Đánh giá tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo huyện Thanh Thủy

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 88)

5. Bố cục của luận văn

3.2.8. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo huyện Thanh Thủy

Việc thay đổi thu nhập của hộ nghèo có rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể là những yếu tố liên quan đến đặc điểm của hộ như: số nhân khẩu, số lao động, trình độ học vấn, địa bàn sinh sống, TLSX, mục đích sử dụng; có thể là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các yếu tố liên quan đến hoạt động tín dụng như: mức vốn vay, lãi suất, thời hạn, thủ tục, hỗ trợ ngoài việc cho vay. Để đơn giản và phù hợp với đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng yếu tố “mức độ vay bình quân/hộ” để đánh giá tác động của vốn tín dụng đối với việc thay đổi của thu nhập như thế nào. Đây cũng là chỉ tiêu này để xem xét tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo cũng là cơ sở để đề ra những biện pháp tích cực trong hoạt động tín dụng của NH CSXH để hoạt động này càng hoàn thiện hơn, có tác động lớn hơn đối với hộ nghèo.

3.2.8.1. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đối với việc đầu tư TLSX

Đặc điểm của hộ nghèo thường không có hoặc rất ít TLSX như chúng ta đã đề cập ở phần lý luận và thực tiễn, điều này xuất phát từ thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, năng suất thấp, thu nhập thấp nên các hộ nghèo luôn thiếu TLSX và rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói.

Để giải quyết vòng luẩn quẩn này cần phải có bước đột phá, đó là làm thế nào để tăng năng suất lao động, nhưng để tăng năng suất lao động không còn cách nào khác đó là phải gia tăng đầu tư. Tăng đầu tư thì cần phải có vốn, việc được tiếp cận với vốn tín dụng chính là để giải quyết vấn đề quan trọng này.

Thực tế cho thấy vì không có hoặc có rất ít TLSX nên các hộ nghèo phải tiến hành sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ, bị động, tăng chi phí (do phải đi thuê ngoài) và mang lại năng suất lao động thấp.

Khi có vốn vay đại đa số hộ nghèo đều dành phần lớn khoản tiền vay đó cho đầu tư mua sắm các TLSX như cây trồng, vật nuôi, phân bón, sửa sang nâng cấp chuồng trại,… trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; mua sắm các nguyên vật liệu, công cụ, máy móc trong sản xuất TTCN; mua hàng hóa, công cụ phương tiện vận chuyển, nâng cấp cửa hàng quán sá,… trong kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để xem xét mối quan hệ giữa mức vốn vay tín dụng với việc đầu tư mua sắm TLSX của các hộ nghèo có thể sử dụng hai quan hệ chính thức sau: mức vốn vay bình quân/ lao động với giá trị TLSX bình quân/ lao động.

Trước hết xem xét mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/ hộ với giá trị TLSX bình quân/ hộ. Từ bảng 3.15 cho thấy khi vay vốn, hộ nghèo đã sử dụng phần lớn số vốn vay được để mua sắm các TLSX phục vụ cho sản xuất kinh doanh, ở các địa phương khác nhau, do đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nhưng giống khác nhau, do đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nhưng giống nhau như đã phân tích phần trên là vốn vay chủ yếu vào đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi trồng trọt, và đồng thời nó phụ thuộc vào mức vốn tín dụng được vay. Tại Yến Mao, giá trị TLSX được đầu tư chiếm tới 69,39%; xã Sơn Thủy là 80%; còn xã Xuân Lộc chỉ chiếm 65,79 số vốn được vay. Giá trị TLSX bình quân/ hộ ở cả 3 địa phương chiếm khoảng 75,53% so với mức vốn vay bình quân/ hộ.

Trong quá trình khảo sát điều tra còn cho thấy những hộ có mức vay vốn thấp thì mức đầu tư vào TLSX thấp hơn những hộ có mức vốn vay cao. Như vậy kết hợp sự phân tích ở trên ta có thể thấy rằng có mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/ hộ và giá trị TLSX bình quân/ hộ, khi mức vốn vay bình quân/ hộ tăng lên thì giá trị TLSX bình quân/ hộ cũng sẽ tăng lên.

Tương tự chúng ta xem xét mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/ lao động và giá trị TLSX bình quân/ lao động. Các tỷ lệ này qua phân tích từ kết quả điều tra thấy về cơ bản tỷ lệ % giữa GTTLSX/ vốn vay xét về hộ vay và lao động thì có phần tương đương nhau. Cụ thể được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10: Tình hình đầu tƣ TLSX của hộ nghèo vay vốn tại NH CSXH

Chỉ tiêu Yến Mao Xuân Lộc Sơn Thủy Chung A. Hộ - Vay vốn bình quân/ hộ 15,20 20,5 18,25 17,72 - Giá trị TLSX bình quân/ hộ 11,77 13,68 13,07 12,78 - Tỷ lệ % GTTLSX/ vốn vay 77,43 66,73 71,61 72,12 B. Lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Vay vốn bình quân/ lao độ 9,55 10,97 9,65 9,98 - Giá trị TLSX bình quân/ lao động 7,39 7,42 6,91 7,20

- Tỷ lệ % GTTLSX/ vốn vay 77,38 67,64 71,60 72,14 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ nghèo của tác giả, năm 2012)

Mặt khác, để phản ánh mối quan hệ giữa vốn tín dụng và giá trị TLSX tôi sử dụng mức độ cảm nhận của hộ nghèo về sự thay đổi của TLSX sau khi có được vốn vay. Theo kết quả cho thấy, có 34,45% số hộ cho rằng sự thay đổi của TLSX là không thay đổi và thay đổi ít, nhưng có tới 57,7% số hộ lại cho rằng có sự thay đổi và thay đổi nhiều về TLSX sau khi được vay vốn. Ở các mức vốn vay khác nhau thì sự cảm nhận cũng thay đổi khác nhau, với mức vốn vay dưới 15 triệu/ hộ thì có tới 67,50% số hộ cho rằng không thay đổi và thay đổi ít, 32,5% cho rằng thay đổi. Với mức vốn vay từ 15-20 triệu đồng thì sự cảm nhận tương ứng là 28,98% và 71,02% số hộ; ở mức vay cao hơn thì tỷ lệ này là 6.07% và 93,33%.

Bảng 3.11: Tác động của vốn tín dụng đến TLSX

Mức vay vốn bình quân/ hộ Cảm nhận sự thay đổi Tổng cộng

* ** Đến 15 triệu đồng Số hộ Tỷ lệ (%) 27 67,50 13 32,50 40 100,00 Trên 15-20 triệu đồng Số hộ Tỷ lệ (%) 20 28,98 49 71,02 17 100,00 Trên 20 triệu đồng Số hộ Tỷ lệ (%) 2 6,07 31 93,93 33 100,00 Tổng cộng Số hộ Tỷ lệ (%) 49 34,50 93 65,49 142 100,00

(Nguồn vốn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2012)

Do một số mức đánh giá không đủ quan sát nên khi xử lý đã ghép các mức đánh giá để việc phân tích có ý nghĩa hơn, cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Không thay đổi và thay đổi ít

** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều

Tóm lại chúng ta thấy có mối quan hệ giữa vốn vay tín dụng và giá trị TLSX. Khi hộ nghèo vay vốn tín dụng nhiều hơn thì họ sẽ đầu tư mua sắm TLSX nhiều hơn. Điều này hoàn toàn hợp lý và được giải thích bởi hai lý do:

- Thứ nhất, trước khi vay vốn hầu hết hộ nghèo không có TLSX, để đầu tư mua sắm TLSX họ cần có vốn, điều này có nghĩa rằng giá trị TLSX của người nghèo phụ thuộc vào mức vốn vay tín dụng.

- Thư hai, đại đa số hộ nghèo khi vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích như đã cam kết ban đầu, có nghĩa rằng mục đích vay vốn của họ là dể đầu tư mua sắm TLSX nhằm tạo ra công ăn việc làm và tăng năng suất lao động, tăng thu nhập. Tức là hành vi làm tăng giá trị TLSX là xảy ra.

- Tuy nhiên, trong thực tế cũng còn một tỷ lệ nhỏ là sử dụng vốn vay đúng mục đích như cho tiêu dùng, hoặc trả nợ các khoản vay trước. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của mối quan hệ mà chứng ta vừa phân tích.

Việc phân tích nội dung này rất có ý nghĩa quan trọng đối với hộ nghèo và vấn đề xoá đói giảm nghèo; việc hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng đã tạo ra một bước đột phá ở vòng luẩn quẩn của hộ nghèo, trong trường hợp này là tăng mức đầu tư để tăng năng suất lao động, tạo thêm công ăn việc làm để tiến tới tăng thu nhập. Đây là cách cơ bản nhất để họ thoát nghèo.

3.2.8.2. Tác động của vốn tín dụng đến công ăn việc làm

Những hộ nghèo thường không có công ăn việc làm hoặc thời gian nhàn rỗi của họ rất nhiều. Không có công ăn việc làm thì không thể tạo ra thu nhập và đây là nguyên nhân dẫn tới nghèo đói.

Việc có thêm việc làm phụ thuộc vào nhiều vấn đề nhưng do những đặc điểm của người nghèo đã nêu trong phần lý luận nên yếu tố tác động lớn nhất đến công ăn việc làm là yếu tố tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi được tiếp cận vốn tín dụng họ đã đầu tư mua sắm TLSX, khai thác tốt mọi tiềm năng sẵn có như sức lao động, thời gian nhàn rỗi, tài nguyên đất đai, mặt nước… giúp cho người nghèo chủ động tự tạo việc lâm cho chính mình từ đó năng suất lao động tăng và thu nhập tăng.

Để đánh giá tác động của vốn tín dụng đến việc tạo ra công ăn việc làm tác giả sử dụng biến đinh tính, biến cảm nhận về sự thay đổi công ăn việc làm sau khi vay vốn và ở những mức vốn vay khác nhau.

Kết quả ở bảng trình bày cho thấy, số hộ cảm nhận về sự không thay đổi và thay thay đổi ít chiếm một tỷ lệ khá cao (33,80% với 48 hộ nghèo) số người cảm nhận thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều lớn hơn (66,20% với 94 hộ nghèo). Như vậy về cơ bản phần đông thì các hộ nghèo đều có cảm nhận sự thay đổi của công ăn việc làm sau khi được vay vốn.

Hơn nữa, khi có thêm vốn sẽ tạo thêm công ăn việc làm và đặc biệt ở những mức vốn vay cao hơn thì cảm nhận về sự thay đổi công ăn việc làm là có sự khác biệt. Điều này được thể hiện ở mức vốn vay bình quân dưới 15 triệu đồng/ hộ thì 52,50% số hộ nhận thấy rằng công ăn việc làm là không thay đổi và thay đổi ít; chỉ có 47,50% cho rằng là thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều; ở mức vay bình quân từ 15-20% triệu đồng/ lao động thì sự cảm nhận tương ứng là 27,53% và 72,46%; ở mức vay bình quân lớn hơn 20 triệu đồng/ hộ thì 100% số hộ cảm nhận có sự thay đổi về việc làm. Tức là ở những mức vốn vay nhiều hơn sẽ có xu hướng tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn so với những mức vốn vay thấp hơn.

Bảng 3.12. Tác động của vốn tín dụng đến công ăn việc làm

Mức vay vốn bình quân/ hộ Cảm nhận sự thay đổi Tổng cộng

* ** Đến 15 triệu đồng Tỷ lệ (%) Số hộ 29 52,50 11 47,50 40 100,00 Trên 15-20 triệu đồng Số hộ Tỷ lệ (%) 27,53 19 50 72,46 69 100,00 Trên 20 triệu đồng Số hộ Tỷ lệ (%) 0 0,00 33 100% 33 100,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tổng cộng Tỷ lệ (%) Số hộ 48 33,80 94 66,20 142 100,00

(Nguồn vốn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2012)

Do một số mức đánh giá không đủ quan sát nên khi xử lý đã ghép các mức đánh giá để việc phân tích có ý nghĩa hơn, cụ thể:

* Không thay đổi và thay đổi ít

** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều 3.2.8.3. Tác động của vốn tín dụng đến thu nhập

Mục tiêu đầu tiên và xuyên suốt của các tổ chức Đảng và Nhà nước, tổ chức tín dụng khi cho hộ nghèo vay vốn là để họ có vốn đầu tư mua sắm TLSX, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế hộ nhằm nâng cao nhu nhập để đạt mục tiêu xoá 'đói giảm nghèo.

Kết quả nghiên cửu ở những phần trên cho chúng ta thấy khi hộ nghèo được vay vốn tín dụng thì họ đã đầu tư vào mua sắm TLSX và tạo ra công ăn việc làm mới. Đặc biệt mức vốn vay tăng lên thì họ có xu hướng mua sắm thêm TLSX và có thêm công ăn việc làm.

Để đánh giá tác động của vốn tín dựng đến thu nhập của hộ nghèo chúng ta có thể xem xét mối quan hệ mức vốn vay bình quân với thu nhập bình quân của hộ nghèo.

Thứ nhất, đánh giá về tình lĩnh thu nhập của hộ trước và sau khi vay vốn vốn của NH CSXH (thời điểm sau khi vay vốn được chúng tôi ấn định cuối năm 2011, là thời điểm kết thúc năm, đồng thời đó cũng là thời điểm chúng tôi tổ chức điều tra phỏng vấn. Vì các hộ điều tra có thời gian vay vốn khác nhau nên thời điểm trước khi vay vốn là các năm trước đó). Bao gồm các nội dung sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên cơ sở phân tổ các nhóm hộ theo các mức vốn vay mà hộ nghèo vay được đối với từng địa phương, chúng tôi rút ra một số nội dung về tình hình thu nhập của hộ như sau:

- Thu nhập của hộ nghèo tăng lên và có sự khác nhau giữa các địa phương, được thể hiền qua mức chênh lệch về 'thu nhập bình quân của hộ nghèo. Mức chênh lệch về thu nhập bình quân ở xã Yến Mao là 4,45 triệu đồng (thu nhập trung bình của hộ nghèo trước khi vay vốn là 13,733 triệu, thu nhập trung bình của hộ nghèo sau khi vay vốn là 1 8,223 triệu), Xã Xuân Lộc lả 3,085 triệu (14,836 và 17,921) và xã Sơn Thủy là 5,204 (13,754 và 18,985). - Các hộ có mức vốn vay khác nhau thì mức chênh lệch về thu nhập của hộ cũng khác nhau, hộ có mức vốn vay cao hơn thì mức chênh lệch về thu nhập cao hơn. Cụ thể, đối với xã Xuân Lộc, hộ nghèo thuộc nhóm có mức vốn vay đến 15 triệu đồng có mức chênh lệch về thu nhập là 0.940 triệu (11,160 và 12,10); hộ nghèo thuộc nhóm có mức vốn vay từ trên 15 triệu đến 20 triệu: 2,392 triệu (12,847 và 15,24); hộ nghèo thuộc nhóm hộ có mức vốn vay trên 20 triệu: 4,728 triệu (18,56 và 23,288).

2) Về thu nhập trung bình/người/tháng và số hộ thoát nghèo.

Thu nhập của hộ tăng lên dẫn đến thu nhập trung bình/người/tháng cũng tăng lên, đồng thời sẽ tạo ra khả năng thoát nghèo đối với hộ vay vốn:

Đối với xã Yến Mao, trước khi vay vốn có 49 hộ nghèo với thu nhập bình quân/người/tháng trung bình là 284 ngàn đồng, chiếm 100% số hộ. Sau khi vay vốn thì có 36 hộ nghèo với thu nhập bình quân/người/tháng là 362 ngàn đồng, chiếm 73,46% số hộ; 13 hộ với thu nhập bình quân/người/tháng trung bình là 419 ngàn đồng, chiếm 26,54% số hộ. Theo quy định về chuẩn nghèo đối với khu vực nông thôn là dưới 400.000 ngàn thì xã Yến Mao đã có 13 hộ nghèo hiện nay đã thoát nghèo. Tuy nhiên số hộ thoát nghèo này vẫn nằm trong khu vực cận nghèo và đều có khả năng tái nghèo rất cao nếu như hộ vay đó gặp rủi do trong đời sống và làm ăn thông thường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với xã Xuân Lộc, trước khi vay vốn có 36 hộ nghèo với thu nhập bình quân/người/tháng trung bình là 315 ngàn đồng, chiếm 94,73% số hộ và 2 hộ có thu nhập bình quân/người/tháng là 500 ngàn đồng, chiếm 5,27 sổ hộ.

Sau khi vay vốn thì có 23 hộ nghèo với thu nhập bình quân/người/tháng là 352 ngàn đồng chiếm 60,52% số hộ; 13 hộ với thu nhập bình quân/người/tháng trung bình là 437 ngàn đồng, chiếm 34,21% số hộ và có 2 hộ với thu nhập bình quân/người/tháng là 610 ngàn đồng, chiếm 5,270/0 số hộ.

Sau khi vay vốn theo kết quả điều tra tại 03 xã đã có 51 hộ nghèo 35,91% số hộ đã nâng được thu nhập bình quân/người/tháng lên để thoát nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn nghèo của Bộ LĐ-TB-XH. Tuy

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)