Thay đổi chế độ

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo ô tô 1 Đại học (Trang 123 - 128)

- Hệ thống treo độc lập là hệ thống treo mà các bánh xe gắn “độc lập ”vớ

a. Thay đổi chế độ

- Chọn chế độ giảm chấn : Lực giảm chấn có thể thay đổi từ cứng sang mềm

- Chế độ thay đổi chiều cao : Chiều cao của xe có thể thay đổi từ thấp đến cao, có những đèn báo biểu thị chế độ hoạt động của giảm chấn cũng như chiều cao .

Hình 3.39. Điều khiển độ cứng của lò xo và lực giảm chấn

- Điều khiển chống “bốc đầu xe”: Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn.

Điều này giúp ngăn ngừa hiện tượng bốc đầu xe khi tăng tốc, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe.

- Điều khiển chống lắc ngang xe: Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn.

Điều này giúp ngăn ngừa hiện tượng lắc ngang xe, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe, tăng cường tính năng điều khiển của xe.

- Điều khiển chống chúi đầu xe: Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn.

Điều này giúp ngăn ngừa hiện tượng chúi đầu xe khi phanh hãm, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe.

- Điều khiển cao tốc (ở chế độ bình thường): Chuyển lực giảm chấn sang chế độ

cứng hơn. Điều này giúp xe chạy rất ổn định và tính năng điều khiển tốt khi xe chạy tốc độ cao.

- Điều khiển chống bốc đầu xe khi chuyển số(chỉ đối với xe có hộp số tự động):

Điều khiển này nhằm hạn chế hiện tượng bốc đuôi xe khi xe có hộp số tự động khởi hành. Khi hộp số dọc chuyển sang vị trí “N” hoặc “P”, lực giảm chấn được đặt ở chế độ cứng.

- Điều khiển hoạt động bán phần: Thay đổi lực giảm chấn một cách từ từ cho phù

hợp với điều kiện mặt đường hoặc điều kiện chạy xe. Nhờ thế mà đảm bảo xe chạy rất êm và tính năng tắt dao động cao.

Hình 3.40. Điều khiển chiều cao xe

- Điều khiển tự động cân bằng xe: Duy trì chiều cao xe ở mức không đổi, không

phụ thuộc vào trọng lượng hành lý và hành khách. Công tắc điều khiển chiều cao sẽ chuyển chiều cao mong muốn của xe sang mức “bình thường” hoặc “cao”.

- Điều khiển cao tốc: Điều khiển chiều cao xe xuống mức thấp hơn so với mức đã chọn (điều chỉnh sang mức “thấp” nếu trước đó đã chọn mức bình thường, hoặc xuống mức “bình thường” nếu đã chọn mức cao ) khi xe chạy với tốc độ đã quy định hoặc cao hơn. Chức năng này làm cho xe có đặc tính khí động học và ổn định cao.

- Điều khiển khi xe tắt động cơ: Giảm chiều cao xe xuống mức chiều cao đã đặt

(khi chiều cao xe tăng lên do giảm trọng lượng hành lý và hành khách) sau khi xe tắt động cơ. Tính năng này giúp giữ tư thế của xe khi đỗ xe.

3.4.3.2. Hệ thống treo từ lưu biến

Hệ thống treo từ lưu biến không sử dụng van điện cơ và những thành phần động mà hoạt động dựa trên một loại chất lỏng thông minh mang tên từ lưu biến (MR) có khả năng phản ứng với từ trường.

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2002 trên Cadillac Seville STS của hãng GM, hệ thống treo từ lưu biến dần dần trở nên phổ biến. Mặc dù được thiết kế dành riêng cho một vài loại xe trong đó có Buick và Chevrolet nhưng hệ thống treo từ lưu biến chỉ thực sự gây được tiếng vang khi đồng hành cùng hai sản phẩm TT và R8 của Audi.

khác chính là sự vắng mặt của van điện cơ và những thành phần động. Thay vào đó, hệ thống treo này hoạt động dựa trên một loại chất lỏng thông minh mang tên từ lưu biến (MR) có khả năng phản ứng với từ trường.

Hình 3.41. Cụm giảm chấn

Trên thực tế, MR là dung dịch chứa đầy các hạt từ có kích thước siêu nhỏ tính bằng micromet. Khi tiếp xúc với từ trường, các hạt từ bên trong sẽ tăng độ nhớt của chất lỏng và biến nó thành chất rắn đàn hồi. Thông thường, hệ thống treo từ lưu biến được cấu tạo từ 4 thanh chống từ lưu biến hoặc bộ giảm xóc, một cụm cảm ứng và bộ điều khiển điện (ECU).

Là một gương mặt mới nhưng hệ thống treo từ lưu biến đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của các nhà sản xuất xe cũng như khách hàng.

Thành phần của chất lỏng MR gồm có 20-40% hạt sắt lơ lửng trong dung dịch dầu khoáng chất, dầu tổng hợp, nước và glycol. Ngoài ra, dung dịch còn chứa một loại chất dùng để ngăn chặn các hạt sắt liên kết với nhau.

Chất lỏng MR không được từ hóa khi cuộn dây kích từ bên trong hệ thống doãn xung đồng thời là nơi chứa nó không mang điện hay trong trạng thái “tắt”. Lúc này, các hạt phân bố ngẫu nhiên bên trong sẽ cho phép chất lỏng chuyển động tự do và thực hiện chức năng như dung dịch doãn xung thông thường.

Tuy nhiên, khi hệ thống ở trong trạng thái “bật” đồng thời có nguồn điện đi qua để tạo ra từ trường, các hạt bên trong sẽ mang điện và sắp xếp theo cấu trúc sợi vuông góc với hướng của từ thông. Từ đó, chuyển động của chất lỏng sẽ bị hạn chế theo cường độ và mật độ từ trường.

Nhờ ECU và kỹ năng lái của tài xế, hệ thống doãn xung sẽ điều chỉnh treo từ lưu biến trên mỗi mili giây. Cụm cảm ứng có nhiệm vụ giám sát giao thông và tình trạng

lệ 1000 lần/giây.

Hình 3.4. Chất lỏng thông minh có khả năng phản ứng với từ trường

Ví dụ, đối với loại xe TT của Audi, người lái có thể chọn giữa hai chế độ “Bình thường” và “Thể thao” bằng cách chạm nhẹ vào công tắc. Hệ thống sẽ tự động đáp lại và đưa ra những phản ứng doãn xung khác nhau. Hệ thống treo từ lưu biến không những đảm bảo độ ổn định cho xe trong quá trình lái mà còn cho phép các bánh chạy êm và độc lập hơn. Ngoài ra, hệ thống này có thể tích hợp với bộ điều chỉnh độ ổn định nhằm tăng sự ổn định của xe khi chạy trên đường sỏi và những bề mặt trơn trượt. Nhờ phần mềm của ECU, hệ thống treo MR cải thiện khả năng điều chỉnh lực doãn xung và phản ứng nhanh hơn.

Do hiện tượng phân cực từ không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nên các thiết bị hoạt động dựa trên MR tương đối “trơ” với nền nhiệt độ thấp (từ -40°C đến -100°C).

Nhược điểm lớn nhất của hệ thống treo từ lưu biến là giá thành cao. Mặc dù ưu việt hơn hẳn so với các “đồng nghiệp” khác nhờ sự vắng mặt của các phần động và khả năng phản ứng nhanh nhạy với điều kiện giao thông nhưng hệ thống treo này vẫn có mặt hạn chế. Hiện nay, mới chỉ có khoảng nửa triệu khách hàng đang sử dụng hệ thống treo từ lưu biến.

MR sẽ trở nên thông dụng hơn khi giá bán giảm xuống. Từ trước đến nay mới chỉ có một vài loại xe sử dụng hệ thống treo này trong đó bao gồm Acura MDX, Audi TT, Audi R8, Cadillac DTS, SRX, STS, Chevrolet Corvette, Ferrari 599 GTB và Holden HSV Commodore.

Trong tương lai, các nhà sản xuất xe hơi dự định ứng dụng chất lỏng từ lưu biến vào các hệ thống côn hoạt động dựa trên dung dịch để trang bị cho dòng xe dẫn động 4

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo ô tô 1 Đại học (Trang 123 - 128)

w