Chương 3: HỆ THỐNG TREO

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo ô tô 1 Đại học (Trang 94 - 96)

- Số “S”: Số đi thẳng thấp, đi số này khi ta cần lực kéo lớn, hệ thống điều khiển

Chương 3: HỆ THỐNG TREO

3.1. CHỨC NĂNG , YÊU CẦU, PHÂN LOẠI CỦA HỆ THỐNG TREO

Tính năng hệ thống treo của mỗi loại xe bao giờ cũng là kết quả dung hoà giữa hai lựa chọn: độ an toàn và độ êm dịu. Tăng cái này thì phải mất bớt cái kia. Để tìm ra một lời giải mới cho bài toán này thì có rất nhiều phát minh mới về hệ thống treo hiện đại đã ra đời .

Hình 3.1. Vị tri của hệ thống treo

Khi chúng ta đi trên xe, trong các tình huống hành trình (tăng tốc, phanh, rẽ) để thân xe không bị nghiêng quá mức sang bên, không bị xô theo chiều ngang cũng như chiều thẳng đứng với biên độ lớn hoặc nguy hiểm, người ta phải tăng độ cứng các thành phần đàn hồi của hệ thống treo. Tuy nhiên, giải pháp tăng độ an toàn đó lại làm suy giảm độ êm dịu tiện nghi của xe. Vì vậy, các nhà thiết kế luôn phải chọn một phương án trung dung nào đó. Dĩ nhiên là nó không thể đạt được mức tối đa an toàn cũng như tối đa tiện nghi.

Ngoài ra khả năng điều chỉnh độ cứng giảm xóc của từng bánh xe riêng biệt cho phép đáp ứng với độ nghiêng khung xe và tốc độ xe khi đi vào vòng rẽ, đáp ứng góc rẽ và tốc độ quay vô-lăng của người lái. Như vậy, khi xe chạy, độ cứng các ống giảm xóc có thể tự động thay đổi sao cho cơ chế hoạt động của hệ thống treo được thích hợp và hiệu quả nhất đối với từng tình huống hành trình. Ví dụ khi phanh, độ nhún các bánh trước sẽ cứng hơn bánh sau, còn khi tăng tốc thì ngược lại. Như vậy, trong cả hai trường hợp đều tránh được hiện tượng khó chịu - thân xe "mổ cò" theo chiều dọc. Đó cũng là các vấn đề cơ bản đối với các hệ thống treo hiện đại và những cải tiến cho tương lai của các hệ thống treo .

Hình 3.2. Tổng quan về hệ thống treo

Hệ thống treo ở đây được hiểu là hệ thống liên kết giữa bánh xe và khung xe hoặc vỏ xe. Mối liên kết treo của xe là mối liên kết đàn hồi. Nó có các chức năng sau đây:

- Tạo điều kiện cho bánh xe thực hiện chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng đối với khung xe hoặc vỏ xe theo yêu cầu dao động “êm dịu”, hạn chế tới mức có thể chấp nhận được những chuyển động không muốn có khác của bánh xe (như lắc ngang, lắc dọc…).

- Truyền lực, mômen giữa bánh xe và khung xe: bao gồm lực thẳng đứng (tải trọng, phản lực), lực dọc (lực kéo hoặc lực phanh, lực đẩy hoặc lực kéo với khung, vỏ) lực bên (lực ly tâm, lực gió bên, phản lực bên…) mômen chủ động và mômen phanh.

3.1.2. Yêu cầu của hệ thống treo.

Sự liên kết giữa bánh xe và khung vỏ cần thiết phải “mềm”, nhưng cũng phải đủ khả năng truyền lực. Quan hệ này thể hiện ở các yêu cầu chính được tóm tắt như sau:

- Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe có thể chạy trên mọi địa hình khác nhau.

- Bánh xe có khả năng chuyển dịch trong một giới hạn không gian hạn chế.

- Quan hệ động học của bánh xe phải hợp lý, thoả mãn mục đích là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động lực học và động học của chuyển động bánh xe.

- Không gây nên tải trọng lớn tại các mối liên kết với khung hoặc vỏ. - Có độ bền cao.

gặp hư hỏng bất thường.

+ Đối với xe con còn được chú ý thêm các yêu cầu:

- Giá thành thấp và mức độ phức tạp của kết cấu không quá lớn. - Có khả năng chống rung và chống ồn truyền từ bánh xe lên thùng. - Đảm bảo tính điều khiển và ổn định chuyển động của xe ở tốc độ cao.

3.1.3. Phân loại hệ thống treo.

Hệ thống treo trên ô tô rất đa dạng, ngày nay trên ôtô sử dụng hai nhóm lớn là: hệ thống treo phụ thuộc và hệ thống treo độc lập.

- Hệ

thống treo phụ thuộc: Là hệ thống treo mà các bánh xe đặt trên dầm liền, bộ phận

giảm chấn và đàn hồi đặt giữa thùng xe và dầm cầu liền. Qua cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc, sự dịch chuyển của một bên bánh xe theo phương thẳng đứng sẽ gây nên chuyển vị nào đó của bánh xe bên kia, chúng ta có ý nghĩa chúng “phụ thuộc ” lẫn nhau

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo ô tô 1 Đại học (Trang 94 - 96)