5. Bố cục của luận văn
1.4.2. Tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng CSXH và hiệu quả kinh tế
xã hội
Nhận thức được ý nghĩa của vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng trong công cụ xóa đói giảm nghèo nên trong thời gian qua nguồn vốn huy động để cho vay xóa đói giảm nghèo liên tục tăng lên. Năm 1999 là 4.086 tỷ đồng, năm 2001 là 6.267 tỷ đồng và con số này năm 2003 là 8.400 tỷ đồng. Đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo là 32.402 tỷ đồng. Nguồn vốn này có được từ các nguồn vốn như: vốn điều lệ, vay NHNN, NHTM, vay nước ngoài, các tổ chức tín dụng khác và huy động từ dân cư.
Doanh số cho vay các hộ nghèo cũng tăng lên tương ứng, thông qua doanh số cho vay trong năm và dư nợ cuối năm qua các năm tăng lên.
Số dư nợ năm 1999 là hơn 2,3 triệu hộ, năm 2001 là gần 2,8 triệu hộ và năm 2003 là 3 triệu hộ, đến năm 2009 là 3,7 triệu hộ.
Bên cạnh đó dư nợ bình quân/ hộ cũng liên tục tăng qua các năm, nếu năm 1999 dư nợ bình quân/ hộ là 1,67 triệu đồng thì năm 2001 là 2,27 triệu đồng và năm 2003 tăng lên đạt 3,21 triệu đồng, đến năm 2009 dư nợ bình quân đạt 8,7 triệu đồng/ hộ.
Trong 5 năm, từ 2010 - 2011, tổng dư nợ vốn tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách liên tục tăng trưởng tuy tỷ lệ không đều do nhiều nguyên nhân đặc biệt năm 2011, Chính phủ đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm kìm chế lạm phát. Nhưng nguồn vốn ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đặc biệt chú trọng hai chương trình: cho vay hộ nghèo và HSSV có hoàn cảnh khó khăn vẫn duy trì được sự tăng trưởng. Đến 31/12/2009 tổng dư nợ cho vay đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của ngân hàng Chính sách Xã hội là 72.660 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm 2009, tăng 20.149 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2008; trong đó: cho vay hộ nghèo đạt 32.402 tỷ đồng, tăng 4.946 tỷ đồng so với 31/12/2008 chiếm 44,59% tổng dư nợ của toàn hệ thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo đánh giá, có khoảng 75,5% hộ nghèo được vay vốn, chiếm 15,8% tổng số hộ trong cả nước. Để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi, Nhà nước đã cấp bù chênh lệch lãi suất với số tiền 1.782 tỷ đồng mỗi năm. Phần lớn hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, trả đúng hạn cho ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (4%). Chính sách tín dụng đã có tác động quan trọng tới giảm nghèo, hơn 2/3 số hộ cho rằng vốn vay có tác động tích cực đến công ăn việc làm, đến thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo cho hộ gia đình. Nhiều hộ vay đã thoát nghèo, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất.