Giáo dục phải đi trước thời đại, đón đầu sự phát triển của xã hội, luôn đáp ứng nhu cầu của thời đại và dự báo về tương lai. Tác giả Phạm Minh Hạc đã khẳng định: “Nói về giáo dục là nói tới triển vọng, viễn cảnh, nếu làm giáo dục mà chỉ nghĩ tới trước mắt, không nghĩ tới phạm trù tương lai, chắc chắn là không có thành công hay ít nhất là không có thành tựu thật.” [21; 19]
Sự nghiệp GD&ĐT có đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hay không?, một phần rất quan trọng là các cơ sở giáo dục phải hoàn thành được mục tiêu cấp học, để thực hiện được điều đó thì vai trò của người CBQL , đặc biệt là người hiệu trưởng phải là người có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển giáo dục là phát triển nguồn nhân lực, trong đó yếu tố CBQL nói chung, CBQL trường THCS nói riêng là quan trọng và rất cần thiết, đặc biệt vai trò của người hiệu trưởng có ảnh hưởng to lớn mang tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy để có những chủ trương, chính sách, biện pháp tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ CBQL trường THCS học nói riêng thì cần phải nghiên cứu, xem xét những vấn đề cơ bản nhất về nhân cách con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm rất cụ thể nói về nhân cách của người cán bộ, bao gồm: “Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” mà cốt lõi của nhân cách là “Tài” và “Đức”. Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Sự hài hòa giữa đức và tài chính là đặc điểm có ý nghĩa xã hội, là gốc giá trị xã hội của con người, và người cũng đã nêu 4 phẩm
chất đạo đức của người lãnh đạo là: “Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.
Trong 4 phẩm chất đó “cần” có nghĩa là siêng năng trong lao động trong công việc được phân công, biết khuyến khích người khác làm tốt công việc. “Kiệm” là không lãng phí thời gian của cải của mình và của nhân dân, “Chính” là việc đúng
dù nhỏ cũng phải làm, việc sai dù nhỏ cũng phải tránh; “Liêm” là không tham ô, luôn luôn giữ gìn của cải của công và của nhân dân. [31, 28].
Vậy phẩm chất nhân cách là những cấu trúc tâm lý tiềm ẩn mang chức năng định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người trong các mối quan hệ nhất định. Phẩm chất nhân cách được hình thành, phát triển và hoàn thiện, bộc lộ đầy đủ nhất thông qua hoạt động của con người. Từ quan điểm của Hồ Chủ Tịch ta có thể thấy rằng nhân cách của người CBQL giáo dục bao gồm 2 mặt: “phẩm chất và năng lực”, hai mặt này được biểu hiện ở năng lực quản lý trường học thông qua các chuẩn mực như: Sự thông hiểu quá trình đào tạo và việc điều khiển nó trong phạm vi trường học, năng lực tổ chức tập thể, điều hành công việc, hoạt động của nhà trường, năng lực ứng xử các tình huống sư phạm, trong đó năng lực tổ chức thực hiện là một tính cách điển hình của nhà quản lý giáo dục. Bên cạnh năng lực, hiệu trưởng còn phải có phẩm chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức và những phẩm chất khác như thái độ đối với tập thể sư phạm và học sinh, phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Xác định về phẩm chất, năng lực của người CBQL trường học, các tài liệu bàn về “Mô hình nhân cách người hiệu trưởng Việt Nam” nhân cách người hiệu trưởng bao gồm hệ thống phẩm chất:
- Giác ngộ về chính trị, nhiệt tình cách mạng, có trình độ lý luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tận tụy trong công tác và sinh hoạt. - Có sức khỏe tốt.
- Kiên trì giáo dục toàn diện.
- Là nhà giáo dục tốt, là người gương mẫu nhất trong tập thể sư phạm. - Hiểu rõ hoàn cảnh cấp dưới, hòa mình với tập thể, tôn trọng mọi người, đối xử công bằng, hợp tình, hợp lý.
- Hiểu đời sống nhân dân ở địa phương, cảm thông với khó khăn của học sinh trong từng thời kỳ, luôn nghiên cứu giảng dạy, giáo dục phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương.
- Trung thực báo cáo với cấp trên.
Hệ thống năng lực của người CBQL trường học cũng được xác định bao gồm:
- Có trình độ văn hóa và chuyên môn tốt (từ khá trở lên)
- Nắm vững chương trình và phương pháp giảng dạy, có kinh nghiệm tự học, tự bồi dưỡng vươn lên.
- Đã kinh qua công tác chủ nhiệm lớp, có năng lực chỉ đạo công tác chủ nhiệm.
- Có năng lực phân tích các hoạt động giáo dục.
- Có năng lực tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu kế hoạch giáo dục, có kinh nghiệm làm công tác quản lý hành chính.
- Có năng lực làm khoa học, đưa nhà trường vào hoạt động có nề nếp. Phẩm chất này của người CBQL trường học chỉ có thể bộc lộ rõ nhất, nổi bật nhất trong lao động quản lý nhà trường trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Như vậy, từ việc xác định các phẩm chất, năng lực của người CBQL trường học giúp cho chúng ta nhận thấy rằng, nhân cách người CBQL là tổng hợp những phẩm chất nhân cách của người đứng đầu nhà trường, đơn vị cơ sở trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục – đào tạo với tư cách là một nhà giáo dục đồng thời là một nhà quản lý. Đây chính là cơ sở lý luận để điều tra làm rõ thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Chất lượng đội ngũ CBQL trường học:
Nói đến chất lượng quản lý, Từ điển bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: “Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính của bản chất sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của nó đối với các sự vật khác. Chất lượng là
đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó liên kết các thuộc tính của sự vật làm một, gắn bó với một sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân của nó thì không thể mất đi chất lượng của nó, sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi sự vật về căn bản, chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của số lượng và chất lượng.
Chất lượng là cái tạo nên giá trị của một người, một sự vật, một sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với các sự vật khác, còn đối với giáo dục, chất lượng là trình độ khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và sự phát triển toàn diện của xã hội.
Xuất phát từ các quan điểm trên, chất lượng đội ngũ CBQL trường học được thể hiện ở những quan điểm sau:
Một là: Phẩm chất chính trị của các thành viên trong đội ngũ.
Hai là: Trình độ chuyên môn sư phạm của các thành viên trong đội ngũ. Ba là: Số lượng đội ngũ CBQL.
Bốn là: Cơ cấu đội ngũ CBQL.
Năm là: Trình độ tác nghiệp, phối hợp của các thành viên trong đội ngũ. Như vậy đội ngũ CBQL được đánh giá là đảm bảo chất lượng khi: Đủ số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.
Do đó, khi nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học nói chung và trường THCS nói riêng thì phải đề cập cả hai nội dung là vừa bao quát, vừa cụ thể thì mới đánh giá đúng thực trạng và đề ra biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.