Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực iii – hải p (Trang 38 - 49)

VkdSn Sn

Lv =

Bảng 2.4: Vòng quay vốn kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III giai đoạn 2007 – 2009 Đơn vị: Tr.đ Năm/ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh thu thuần 2,418,636. 7 3,298,636. 6 2,993,101. 6 879,999.9 36.38% -305,535 -9.26% VKD bình quân 152,627.2 146,052.7 141,425.1 -6,574.5 -4.31% -4,627.6 -3.17% Vòng quay VKD 15.8 22.6 21.2 6.7 42.52% -1.4 -6.29%

(Nguồn: dựa trên BCTC của công ty xăng dầu khu vực III 2007 – 2009)

Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ luân chuyển được bao nhiêu vòng. Qua bảng phân tích ta thấy vòng quay vốn kinh doanh của công ty trong ba năm vừa qua tương đối cao. Trong hai năm 2008, 2009 tốc độ chu chuyển VKD của doanh nghiệp đã được nâng lên rất nhiều. Năm 2007 VKD của doanh nghiệp chỉ thực hiện được 15.8 vòng, nhưng đến năm 2008 thì một năm VKD quay được 21.6 vòng,tỷ lệ tăng 42.52%. Đây là một thành tích đáng kể của doanh nghiệp, năng cao hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2009 thì tốc

độ chu chuyển vốn kinh doanh co giảm chút ít xuống 21.2 vòng trên năm. Để hiểu rõ sự biến động của vòng quay vốn kinh doanh ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.5: Kết cấu và sự biến động vốn kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III giai đoạn 2007 - 2009

Đơn vị: Tr.đ

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008

ST % ST % I. Vốn cố định 20,663.2 23,522.5 35,281.6 2,859.3 13.84% 11,759.1 49.99% 1. TSCĐ hữu hình 17,878.8 19,302.0 29,824.5 1,423.2 7.96% 10,522.5 54.52% 2. TSCĐ vô hình 2,784.4 4,220.5 5,457.1 1,436.1 51.58% 1,236.6 29.30% II. Vốn lưu động 131,964.0 122,530.2 106,143.5 -9,433.8 -7.15% -16,386.7 -13.37% 1. Vốn bằng tiền 8,146.7 4,452.2 5,058.5 -3,694.5 -45.35% 606.3 13.62% 2. Vốn về các KPT 98,950.0 101,390.4 96,650.1 2,440.4 2.47% -4,740.3 -4.68% 3. vốn về HTK 23,666.8 15,907.5 3,726.9 -7,759.3 -32.79% -12,180.6 -76.57% 4. TSNH khác 1,200.6 789.3 717.0 -411.3 -34.26% -72.3 -9.16% Vốn Kinh Doanh 152,627.2 146,052.7 141,425.1 -6,574.5 -4.31% -4,627.6 -3.17%

(Nguồn: dựa trên BCTC của công ty xăng dầu khu vực III 2007 – 2009)

Qua bảng phân tích 2.3 và 2.4 ta thấy:

- Vòng quay vốn kinh doanh năm 2008 tăng 6.7 vòng so với năm 2007 là do: Doanh thu thuần năm 2008 tăng 36.38% so với năm 2007, vốn kinh doanh bình quân lại giảm 4.31% so với năm 2007. Do đó làm cho vòng quay vốn kinh doanh tăng lên.

+ Doanh thu thuần tăng 36,38% là do công ty đã tiêu thụ đươc khối lượng lớn hàng tích lũy từ năm trước và khối lượng hàng nhập năm nay. Cụ thể là doanh thu thuần năm 2008 đã tăng 879,999.9 triệu so với năm 2007.

+ Vốn kinh doanh bình quân giảm là do vốn lưu động giảm. Vốn lưu động giảm chủ yêu là do vốn bằng tiền và hàng tồn kho giảm .Trong khi đó vốn cố định lại tăng nhưng mức tăng của vốn cố định bình quân lại thấp hơn mức giảm của vốn lưu động bình quân nên làm cho vốn kinh doanh bình quân

giảm. Cụ thể là vốn lưu động bình quân giảm -9,433.8 triệu còn vốn cố định bình quân tăng có 2,859.3 triệu đồng.

Như vậy có thể đánh giá được rằng trong năm 2008 vốn kinh doanh hoạt động tương đối hiệu quả. Từ đó làm động lực để công ty cố găng trong những năm tiếp theo.

- Vòng quay vốn kinh doanh năm 2009 giảm 1.4 vòng so với năm làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm so với năm 2008. Nguyên nhân do: Doanh thu thuần giảm 9.26% so với năm 2008, còn vốn kinh doanh bình quân cũng giảm nhưng tỷ lệ giảm có 3.17% nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần, làm cho vòng quay vốn kinh doanh giảm.

+ Sở dĩ doanh thu thuần năm 2009 lại giảm như vậy là do năm 2009 chính phủ thực hiện chính sách điều chỉnh giá xăng dầu để kiềm chế lạm phát do đó mà giá xăng công ty bán ra giảm xuống trong khi giá xăng nhập váo vẫn tăng. Từ đó làm giảm doanh thu giảm 305,535 triệu đồng.

+ Vốn kinh doanh bình quân giảm 4,627.6 triệu đồng, tỷ lệ giảm 3.17% .Vốn kinh doanh bình quân giảm do vốn lưu động bình quân giảm 16,386.7 triệu đồng, tỷ lệ giảm 13.37%. Mặc dù vốn cố định bình quân liên tục tăng nhưng mức tăng thấp (tăng 11,759.1 triệu đồng, tỷ lệ tăng 49.99%) nên làm vốn kinh doanh bình quân giảm.

Nhìn chung thì vòng quay vốn kinh doanh năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vẫn được đảm bảo.

Để hiểu rõ thêm vòng quay VKD năm 2008 tăng nhiều so với năm 2007 và năm 2009 lại giảm xuống chút ít, ta đi xem xét các nhân tố sau: hiệu suất sử dụng vốn cố định, tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn về khoản phải thu và tốc độ luân chuyển vốn về hàng tồn kho.

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Bảng 26 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty xăn dầu khu vực III 2007 - 2009 Đơn vị: Tr.đ

Doanh thu thuần Tr.đ 2,418,636.7 3,298,636.6 2,993,101.6 879,999.9 -305,535.0 Số VCĐ đầu kỳ Tr.đ 17,469.6 23,856.8 23,188.2 6,387.2 -668.6 Số VCĐ cuối kỳ Tr.đ 23,856.8 23,188.2 47,374.9 -668.6 24,186.7 Số VCĐ bình quân Tr.đ 20,663.2 23,522.5 35,281.6 2,859.3 11,759.1 Hiệu suât sử dụng VCĐ Lần 117.05 140.23 84.83 23.18 -55.4

(Nguồn: dựa trên BCTC của công ty xăng dầu khu vực III 2007 – 2009)

Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2008 hiệu suất sử dụng vốn cố định được cải thiện rõ rệt từ 117.05 năm 2007 đã tăng lên 140.23. Nhưng đến năm 2009 thì hiệu suất sử dụng vốn cố định lại giảm mạnh trong khi vốn cố định năm 2009 lại tăng 11,759.1 triệu đồng so với năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2009 đa giảm đi, đây là vấn đề mà công ty cần có biện pháp để sử dụng hiệu quả tài sản cố định hơn nữa.

* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (L).

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

= Doanh thu Thuần

LĐn n V

SL= L=

Bảng 2.7: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty xăng dầu khu vực III giai đoạn 2007 - 2009

Đơn vị: tr.đ

Năm/ Chỉ tiêu

Đơn vị 2007 2008 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008

ST % ST % Doanh thu thuần Tr.đ 2,418,636.7 3,298,636.6 2,993,101.6 879,999.9 36.38% -305,535 -9.26% Số VLĐ đầu kỳ Tr.đ 108,036 155,891.9 89,168.5 47,855.9 44.30% -66,723.4 -42.80% Số VLĐ cuối kỳ Tr.đ 155,891.9 89,168.5 123,118.4 -66,723.4 -42.80% 33,949.9 38.07% Số VLĐ bình quân Tr.đ 131,964.0 122,530.2 106,143.5 -9,433.8 -7.15% -16,386.7 -13.37% Tốc độ luân chuyển VLĐ vòng 18.3 26.9 28.2 8.6 46.88% 1.3 4.75% Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 19.6 13.4 12.8 -6.3 -31.92% -0.6 -4.53%

(Nguồn: dựa trên BCTC của công ty xăng dầu khu vực III 2007 – 2009)

Qua bảng 2.2 ta thấy rằng: Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động tăng nhanh theo các năm. Trong năm 2008 số lần vốn lưu động luân chuyển 26.9 vòng, tăng 8.6 vòng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 46.88%. Năm 2009 vốn lưu động luân chuyển được 28.2 vòng tăng 1,3 vòng năm 2008, tỷ lệ tăng 4.75%. Vòng quay vốn lưu động tăng lên qua các năm là do doanh thu thuần tăng lên trong khi đó vốn lưu đông bình quân lai giảm. Trong một năm, vốn lưu động quay được nhiều vòng hơn chứng tỏ kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm. Số ngày một vòng quay vốn lưu động năm 2008 giảm 6 ngày so với năm 2007, năm 2009 số ngày một vòng quay vốn lưu động giảm 1 ngày so với năm 2008. Qua đó nâng cao rõ rệt hiệu quả sử dụng vốn.

Đây là một kết quả khá tốt cho thấy năng lực hoạt động và sử dụng vốn của công ty đã được hoàn thiện và nâng cao hơn, là tiền đề cho việc nâng cao hơn nũa hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp nói chung.

* Tốc độ luân chuyển về khoản phải thu

Bảng 2.8: Vòng quay các khoản phải thu của công ty xăng dầu khu vực III giai đoạn 2007 -2009

Đơn vị: Tr.đ

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so vơi 2008

ST % ST % Doanh thu thuần Tr.đ 2,418,636.7 3,292,009.3 2,993,101.6 873,372.6 36.11% - 298,907.7 -9.08% Các KPT bình quân Tr.đ 98,950.0 101,390.4 96,650.1 2,440.4 2.47% -4,740.3 -4.68% Vòng quay KPT Vòng 24.4 32.5 31.0 8.1 32.86% -1.5 -4.62% Kỳ thu tiền trung bình Ngày 14.7 11.1 11.6 -3.6 - 24.71% 0.5 4.78%

(Nguồn: dựa trên BCTC của công ty xăng dầu khu vực III 2007 – 2009)

Dựa theo kết quả tính toán tại bảng 2.6 có thể thấy, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu năm 2008 tăng mạnh, năm 2009 tốc độ luân chuyển giảm so với năm 2008. Năm 2008 số vòng quay các khoản phải thu tăng hơn 8 vòng so với năm 2007. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu. Nhưng năm 2009 vòng quay các khoản phải thu giảm 1.5 vòng so với năm 2008. Đây là một dấu hiệu không tốt, bởi vì nó làm tăng nhu cầu vốn lưu động và gây khó khăn cho ngân quỹ cua doanh nghiệp. Lý do chủ yếu khiến hệ số này giảm là do doanh thu thuần giảm 9 % nhanh hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu là 4.7%. Vòng quay

các khoản phải thu giảm làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng lên thêm 0.5 ngày so với năm 2008, thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn từ đố làm tăng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán.

Nhìn chung sau hai năm 2008, 2009 thì vòng quay các khoản phải thu đã tăng lên, từ đó làm thời gian bán chịu của công ty giảm, giúp công ty nhanh chóng giải phóng nhanh số vốn bị chiếm dụng mà còn đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn. Công ty cần phải có biện pháp quản lý khoản phải thu ở mức độ thấp hơn nữa để không bị ứ đọng vốn ở khâu thanh toán làm giảm khả năng sử dụng vốn.

Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, theo số liệu bảng 2.2 thì các khoản phải thu năm 2007, 2008 và năm 2009 đều sấp sỉ ở mức 64% trong tổng tài sản. Nhất là các khoản phải thu của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng trên 85% tổng các khoản phải thu ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên công ty đánh giá chưa tốt tình hình tài chính của khách hàng trước khi cấp tín dụng; do nhân viên thu hồi nợ chưa có biện pháp tích cực bắt buộc đối với các khách hàng dây dưa trì hoãn nợ; mặt khác cũng do chính sách bán chịu của công ty.

* Tốc độ luân chuyển về hàng tồn kho

Hàng tồn kho là yếu tố chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty và là yếu tố không thể thiếu để hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty được diễn ra bình thường xuyên, liên tục. Quản lý hàng tồn kho hiệu quả sẽ giúp công ty chủ động trong hoạt động sản xuất kinh - kinh doanh, có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm hợp lý. Giúp làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tránh ứ đọng vốn.

Được đánh giá qua hai chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho.

Bảng 2.9: Vòng quay hàng tồn kho của công ty xăng dầu khu vực III giai đoạn 2007 – 2009

Đơn vị: Tr.đ Năm/ Chỉ tiêu Đơn

vị 2007 2008 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Mức tăng % Mức tăng % Giá vốn hàng bán Tr.đ 2,361,104. 5 3,211,363. 6 2,897,494.2 850,259.1 36.01% -313,869.4 -9.77% HTK đầu kỳ Tr.đ 19,191.6 28,141.8 3,673.0 8,950.2 46.64% -24,468.8 -86.95% HTK cuối kỳ Tr.đ 28,141.8 3,673.0 3,780.8 -24,468.8 -86.95% 107.8 2.93% HTK bình quân Tr.đ 23,666.7 15,907.4 3,726.9 -7,759.3 -32.79% -12,180.5 -76.57% Vòng quay HTK Vòng 99.8 201.9 777.5 102.1 102.37% 575.6 285.11% Số ngày 1 VQ HTK Ngày 3.61 1.78 0.56 -1.83 -50.69% -1.22 -68.54%

(Nguồn: dựa trên BCTC của công ty xăng dầu khu vực III 2007 – 2009)

Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy: tốc độ luân chuyển hàng tồn kho hai năm 2008 và 2009 tăng rất mạnh. Năm 2007 vòng quay hàng tồn kho là 99.8 vòng nhưng năm 2008 số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 201.9 vòng, tăng thêm 102.1 vòng với tỷ lệ tăng 102.37%. Đặc biệt năm 2009 vòng quay hàng tồn kho tăng rất mạnh so với năm 2008, với số vòng tăng thêm là 575.6 vòng, tỷ lệ tăng 285.11%. Đây là thành tích rất lớn của doanh nghiệp, qua đây cho thấy công tác tiêu thụ hàng hóa của công ty rất tốt,từ đó làm giảm lượng vốn ứ đọng trong khâu sản xuất và dự trữ.

Như vậy qua những phân tích ở trên ta có thể rút ra được những nguyên nhân làm cho vòng quay vốn kinh doanh của công ty năm 2008 tăng mạnh nhưng năm 2009 lại giảm. Năm 2008 vòng quay vốn kinh doanh tăng là do

hiệu suất sử dụng vốn cố định, tốc độ luân chuyển vốn lưu động, vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho tăng lên. Đây là một thành tích đáng kể của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Năm 2009 vòng quay vốn kinh doanh giảm chút ít, tỷ lệ giảm 317%. Chủ yếu do hiệu suất sử dụng tài sản cố định và vong quay các khoản phải thu giảm.

Nhìn chung thì vòng quay vốn kinh doanh của doanh nghiệp tương đối cao và có xu hướng tăng lên làm cho hiệu suất làm cho hiệu quả sử dụng vốn của công ty cao.

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực iii – hải p (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w