Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 112)

5. Bố cục của luận văn

1.5. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn

của hoạt động tín dụng cho hộ nghèo

Xuất phát những kinh nghiệm cho vay vốn nhằm XĐGN trên thế giới và thực tiễn người nghèo ở Việt Nam, rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Xác định nguồn vốn huy động trong nước là chủ yếu, bên cạnh đó tranh thủ các nguồn tài chính viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Phương pháp cho vay phù hợp với người nghèo: vay nhỏ, tăng dần mức vay và tự nguyện.

- Đào tạo cán bộ và có chính sách cán bộ tín dụng phù hợp để khuyến khích các cán bộ tham gia hiểu biết sâu sắc về thị trường tài chính tín dụng.

- Lãi suất được xác định phù hợp cho từng thời kỳ, vừa trợ giúp vừa đảm bảo bù đắp được chi phí và mang lại lãi cho tổ chức tín dụng.

- Có hệ thống quản lý và tổ chức rộng khắp để mang dịch vụ tín dụng đến người dân nghèo.

- Không trợ cấp, cho không để người nghèo có ý thức trong việc sử dụng vốn có hiệu quả.

- Nhân rộng điển hình, chia sẻ kinh nghiệm trong người nghèo về sử dụng vốn vay, quản lý vốn vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, cần phải có phương pháp nghiên cứu một cách phù hợp, cụ thể nhằm đạt được kết quả tốt nhất, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp tổng hợp so sánh, phương pháp chuyên khảo, phương pháp chuyên gia; phương pháp thực nghiệm; phương pháp toán kinh tế... trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

2.1. Phƣơng pháp thống kê kinh tế

Đây là phương pháp nghiên cứu đặc biệt quan trọng, sử dụng thường xuyên đối với nghiên cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này giúp cho nhà nghiên cứu có được tài liệu, số liệu về vấn đề nghiên cứu cũng như các vấn đề liên quan. Từ đó, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, và phản ánh, phân tích tài liệu theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Phương pháp thống kê kinh tế bao gồm nhiều phương pháp khác nhau thích ứng cho từng giai đoạn thu thập, xử lý và phân tích tài liệu.

2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu: tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.

a. Đối với tài liệu thứ cấp

- Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu như:

+ Thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách...)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội...).

- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: + Đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước

+ Sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành) + Số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, phòng thống kê).

+ Công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án). + Mạng internet

+ Báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, cơ sở

Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.

b. Đối với tài liệu sơ cấp

- Số liệu thu thập được phản ánh những nội dung chủ yếu sau: Trình độ

nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn (vay hay không, nguồn nào, thông qua tổ chức đoàn hội nào, tại sao vay, vay bao nhiêu, được vay bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay, nợ...), thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ.

- Phương pháp thu thập: để thu thập được các thông tin trên, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra này là phương pháp chọn mẫu phân loại. Huyện Thanh Thủy có 14 xã và 1 thị trấn ở 3 vùng sinh thái khác nhau là vùng thấp, vùng bán sơn địa, vùng miền núi, vì vậy để bảo đảm tính đại diện tôi chọn 03 địa phương là xã Xuân Lộc (xã vùng thấp), xã Sơn Thủy (vùng bán sơn địa) và xã Yến Mao (vùng miền núi và có dân tộc thiểu số sinh sống nhiều). Các địa phương ở 3 vùng có những đặc thù về sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên nó sẽ quyết định đến mục đích sử dụng vốn vay, tác động của vốn tín dụng đối với các hộ nghèo. Địa phương vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thấp và vùng bán sơn địa có điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất thuận lợi, trình độ dân trí tốt hơn (nhiều người được đi học nhiều hơn), đặc biệt là hệ thống giao thông thuận lợi, nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết đặc biệt là lũ lụt. Năm 2011, lũ lụt đã làm mất trắng hơn 400 ha lúa và hàng 1000 ha nuôi trồng thủy sản của bà con. Địa phương vùng miền núi dân tộc có điều kiện đất đai kém mầu mỡ hơn, dân số ít hơn và trình độ dân trí thấp hơn, sản xuất chủ yếu là nghề nông, cơ sở hạ tầng kém hơn, giao thông không thuận lợi, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết như hạn hán.

Để chọn dung lượng của mẫu nghiên cứu, chúng ta cần chú ý một số nguyên tắc sau:

1. Độ tin cậy, chính xác cần thiết của kết quả 2. Số lượng biến số cùng phân tích

3. Mức độ có trong tập hợp tổng quát

4. Mức độ chính xác cần thiết của kết quả trong mẫu.

- Nếu tập hợp tổng quát có nhiều dấu hiệu, thì dung lượng của mẫu sẽ tăng lên và ngược lại, mẫu sẽ nhỏ nếu tập trung tổng quát thuần nhất về mặt dấu hiệu. Bên cạnh đó, khả năng tài chính và nguồn lực là yếu tố rất quan trọng để xác định cỡ mẫu tối đa mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng được.

Quy mô của mẫu cũng phụ thuộc vào những yếu tố khác được gọi là mẫu tối ưu. Với những địa bàn đã chọn để nghiên cứu, tác giả sử dụng công thức sau để xác định số mẫu nghiên cứu:

Công thức xác định quy mô của mẫu: n = N/(1+N×e2)

Trong đó: n: Quy mô mẫu

N: Quy mô số hộ nghèo của các xã chọn mẫu e: mức sai lệch mong muốn (e = 0,05)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Xã Xuân Lộc: Nằm ở cuối huyện Thanh thủy, tiếp giáp với huyện Tam Nông, có điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai và dân số. Qua báo cáo điều tra đến cuối năm 2011 xã có 1.554 hộ với tổng số nhân khẩu là 6.265 người (số nhân khẩu/ hộ là 4,03); tổng số hộ nghèo là 127 hộ, chiếm 8,1% tổng số hộ.

+ Xã Sơn Thủy: Nằm ở vùng bán sơn địa, phía đông tiếp giáp với huyện Thanh Sơn, có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Xã có 1.795 hộ với tổng số nhân khẩu là 6.921 người (số nhân khẩu/ hộ là 3,85); tổng số hộ nghèo theo điều tra mới là 169 hộ chiếm 9,4% tổng số hộ.

+ Xã Yến Mao: Là miền núi có nhiều bà con dân tộc Mường sinh sống, có diện tích tương đối lớn so với các xã trong huyện. Tuy nhiên do là xã miền núi nên điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn (các tuyến đường liên xã vẫn còn giải cấp phối, nhiều nơi đường sá đi lại rất khó khăn về mùa mưa... Diện tích đất canh tác để trồng lúa chiếm tỷ lệ rất ít mà chủ yếu là đất rừng... Hiện tại xã có 1.054 hộ với 4.202 nhân khẩu (số nhân khẩu/ hộ: 3,98); tổng số hộ nghèo là 158 hộ chiếm 14,9% tổng số hộ.

Với tổng số hộ nghèo của 03 xã là 454 hộ, với sai số là 5%, kích mẫu ta chọn được là 212 hộ. Với số lượng hộ chọn này sẽ đại diện cho toàn thể số hộ nghèo cần nghiên cứu tại 03 xã đại diện cho 3 vùng.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác để thu thập thông tin sơ cấp như: phương pháp tổng kết hộ điển hình, phỏng vấn các đối tượng khác có liên quan đến việc cho vay đối với hộ nghèo nhằm tạo ra nhiều kênh thông tin hơn đối với nội dung nghiên cứu.

- Về cách thức thu thập: Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp đối với 212 hộ nghèo điều tra thông qua phiếu điều tra

- Nội dung điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Thông tin chung về hộ phỏng vấn.

+ Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ.

+ ý kiến của hộ điều tra đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH. + Kết quả của việc vay vốn.

+ Nguyện vọng của các hộ điều tra.

2.1.2. Phương pháp tổng hợp và so sánh số liệu

Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông tin này có tác dụng, cần phải xắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi thông tin được xắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân tích đánh giá một cách hiệu quả nhất.

Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua xắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm EXCELL.a

2.1.3. Phương pháp phân tích tài liệu

Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, chúng tôi vận dụng các phương pháp thống kê đã được thiết lập để phản ánh và phân tích tài liệu, với các phương pháp cụ thể như sau:

+ Phương pháp phân tích mức độ của hiện tượng. Trong phương pháp này chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu rỗng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

+ Phương pháp phân tích sự biến động của hiện tượng: chúng tôi chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để phân tích sự biến động của hiện tượng (tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân).

+ Phương pháp phân tích mối liên hệ: sử dụng phương pháp phân tích liên hệ tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động cho vay đặc biệt là yếu tố mức vốn vay) tác động đến thu nhập của hộ nghèo vay vốn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu nêu trên để phân tích tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.2. Phƣơng pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi sử dụng phương pháp thu thập rộng rãi các ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; các ý kiến đóng góp - của các tổ chức đoàn hội ở địa phương, ý kiến của các đối tượng vay vốn luôn được chúng tôi đặc biệt lưu tâm. Những ý kiến đóng góp đó là căn cứ đưa ra những kết luận một cách xác đáng có căn cứ khoa học và phù hợp với địa bàn nghiên cứu; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật có tính khả thi và sức thuyết phục.

2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế đối với cho vay ƣu đãi đối với hộ nghèo với cho vay ƣu đãi đối với hộ nghèo

Đánh giá hoạt động cho vay vốn tín dụng và tác động của nó đến hộ nghèo yêu cầu cần phải làm rõ nhiều chỉ tiêu, nhiều vấn đề liên quan, kể cả các vấn đề chỉ mang tính định tính vì mỗi chỉ tiêu kinh tế hoặc một vấn đề định tính nêu ra chỉ đánh giá được một mặt hoặc một số khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Do đó, sử dụng hệ thống chỉ tiêu đảm bảo được khắc phục sự phiến diện trong nghiên cứu. Các chỉ tiêu sẽ bổ sung bổ trợ cho nhau, giúp cho việc đánh giá vấn đề nghiên cứu được đầy đủ, toàn diện hơn.

Để phục vụ mục đích nghiên cứu, trong quá trình phân tích tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu và được phân nhóm theo từng nội dung như sau:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh phương pháp cho vay, nhóm chỉ tiêu này bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung cho vay: Mức vốn vay bình quân/hộ;

mức vốn vay bình quân/lao động; mức vốn vay bình quân/lượt vay; lãi suất cho vay; thời hạn cho vay; mục đích cho vay; mức độ hỗ trợ sau khi cho vay.

Công thức tính:

- Mức vốn vay bình quân/hộ = Tổng dư ngưỡng sổ hộ vay vốn - Mức vốn vay BQ/lao động = Tổng dư nội tổng số lao động - Mức vốn vay bình quân/lượt vay = Doanh số cho vay/sổ hộ vay

- Nhóm chỉ tiêu phán ảnh kết quả của việc cho vay: Doanh số cho vay,

dư nợ, số lượt vay.

Dư nợ cuối kỳ cho vay = Dư nợ Đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ

- Chỉ tiêu phởn ánh kết quả sử dụng vốn vay: Doanh số thu hồi nợ, nợ quá hạn.

Công thức:

Doanh số thu hồi nợ = Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ - Doanh số cho vay trong kỳ

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động của vốn tín dụng đến hộ nghèo: Thu nhập bình quân/hộ; giá trị TLSX bình quân/hộ; mức độ tạo công ăn việc làm.

Công thức:

- Thu nhập bình quân/hộ - Tổng thu nhập/tổng số hộ

Để đánh giá mức độ tác động của vốn vay đến thu nhập tác giả dùng phương pháp phân tích hồi quy (Regression) trong công cụ DATA ANALYSIS của phần mềm EXCEL với công thức: y = a+bx

Trong đó:

y - Thu nhập

a - Các tác động đến thu nhập không phụ thuộc vào thu nhập b - Hệ số hồi quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Mức độ tạo công ăn việc làm:

Dùng công thức: Số ương đối kết cấu = Trị số của bộ phận/trị số của tổng thể.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH THỦY 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thanh Thủy là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ. Vị trí địa lý huyện Thanh Thủy hiện nay là phía Bắc giám với huyện Tam Nông, phía Tây tiếp giám giáp với huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía nam giám với tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội. Thanh thủy không có đường sắt, Quốc lộ đi qua nhưng có hệ thống đường giao thông liên tỉnh, huyện, xã rất thuận lợi với tổng chiều dài trên 650 km. Ngoài tuyến Tỉnh lộ 316 (Trung Hà - Bến Ngọc), Tỉnh lộ 317 (Trung Hà - Hòa Bình); đường liên huyện Thanh thủy - Thanh Sơn - TamNoong… Những con đường này huyết mạch giao thông trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện rất thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh - quốc phòng.

Về tài nguyên, khoáng sản: Thanh Thủy là vùng đất dốc, nguồn tài nguyên khoáng sản khá như: Than bùn, than nâu ở Phượng Mao, Tu Vũ, Trung Nghĩa; mỏ sắt ở Đào Xá; Caolin, penspat ở tân Phương, thị trấn Thanh Thủy, Sơn Thủy, Hoàng Xá; nước khoáng nóng ở thị trấn Thanh Thủy; đất sét

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)