Thực trạng thanh toán séc

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng (Trang 52 - 55)

II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng công

2. Tình hình áp dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

2.1. Thực trạng thanh toán séc

So với thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi chuyển tiền thì thanh toán séc là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt áp dụng còn hạn chế ở NHCT chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Chỉ chiếm 0,02% (năm 2001) và 0,001% (năm 2002) trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thực tế hiện nay, thanh toán bằng séc chủ yếu được khách hàng dùng để rút tiền mặt ở Ngân hàng. Vì vậy séc trong thanh toán bằng tiền mặt là phổ biến và được áp dụng rộng rãi, còn séc dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt còn rất hạn chế.

Kể từ ngày 1/4/1997 chế độ thanh toán được áp dụng theo Nghị định 30/CP ngày 9/5/1996 của Chính phủ, Thông tư 07/TT-NH1 ngày 27/12/1996 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo chế độ mới này thì thanh toán séc có nhiều ưu điểm hơn: Khách hàng chỉ cần mua 1 quyển séc có thể thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc bảo chi. khách hàng có thể đề nghị Ngân hàng nhượng cho mình mỗi lần tối đa 3 quyển séc để sử dụng trong thanh toán và phải chấp hành các chế độ về bảo quản séc, thanh toán séc.

2. 1. 1. Séc chuyển khoản:

Theo quy định hiện hành séc chuyển khoản chỉ được áp dụng cho các khách hàng có mở tài khoản tại cùng một Ngân hàng hoặc giữa hai Ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ thực tiếp giao nhận chứng từ với nhau. Thủ tục phát hành séc chuyển khoản rất đơn giản, tránh được nhiều thủ tục hạch toán phiền hà, người mua hàng giao thẳng séc cho người bán hàng khi đã thoả thuận về hình thức thanh toán. Vì vậy, với tư cách là người mua thì séc chuyển khoản là thể thức thanh toán rất được ưa chuộng. Mặt khác, đối với Ngân hàng thì công tác hạch toán kế toán cũng rất đơn giản, nhất là đối với trường hợp hai bên mua bán đều mở tài khoản ở một Ngân hàng. Tuy vậy, qua thực tế cho thấy thanh toán bằng séc chuyển khoản đã bộc lộ những nhược điểm là có khi bên mua lợi dụng để phát hành quá số dư, khi đó quyền lợi của người bán hàng bị ảnh hưởng, chính bởi nhược điểm này mà hiện nay ở NHCT chi nhánh tỉnh Phú Thọ chỉ có một số đơn vị (Cty Cấp nước Phú thọ, Công ty Xăng Dầu Phú thọ. . . ) sử dụng séc chuyển khoản trong thanh toán trên cơ sở có uy tín giữa các khách hàng với nhau, tạo được

lòng tin trong mối quan hệ bạn hàng và chủ yếu là luôn đảm bảo khả năng thanh toán trên tài khoản tiền gửi của mình.

Riêng đối với những khách hàng có mở tài khoản ở các Ngân hàng khác nhau (trong hệ thống hoặc khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ) thì hiện tại quá trình luân chuyển chứng từ còn chậm, phải mất từ 2-3 ngày người bán mới được ghi Có vào tài khoản. Nếu trên tài khoản người mua không đủ tiền thì người bán phải chờ lâu. Như vậy, thanh toán séc chuyển khoản rất thuận tiện cho người mua nhưng người bán dễ bị chiếm dụng vốn.

Qua các năm thực hiện chế độ thanh toán séc mới tại Ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Phú thọ chưa xảy ra trường hợp nào người mua phát hành séc chuyển khoản vượt quá số dư tiền gửi, tuy nhiên số liệu ở bảng 2 cho ta thấy séc chuyển khoản chiếm một tỷ trọng rất thấp (0,007% năm 2001 và 0,001% năm 2002/Doanh số TTKDTM). Ngân hàng cần có những cải tiến nhất định để hình thức thanh toán séc chuyển khoản ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn.

2. 1. 2. Séc bảo chi:

Do khi phát hành séc bảo chi khách hàng phải ký quỹ vào Ngân hàng nên thể thức thanh toán séc bảo chi được khách hàng tín nhiệm hơn séc chuyển khoản vì Ngân hàng đã đảm bảo khả năng chi trả. Trong năm 2001 thanh toán bằng séc bảo chi tại Ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Phú thọ là 5 món với số tiền là 966 triệu đồng và chiếm 0,01% trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt nhưng đến năm 2002 thanh toán bằng séc bảo chi lại không phát sinh điều đó chứng tỏ rằng khách hàng hiện nay không ưa chuộng loại séc này.

Séc bảo chi thanh toán giữa hai Ngân hàng cùng hệ thống được phép ghi Có cho người thụ hưởng trước khi ghi Nợ tài khoản đảm bảo thanh toán séc nên khi khách hàng nộp séc vào Ngân hàng, sau khi kiểm tra nếu tờ séc

hợp lệ sẽ được thanh toán ngay cho khách hàng. Nếu thanh toán giữa hai Ngân hàng khác hệ thống (có tham gia thanh toán bù trừ) theo quy định hiện nay được phép hạch toán Nợ - Có đồng thời tại phiên giao dịch bù trừ. Vì vậy, tốc độ thanh toán của séc bảo chi nhanh từ 1-2 ngày. Quá trình hạch toán như vậy sẽ không gây ra tiêu cực hoặc nếu có thì Ngân hàng đều phát hiện và xử lý kịp thời, bởi vì việc giao nhận chứng từ bù trừ diễn ra hàng ngày và trực tiếp giữa các Ngân hàng, không qua một khâu trung gian nào.

Séc bảo chi có rất nhiều ưu điểm đối với người thụ hưởng, nó đảm bảo khả năng chi trả chắc chắn. Song nó vẫn có nhược điểm là gây ra ứ đọng vốn cho người phát hành, thủ tục còn phức tạp, thời gian còn chậm trễ, phải đến Ngân hàng để bảo chi và tính ký hiệu mật nên chưa thật sự thuận tiện cho người phát hành séc.

*Nhược điểm của việc thanh toán bằng séc: Thanh toán bằng séc

được áp dụng không chỉ riêng đối với các doang nghiệp quốc doanh mà còn áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH. . . Nên việc bảo quản séc chưa được cẩn thận đã dẫn đến tình trạng mất séc. Như vậy, Ngân hàng phải mất chi phí “thông báo mất séc” rất tốn kém. Hơn nữa, việc viết séc để rút tiền mặt của các đơn vị còn sai hỏng nhiều gây lãng phí ấn chỉ quan trọng mặc dù séc khách hàng phải mua. Ngân hàng công thương chi nhánh Phú Thọ trong mấy năm gần đây không xảy ra tình trạng mất séc nhưng đây cũng là những hạn chế nhất định của việc thanh toán séc mà các Ngân hàng cần quan tâm.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng (Trang 52 - 55)