Một số công cụ thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu trên thế giớ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng (Trang 40 - 42)

CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI:

Hiện nay, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, hệ thống thanh toán đã được hiện đại hoá với trình độ cao. Các mạng lưới chuyển tiền đã được trang bị một hệ thống máy móc cho phép đảm bảo an toàn và nhanh chóng. Các quan hệ thanh toán không những chỉ thông suốt trong một quốc gia mà đã tiến tới nối mạng theo từng khu vực hay toàn thế giới.

Các hình thức thanh toán của một số nước phát triển vẫn thường sử dụng như: séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu và các loại card thanh toán.

- Uỷ nhiệm chi: Được sử dụng để thanh toán hàng hoá và dịch vụ khác. Uỷ nhiệm chi các nước phát triển thường áp dụng có loại thông thường, có loại uỷ nhiệm chi dài hạn. Loại này giống như lệnh chuyển tiền nhưng khác là trích tài khoản trong một thời gian dài theo định kỳ không cần phải nhận lệnh của chủ tài khoản, ví dụ: trả tiền thuê nhà, bảo hiểm ốm đau. . . Loại này tiết kiệm được thời gian của khách hàng, hàng tháng Ngân hàng sẽ thông báo về thu chi trên tài khoản của khách hàng.

Uỷ nhiệm chi còn dùng để trả lương cho công nhân, trên cơ sở lệnh chuyển tiền của Nhà máy vào các tài khoản của CBCNV (ở các nước phát triển cá nhân mở tài khoản và gửi tại Ngân hàng). Sau khi chuyển tiền vào tài khoản cho CBCNV, Ngân hàng chuyển tiền thông báo cho người nhận tiền và thông báo cho cả Ngân hàng giữ tài khoản của CBCNV biết. Trong trường hợp này người ta sử dụng các Ngân hàng như các trung tâm dịch vụ thanh toán.

- Uỷ nhiệm thu: Cũng được sử dụng nhưng chủ yếu trong trường hợp các đơn vị được hưởng đưa ra đề nghị Ngân hàng thu hộ. Ví dụ: thu tiền bảo hiểm, thu tiền điện, điện thoại, bưu phí. . .

- Séc:

+ Séc tiền mặt: Khách hàng nhận mẫu séc từ Ngân hàng phục vụ mình họ có thể sử dụng để thanh toán cho một người nào đó. Người bán chưa hiểu tài khoản của người mua có tiền hay không, người bán chỉ nhận séc khi có tín nhiệm đối với nngười mua. Nó được sử dụng rất rộng rãi giữa các doanh nghiệp với nhau. Séc này có thể dùng để trả lương, ai cầm tờ séc này có thể đến Ngân hàng nhận tiền mặt. Loại séc này nói chung có độ rủi ro rất lớn vì nếu mất séc kẻ gian có thể rút tiền dễ dàng.

+ Séc chuyển khoản: Là loại séc có ký hiệu bằng hai gạch chéo ở góc séc. Loại séc này chỉ được dùng để thanh toán. Loại séc này có thể là vô danh (không ghi tên người thụ hưởng) hoặc có thể là có ghi họ tên người được hưởng séc.

+ Séc Châu Âu: Là loại séc chuyển khoản dùng để thanh toán các khoản chi trả ở trong nước hoặc trong phạm vi các nước thuộc Châu Âu (séc này được sử dụng ở các nước Châu Âu).

+ Séc du lịch: Có thể được sử dụng thanh toán ở khắp nơi trên thế giới (ở các nước đã có ký kết thanh toán theo loại séc này). Loại séc này được sử

dụng cho các khách hàng có nhu cầu đi du lịch hoặc công tác ở các nước khác.

- Thẻ thanh toán điện tử: Ngoài các hình thức thanh toán trên nhìn chung ở các nước phát triển sử dụng rất phổ biến loại thẻ thanh toán điện tử. Loại thẻ này được sử dụng rất tiện lợi, nhanh nhạy, nó có thể dùng để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hoặc trả tiền hàng, dịch vụ. . thông qua các máy thu tiền điện tử ở các đơn vị. Thẻ điện tử có nhiều loại, có loại dùng để thanh toán trong nước nhưng cũng có loại thẻ có thể dùng ở khắp thế giới (đối với các nước đã có nối mạng thanh toán).

Tóm lại: Các nghiệp vụ thanh toán ở các nước phát triển đã đạt được đến trình độ cao. Tất cả các bước xử lý nghiệp vụ đều được thực hiện trên máy vi tính, do vậy tốc độ và chất lượng của nghiệp vụ thanh toán cao và nhanh nhậy. ở nước ta để có thể nâng cao chất lượng công tác thanh toán thì một mặt phải không ngừng cải tiến các chế độ, thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, học tập kinh nghiệm của các nước phát triển. Mặt khác phải mạnh dạn đầu tư vốn vào việc hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng thì công tác thanh toán không dùng tiền mặt của nước ta sẽ phát triển đáng kể.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng (Trang 40 - 42)