm chính của ngân hàng Chính sách Xã hội

Ngân hàng CSXH là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, vì mục tiêu chủ yếu là xóa đói giảm nghèo. Lãi suất cho vay của Ngân hàng CSXH thấp hơn nhiều so với lãi suất của Ngân hàng Thương mại.

Các mức lãi suất ưu đãi do Thủ Tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay được Bộ Tài chính cấp bù, sau khi bù đắp bằng quỹ dự phòng, chi phí hoạt động của Ngân hàng CSXH sẽ được Bộ Tài chính cấp... Như vậy, đây là một tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho vay) song dựa vào nguồn chi ngân sách hàng năm tức là Nhà nước thực hiện bao cấp một phần cho hoạt động của Ngân hàng CSXH.

Quyền quyết định cao nhất thuộc về Hội đồng quản trị, gồm các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc các cơ quan của Chính phủ và một số tổ chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội Phụ nữ...); tại các tỉnh, thành phố, quận, huyện, có Ban đại diện Hội đồng quản trị do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm trưởng ban.

* Về hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

- Hoạt động huy động vốn

+ Ngân hàng CSXH phải huy động tiết kiệm với mặt bằng chung của các NHTM khác trên địa bàn.

+ Huy động tiền gửi của các tổ chức

+ Nguồn đóng góp của các tổ chức và cá nhân từ thiện.

+ Nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính phủ và tổ chức tài chính + Tài trợ của các Chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế

- Hoạt động cho vay ưu đãi - Thu hồi gốc và lãi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 26 -28 )

×