Khái quát về sự nghiệp giáo dục của huyện Bát Xát

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai (Trang 43 - 47)

- Tổng số điểm từ 207 đến 230; Các tiêu chí phải từ 8 điểm trở lên.

2.2.1. Khái quát về sự nghiệp giáo dục của huyện Bát Xát

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện ngày càng được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp nên chất lượng dạy và học có chuyển biên tích cực; tỷ lệ học sinh chuyển lớp ở các cấp học đạt từ 99% trở lên; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trung bình đạt từ 92% trở lên; tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và THCN đạt từ 45% trở lên; tỷ lệ trẻ từ 6-14 tuổi đến trường đạt 99%, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99.8%. Toàn huyện đã đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi năm 2005, đạt chuẩn PCGD THCS tháng 12 năm 2007. Đội ngũ giáo viên các cấp hiện có 1732 giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 99.9%. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, toàn huyện có 992 phòng học, tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 48.1%; tỷ lệ phòng học bán kiên cố chiếm 34.5%. Huyện có 02 trường THPT, 20 trường đạt chuẩn quốc gia, Hội khuyến học ngày càng phát huy được hiệu quả, hiện có 23/23 xã có trung tâm học tập cộng đồng.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, UBND huyện, sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên ngành giáo dục, trong 5 năm qua công tác giáo dục huyện nhà đã có những bước phát triển vượt bậc; Mạng lưới trường không ngừng được mở rộng với 80 đơn vị trường học từ Mầm non đến Trung học phổ thông tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc trong huyện được đến trường:

- Đối với giáo dục Mầm non: Năm học 2010-2011 toàn huyện có 23 trường Mầm non, mẫu giáo, với số lớp và số học sinh là: Nhà trẻ: 7 nhóm với 79 cháu; Mẫu giáo: 210 lớp với 4142 cháu. Tỷ lệ huy động trẻ và chất lượng giáo dục trong giai đoạn vừa qua được nâng lên:

Tỷ lệ huy động trẻ từ 3-5 tuổi ra lớp năm 2010 đạt 87,3% tăng 20,3% so với năm 2006.

Chất lượng giáo dục mầm non: Năm học 2010-2011 có 99.2% trẻ đạt yêu cầu phát triển trở lên, tăng 4.15% so với năm học 2005-2006.

Tổng số CBQL, giáo viên, nhân viên: 390. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên là 100%.

Cơ sở vật chất của giáo dục Mầm non: Tổng số phòng học năm học 2010-2011: 216 phòng, chia ra: 41 phòng học kiên cố; 67 phòng học bán kiên cố; 108 phòng học tạm.

- Đối với giáo dục Tiểu học: Năm học 2010-2011 có 28 trường, 522 lớp với 7666 học sinh, trong đó có 10 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

Tỷ lệ tuyển sinh 6 tuổi vào lớp 1 năm học 2010-2011 đạt 100% tăng 0.5% so với năm học 2006-2007; Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên rõ rệt: Môn Toán xếp loại từ Trung bình trở lên năm 2011 đạt 98.52% tăng 1.82% so với năm 2006, Môn Tiếng Việt xếp loại từ Tung bình trở lên năm 2011 đạt 98.66% tăng 1.76% so với năm 2006; Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tăng lên đáng kể so với năm 2006: Năm 2011 đạt 99.5% tăng 1.5%.

Tổng số CBQL, giáo viên và nhân viên năm học 2010 - 2011 là 773. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên là 100%.

Cơ sở vật chất của giáo dục Tiểu học: Tổng phòng học năm học 2010- 2011: 581 phòng, chia ra: 265 phòng học kiên cố; 213 phòng học bán kiên cố; 103 phòng học tạm.

- Đối với giáo dục Trung học cơ sở: Năm học 2010 - 2011 có 26 trường, 176 lớp với 5381 học sinh.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm 2010 - 2011 là 97.8% tăng 5.4% so với đầu nhiệm kỳ; Chất lượng giáo dục được nâng lên tương đối đảm bảo, năm 2010 xếp loại từ Trung bình trở lên đạt 98.62%, tăng 4.62% so với đầu nhiệm kỳ; Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99.8%, tăng 0.7% so với đầu nhiệm kỳ.

Tổng số CBQL, giáo viên và nhân viên năm học 2010-2011 là 551. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên là 100%.

Về cơ sở vật chất của giáo dục THCS: Tổng số phòng học 195, chia ra: 162 phòng học kiên cố; 18 phòng học bán kiên cố; 11 phòng học tạm.

- Đối với giáo dục THPT: Toàn huyện gồm 02 trường, với 31 lớp, 1133 học sinh. Năm học 2010-2011 toàn trường có 87 cán bộ, giáo viên, nhân viên, chia ra: CBQL: 05, giáo viên: 73, nhân viên: 09. Số có trình độ chuẩn: 99.5%.

Bảng 2.1. Tỷ lệ tuyển sinh, chất lượng giáo dục, tỷ lệ Tốt nghiệp THPT và thi đỗ và các trường chuyên nghiệp trong những năm vừa qua của THPT:

% Cấp học 2006 2007 Năm2008 2009 2010 Tỷ lệ tuyển sinh THPT số 1 46 48 52 52 52 THPT số 2 30.1 32 34 35 37 Chất lượng THPT số 1 Từ TB trở lên 98.7 85.5 77.2 81.2 88 Dưới TB 11.3 14.5 23.8 18.4 12 THPT số 2 Từ TB trở lên 75.2 69.9 85.2 77.7 Dưới TB 24.8 30.1 15.8 22.3 Tỷ lệ TN THPT số 1THPT số 2 97.27 77.85 79.7 88.947.8 97.883.2 Thi đỗ chuyên nghiệp THPT số 1 42 38 45 62 75.6 THPT số 2 40 38 Cơ sở vật chất THPT: Tổng số phòng học năm học 2010-2011: 30 phòng, trong đó 100% phòng học là kiên cố. Phòng Thư viện: 01, phòng tin học: 03, phòng bộ môn: 04

Đối với giáo dục thường xuyên: Toàn huyện năm 2010-2011 gồm 01 trung tâm, với 09 lớp, 243 học sinh; Gồm 25 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (CBQL: 02, GV: 16, nhân viên: 07).

Bảng 2.2. Tỷ lệ tuyển sinh, chất lượng giáo dục, tỷ lệ Tốt nghiệp THCS và THPT và thi đỗ và các trường chuyên nghiệp trong những năm vừa qua của GDTX: % Cấp học Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ tuyển sinh so với KH THCS 100 89 97 95 100 THPT 110 120 89 81 88 Chất lượng - THCS Từ TB trở lên: 85.5 85 83 78 86 Dưới TB 14.5 15 17 22 14 - THPT Từ TB trở lên: 70 66 63 67 74 Dưới TB: 30 34 37 33 26 TN THCS 100 100 100 100 100 Đỗ chuyên nghiệp 48.5 36 40 33 41.2

Cơ sở vật chất Trung tâm GDTX: Tổng số phòng học năm học 2010- 2011: 09 phòng, trong đó 100% phòng học là kiên cố. Tuy nhiên, nhà ăn của học sinh đang xuống cấp cần được tu sửa.

Kết quả thực hiện PCGD và xây dựng trường chuẩn Quốc gia:

Phổ cập giáo dục: Huyện Bát Xát đạt chuẩn Quốc gia về PCGD Tiểu học- Chống mù chữ tháng 5/2000; đạt chuẩn Quốc gia về PCGD Tiểu học Đúng độ tuổi tháng 12/2005; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS tháng 12/2007. Ngoài ra trên địa bàn huyện hiện nay còn có 23 Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn góp phần xây dựng xã hội học tập theo đề án 112 của Chính phủ, làm cho chất lượng giáo dục phổ cập không ngừng được nâng lên.

Về công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010: Toàn huyện hiện có 20 trường đạt chuẩn Quốc gia (vượt 03 trường so với kế

hoạch):: 05 trường Mầm non; 10 trường Tiểu học, 05 trường THCS; trong đó có trường TH thị trấn đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2:

Việc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, học sinh giỏi tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhiều học sinh thi đỗ vào các trường THPT có chất lượng của tỉnh

Tồn tại, nguyên nhân:

Kết quả phổ cập giáo dục THCS ở một số địa phương chưa thực sự vững chắc, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được theo yêu cầu, tỷ lệ đạt chuẩn chưa cao; Tỷ lệ tuyển sinh và tốt nghiệp bậc THPT còn chưa cao; Thực hiện phổ cập THPT trên địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn

Mặc dù đã đảm bảo về số lượng nhưng một số trường mới chỉ đảm bảo ở mức tối thiểu theo tiêu chuẩn đã ban hành, chất lượng về hệ thống cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là nhận thức của một bộ phận, cán bộ, nhân dân, nhất là nhân dân các dân tộc thiểu số vùng cao đối với công tác PCGD vẫn còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình; Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần của một số xã vào thời điểm nhất định chưa cao ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí đầu tư không có, công tác xã hội hóa trong lĩnh vực này còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w