Đánh giá hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai (Trang 33 - 34)

Công tác phát triển đội ngũ phải luôn được kiểm tra, đánh giá từ khâu dự báo, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao được chất lượng, đảm bảo được số lượng và cơ cấu đội ngũ.

Thông tư 29/2009/TT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường THPT có nhiều cấp học có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2009. Năm học 2009 - 2010, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường tự triển khai đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng và sẽ bắt buộc triển khai kể từ năm học 2010 - 2011. Ngày nay yêu cầu năng lực cơ bản đối với hiệu trưởng đặt trong môi trường quản lý vận hành với đặc trưng là chuyển đổi phương thức chỉ đạo quản lý tập trung sang giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị cơ sở, quản lý trường phổ thông có hai thành tố quan trọng nhất đó là chiến lược và tác nghiệp. Hiệu trưởng phải có một chiến lược đúng, có khả năng tác nghiệp hiệu quả trên nền tảng những phẩm chất và năng lực cơ bản. Do đó việc đánh giá các hiệu trưởng được dựa trên chuẩn hiệu trưởng trường THCS. Lấy đó là căn cứ để các hiệu trưởng tự

đánh giá, từ đó tự xây dựng kế hoạch học tập, hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Chuẩn đánh giá hiệu trưởng:

Chuẩn hiệu trưởng trường THCS-THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí.

Các bước đánh giá, xếp loại

Bước 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại

Bước 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng

Bước 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

Phương pháp đánh giá xếp loại

Thông qua viê ̣c đánh giá và cho điểm từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn. Viê ̣c cho điểm tiêu chí được thực hiê ̣n trên cơ sở xem xét các minh chứng liên quan.

Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên. Tổng điểm tối đa của 23 tiêu chí là 230.

Lực lượng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm:

Hiệu trưởng, các phó hiê ̣u trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường;

Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng.

Sơ đồ 1.4. Điều kiện xếp loại hiệu trưởng

ĐẠT CHUẨN Loại khá

Loại trung bình Loại xuất sắc

Điều kiện:

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w