Điều 16 Luật giáo dục quy định: CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục. Vì vậy
CBQL phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng:
Hiệu trưởng: “Là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà
trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.” [26; 49]. Trong nhà trường, hiệu trưởng là người đứng đầu, được giao quyền hạn và chịu trách nhiệm trước cấp trên về hoạt động của nhà trường. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng là tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng là người quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành. [2; 13].
Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công, cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao, thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành. [2; 14].
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy trường THCS HIỆU TRƯỞNG