Tình hình chung

Một phần của tài liệu tìm hiểu mối liên quan giữa những rối loạn nst và một số bất thường của thai phát hiện được bằng sa (Trang 46 - 47)

4.1.1. Tuổi thai phụ

Trong nghiên cứu của chúng tôi thai phụ nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi, lớn tuổi nhất là 46 tuổi và độ tuổi trung bình là 28,6 ± 5,3 (Bảng 3.1). Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Hoan [11] (28,5 ± 6,3 tuổi).

4.1.2 Tuổi thai ở thời điểm chọc hút dịch ối.

Thời gian lý tưởng để làm thủ thuật chọc hút dịch ối khoảng từ 16 – 20 tuần [8], [15], nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thai phụ được chọc hút dịch ối ở tuổi thai này lại chiếm tỷ lệ thấp (29,6%) mà chủ yếu là chọc hút dịch ối muộn (trên 20 tuần) chiếm tỷ lệ trên một nửa (50,8%) (Bảng 3.2). Có thể điều này là do SA chẩn đoán trước sinh mới được triển khai tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương nên phương pháp này chưa được nhiều người biết đến, vì vậy họ hay đi khám muộn làm cho tỷ lệ chọc hút dịch ối muộn nhiều hơn. Phạm Chiến Thắng [15] nghiên cứu trên 112 trường hợp tại Bệnh viện Từ Dũ thấy rằng có 40,2% chọc hút dịch ối ở thời gian lý tưởng, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Có thể giải thích là do Miền Nam tiếp cận với công việc chẩn đoán trước sinh sớm hơn và phát triển mạnh hơn ngoài Bắc, thai phụ đi khám sớm hơn. Tuy nhiên cả nghiên cứu của chúng tôi và Phạm Chiến Thắng đều có tỷ lệ chọc hút dịch ối ở thời gian lý tưởng thấp chưa tới 50%, chứng tỏ những thai phụ vẫn chưa nhận thức rõ được lợi ích của công

tác chẩn đoán trước sinh để đi khám sớm, mà chỉ khi nào thấy bất thường, hoặc đi khám rất nhiều nơi rồi mới đến Trung tâm chẩn đoán trước sinh, khi ấy thì thai đã qua mất thời gian lý tưởng để chọc hút dịch ối.

Một phần của tài liệu tìm hiểu mối liên quan giữa những rối loạn nst và một số bất thường của thai phát hiện được bằng sa (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w