Hoàn thiện các hình thức thanh toán hiện nay

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng (Trang 64 - 78)

III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không

1. Hoàn thiện các hình thức thanh toán hiện nay

- Tiếp tục hoàn thiện, khai thác các ưu thế của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Mở rộng và phát triển hình thức mở tài khoản tiền gửi cá nhân cho những tư nhân và cá nhân có thu nhập cao. Có chính sách lãi xuất thích hợp cho những tài khoản tiền gửi cá nhân để thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt.

- Phổ biến và nhân rộng hình thức thanh toán bằng thẻ điện tử. Hình thức thanh toán bằng thẻ điện tử đã có trong chế độ nhưng trong thực tế chưa được áp dụng rộng rãi. Lý do cơ bản là các điều kiện vật chất kĩ thuật nước ta

còn nhiều hạn chế, thói quen sử dụng và nhận tiền bán hàng qua thẻ còn chưa có. Do vậy, để phát triển và mở rộng hình thức thanh toán này ngân hàng cần phải đầu tư một lượng vốn nhất định để trang bị cơ sở vật chất kĩ thuât tạo điều kiện cho thẻ điện tử được áp dụng rông rãi trong thực tế.

1.1. Đối với thể thức thanh toán uỷ nhiệm chi:

Đây là một trong những công cụ thanh toán được dùng nhiều nhất hiện nay cần được phát huy ưu thế, hình thành và phát triển các quan hệ thương mại tạo tín nhiệm giữa các khách hàng, nâng cao tính chủ động trong thanh toán, mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng.

Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi thủ tục đơn giản, quá trình luận chuyển chứng từ nhanh vì hiện nay Ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ đã áp dụng chương trình thanh toán điện tử trong hệ thống.

Để tạo điều kiện cho hình thức này ngày càng phát huy được tác dụng và phạm vi thanh toán mở rộng hơn nữa Ngân hàng cần có các biện pháp cải tiến công nghệ thanh toán ngày càng phù hợp hơn, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao hơn. Cần trang bị đầy đủ hệ thống máy tính với phần mềm tiên tiến hiện đại hướng tới việc được tham gia chương trình thanh toán điện tử liên Ngân hàng nhằm nâng cấp một bước công tác thanh toán theo quyết định 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 của NHNN, phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng ngày càng nhanh chóng, chính xác với độ tin cậy cao.

1.2. Đối với thể thức thanh toán séc:

Để nâng cao hiệu quả của thể thức thanh toán séc cần phải cải tiến về thủ tục phát hành, mở rộng phạm vi thanh toán mới phát huy được những ưu điểm của nó.

Ngoài việc cải tiến thủ tục phát hành, mở rộng phạm vi thanh toán của séc bảo chi cần nghiên cứu để lập chương trình tính ký hiệu mật cho séc bảo

chi trên máy vi tính nhằm đảm bảo việc tính ký hiệu mật nhanh chóng và chính xác tuyệt đối. Bởi vì hiện tại các Ngân hàng thương mại đều tính ký hiệu mật cho séc bảo chi bằng tay mang tính chất thủ công và dễ sảy ra sai sót, gây phiền hà cho khách hàng. Hiện nay khi hầu hết các Ngân hàng đã được trang bị máy vi tính thì việc áp dụng tính ký hiệu mật trên máy có khả năng thực hiện được. Các trung tâm tin học nghiên cứu để lập trình riêng cho từng hệ thống Ngân hàng mình, đồng thời phải có quy định cụ thể về đối tượng được sử dụng và trách nhiệm bảo mật.

Việc tính ký hiệu mật trên máy sẽ góp phần nâng cao lợi thế của hình thức thanh toán séc bảo chi, góp phần đảm bảo quá trình luân chuyển vốn nhanh cho các bên tham gia thanh toán.

1.3. Thanh toán bù trừ:

Khi áp dụng công nghệ tin học, các Ngân hàng thành viên được nối mạng với Ngân hàng chủ trì và có chương trình phần mềm có khả năng khôi phục lại chứng từ sẽ áp dụng chương trình thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng tới các Ngân hàng cơ sở huyện, thị xã trong tỉnh, thành phố. Thanh toán BTĐT liên Ngân hàng là thực hiện việc chuyển khoản và thanh toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các Ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một Ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Bằng kỹ thuật xử lý BTĐT, các Ngân hàng chuyển cho nhau qua mạng máy tính các chứng từ thanh toán, bù trừ cho nhau phần nợ qua lại và trả cho nhau số chênh lệch.

Khi phát sinh nghiệp vụ có liên quan đến thanh toán bù trừ các Ngân hàng thành viên không phải đến Ngân hàng chủ trì để giao nhận chứng từ trực tiếp với nhau nữa mà được thực hiện qua mạng vi tính. Chứng từ gốc sẽ được chuyển hoá thành chứng từ điện tử để truyền đi, còn bản thân chứng từ gốc

(chứng từ bằng giấy do khách hàng lập sẽ được lưu tại Ngân hàng thành viên xuất phát).

Muốn thực hiện được chương trình này cần cải tiến chế độ chứng từ, các mẫu chứng từ phải được quy định thống nhất, Ngân hàng xuất phát căn cứ vào chứng từ gốc của khách hàng nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để nhập dữ liệu vào máy tính, in chứng từ thanh toán bù trừ đi và chuyển cho Kế toán trưởng tính ký hiệu mật trên máy, sau đó truyền File bù trừ đi cho Ngân hàng thành viên đối phương, đồng thời tổng hợp số phải thu, phải trả trong phiên thanh toán bù trừ để truyền số liệu về Ngân hàng chủ trì. Ngân hàng thành viên nhận được File chứng từ bù trừ đến sẽ kiểm tra, khôi phục chứng từ điện tử để hạch toán. Ngân hàng chủ trì căn cứ File tổng hợp của tất cả các Ngân hàng thành viên truyền đến, tổng hợp và tạo File kết quả thanh toán bù trừ, rút ra số phải thu hoặc phải trả của từng Ngân hàng thành viên để hạch toán vào tài khoản tiền gửi của mỗi Ngân hàng thành viên tại Ngân hàng chủ trì. Đồng thời truyền File kết quả thanh toán bù trừ cho các Ngân hàng thành viên để các Ngân hàng này hạch toán khớp đúng với kết quả thanh toán ở Ngân hàng chủ trì.

Khi trình độ khoa học kỹ thuật của nền kinh tế đã phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật của các Ngân hàng được trang bị tiên tiến hiện đại hơn sẽ tổ chức thanh toán bù trừ điện tử trong phạm vi toàn quốc, từng bước nối mạng với các Ngân hàng trong khu vực và Quốc tế. Năm 2002, NHNN Việt Nam đã chính thức cho thực hiện đề án thanh toán BTĐT liên Ngân hàng theo quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tuy nhiên đề án này mới được triển khai thực hiện ở một số ít địa bàn tỉnh, thành phố. Do vậy trong thời gian tới các chi nhánh Ngân hàng còn lại phải chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sởvật chất, con người để tiếp tục triển khai đề án này khi được NHNN Việt Nam cho phép.

2. Phát triển dịch vụ chuyển tiền phục vụ dân cư qua NHCT:

Ngân hàng công thương là một trong các Ngân hàng thương mại đã ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học trong hoạt động, đặc biệt trong công tác thanh toán, chuyển tiền. Phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ này của Ngân hàng công thương ngày càng mở rộng, phát triển với chất lượng phục vụ đạt hiệu quả cao. Ngoài đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp thì việc phát triển dịch vụ chuyển tiền cho dân cư có ý nghĩa quan trọng nhằm cơ cấu lại nguồn thu nhập, góp phần từng bước xã hội hoá hoạt động Ngân hàng công thương.

Một trong những đặc điểm cơ bản và lợi thế của Ngân hàng công thương là địa bàn hoạt động thường ở khu vực kinh tế tập trung và sôi động tại các địa phương. Công tác thanh toán đã được hiện đại hoá đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh chóng, chi phí thấp, hiệu quả. Nhưng hiện nay các tầng lớp dân cư chưa sử dụng nhiều dịch vụ chuyển tiền qua Ngân hàng công thương mặc dù biết rằng dịch vụ chuyển tiền qua Ngân hàng công thương phải trả lệ phí thấp hơn hàng chục lần so với lệ phí chuyển tiền qua bưu điện.

Để phát triển dịch vụ chuyển tiền phục vụ dân cư, Ngân hàng công thương cần xây dựng một mô hình chuyển tiền mà phạm vi mở rộng tới tận phòng giao dịch (hoặc các Quỹ tiết kiệm của các chi nhánh Ngân hàng công thương). Có thể tóm tắt như sau:

- Tại các phòng giao dịch (hoặc quỹ tiết kiệm được trở thành các địa chỉ là nơi khách hàng trực tiếp chuyển và nhận tiền từ nơi khác đến. Các chuyển tiền đi, đến phòng giao dịch sẽ được tin học hoá thông qua một chương trình máy tính kết nối, truyền nhận tự động hoặc bán tự động giữa chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.

Tại chi nhánh:

+ Nếu chuyển đi, đến từ một chi nhánh Ngân hàng công thương khác thuộc chi nhánh thì chi nhánh sẽ thực hiện chuyển tiếp, nhận đến, đối chiếu cuối ngày bằng chương trình thanh toán điện tử.

+ Nếu chuyển tiền đi, đến từ một phòng giao dịch khác thuộc chi nhánh thì chi nhánh sẽ chuyển trực tiếp tới phòng giao dịch kia và thực hiện kiểm soát đối chiếu cuối ngày cho các phòng giao dịch trực thuộc.

+ Ví dụ: Một người muốn chuyển tiền từ phòng giao dịch A1 thuộc chi nhánh Ngân hàng công thương A đến phòng giao dịch B1 thuộc chi nhánh Ngân hàng công thương B.

Khách hàng này sẽ đến phòng giao dịch A1 để thực hiện giao dịch chuyển tiền. Phòng giao dịch A1 sẽ nhận chứng từ nhập vào chương trình máy tính rồi truyền số liệu về chi nhánh Ngân hàng công thương A.

Sau khi nhận và kiểm soát chứng từ, chi nhánh Ngân hàng công thương A tiến hành nhập và chuyển tiếp qua chương trình thanh toán điện tử.

Tại chi nhành Ngân hàng công thương B sau khi nhận được chuyển tiền qua chương trình thanh toán điện tử sẽ chuyển tiếp tới phòng giao dịch B1, người nhận sẽ đến phòng giao dịch B1 để nhận tiền.

Như vậy, để thực hiện theo mô hình này cần có một quy trình cụ thể mang tính pháp lý nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, bộ phận tham gia, nghiên cứu và xây dựng chương trình máy tính phục vụ cho chuyển tiền và thanh toán giữa chi nhánh Ngân hàng công thương với các phòng giao dịch trực thuộc (hoặc quỹ tiết kiệm).

Với mô hình này, Ngân hàng công thương có thể nâng số địa điểm tham gia chuyển tiền lên nhiều lần, sẽ là tiền đề mở rộng và áp dụng các công cụ thanh toán hiện đại, góp phần từng bước xã hội hoá công tác thanh toán nói chung, hoạt động thanh toán điện tử của Ngân hàng công thương nói riêng.

3. Chiến lược đào tạo nhân lực

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả của thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học và các cán bộ kỹ thuật trong hệ thống đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng trong thời gian tới. Đặc biệt cần có kế hoạch đào tạo về mọi mặt cho các cán bộ trực tiếp làm công tác thanh toán, tạo ra một hình mẫu mới cho cán bộ thanh toán: Thành thạo về xử lý nghiệp vụ, về sử dụng máy tính. Tác phong nhanh nhẹn hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường, có phong cách giao dịch với khách hàng lịch thiệp, có khả năng hướng dẫn khách hàng về các nghiệp vụ thanh toán để khách hàng lựa chọn các thể thức thanh toán phù hợp, qua đó tạo lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng, nâng cao uy tín của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng.

4. Tăng thời lượng phục khách hàng :

Việc tăng thời lượng phục vụ khách hàng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt :

Việc tăng thời lượng này giúp cho ngân hàng có thể phục tốt lượng khách hàng có nhu cầu thanh toán nhưng không có điều kiện hoặc thời gian đến ngân hàng giao dịch .

5. Ngân hàng phải đổi mới tư duy nhận thức của cán bộ Ngân hàng, chính họ là những người vận hành bộ máy nghiệp vụ Ngân hàng. Nếu thao tác và nhận thức của họ không bắt kịp thời đại thì quá trình đổi mới của các NHTM chắc chắn không tiến triển. Để đổi mới tư duy, nhận thức của cán bộ Ngân hàng phải đổi mới phương pháp đào tạo tại các trường Đại học Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng. . .

6. Để đáp ứng nhu cầu chuyển tiền của doanh nghiệp, của dân cư thì Ngân hàng phải đổi mới nâng cao công nghệ của mình hơn nữa nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thanh toán của khách hàng.

IV. KIẾN NGHỊ:

- Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết đồng bộ các vấn đề mới. trong đó có việc tạo lập, xây dựng môi trường pháp lý, cải tạo và xây dựng cơ chế quản lý mới, sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Ngân hàng với chức năng quản lý và kinh doanh tiền tệ là trung tâm thanh toán của nền kinh tế đòi hỏi cần sớm có những văn bản pháp quy tạo cơ sở cho việc hạch toán và thanh toán trên máy vi tính.

- Đi đôi với việc ban hành các văn bản pháp quy là việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thanh tra của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh. Nhà nước cần thành lập một đội ngũ chuyên gia tinh thông nghiệp vụ để giám sát, kiểm tra các hoạt động Ngân hàng nhất là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Tất cả các chủ thể kinh tế, các cá nhân nếu vi phạm luật đều bị xử lý theo luật định tạo điều kiện cho quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam nói chung và công tác thanh toán của Ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển vững mạnh.

- Trang bị đầy đủ các thiết bị rút tiền tự động, thiết bị đọc thẻ được bố trí nhiều địa điểm, nhất là các thiết bị cà thẻ đặt ở nhiều nhà hàng, trung tâm thương mại dịch vụ để phục vụ cho chủ thẻ.

- Nhà nước phải có kế hoạch xây dựng nhiều hệ thống thanh toán, tạo môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại trong dịch vụ thanh toán, nâng cao trách nhiệm của các Ngân hàng trong thanh toán.

KẾT LUẬN

Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong những năm qua từ khi có chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Mạng lưới thanh toán không ngừng được mở rộng, các hình thức thanh toán không ngừng được cải tiến.

Nâng cao hiệu quả chế độ thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng trong công tác thanh toán của Ngân hàng, góp phần tăng nhanh vòng quay vốn trong nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong khuôn khổ bài viết này, em chỉ đưa ra những số liệu nghiên cứu, những kiến nghị và những giải pháp trong phạm vi tại một chi nhánh mà việc nâng cao hiệu quả chế độ thanh toán không dùng tiền mặt là việc nghiên cứu có tính chất khoa học cả về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng. Do vậy, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong

nhận được những ý kiến đóng góp của thạc sỹ – thầy giáo hướng dẫn trực tiếp

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng (Trang 64 - 78)