Phương hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng (Trang 42 - 44)

DÙNG TIỀN MẶT Ở NƯỚC TA:

Trong tiến trình đổi mới hoạt động của hệ thống Ngân hàng, Đảng và Nhà nước ta ngày càng thấy rõ Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại là những công cụ quan trọng có tính chất quyết định trong việc tổ chức lại và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn và quản lý các thị trường này hướng vào các mục tiêu kinh tế của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Để duy trì, bảo đảm cho quá trình đổi mới được phát huy toàn diện, bảo đảm cho nền kinh tế xã hội của đất nước chuyển sang một thời kỳ phát triển mới một cách ổn định, một yêu cầu tất yếu không thể bỏ qua là phải tiếp tục

đổi mới triệt để hoạt động Ngân hàng theo cơ chế thị trường, thực sự thực hiện tốt ba chức năng trung tâm tiền mặt - trung tâm tín dụng - trung tâm thanh toán của nền kinh tế.

Hướng vào mục tiêu phấn đấu “xây dựng Ngân hàng thành trung tâm thanh toán có hiệu quả” trọng tâm của việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán không dùng tiền mặt được xác định ở những mặt sau:

- Xây dựng hệ thống thanh toán thống nhất trong cả nước theo các nguyên tắc của Ngân hàng XHCN. Tiến hành cải tiến một bước công tác kế toán Ngân hàng theo hướng Ngân hàng đa năng, xử lý số liệu nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán, rút ngắn thời gian cầm chân khách hàng ở Ngân hàng.

- Mở rộng các loại dịch vụ Ngân hàng đặc biệt là dịch vụ thanh toán sao cho nhanh, thuận tiện, an toàn với mức phí thấp, tạo được lòng tin để huy động vốn. Bên cạnh cải tiến việc chuyển tiền các Ngân hàng cần đẩy mạnh việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân, sử dụng các loại thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. . . Mở rộng và phát triển máy rút tiền tự động ATM tới tất cả các Ngân hàng trong toàn quốc. Tích cực triển khai thanh toán bù trừ điện tử, thanh toán điện tử liên Ngân hàng. . .

- Đổi mới công nghệ và hiện đại hoá nghiệp vụ Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam. Thực hiện các dự án hỗ trợ các cơ sở kỹ thuật cho hoạt động thanh toán điện tử thống nhất, đảm bảo an toàn chắc chắn và kịp thời.

Như vậy, sau khi xây dựng được cơ sở kỹ thuật hiện đại, các Ngân hàng lớn ở Việt Nam hoàn toàn có thể đảm nhận được chức năng thanh toán trong nước (thanh toán nội bộ, thanh toán liên hàng) và thanh toán quốc tế. Thời gian thanh toán sẽ rút ngắn, chất lượng thanh toán đảm bảo an toàn, chính xác. Các Ngân hàng thương mại sẽ kiểm soát và điều hoà được nhanh

nhạy nguồn vốn, tránh ứ đọng. Ngân hàng Nhà nước trở thành trung tâm thanh toán bù trừ và kiểm soát thực sự các chu chuyển tiền tệ. Quá trình hiện đại hoá sẽ được mở rộng ra tất cả các nghiệp vụ khác như: điều hành thị trường tiền tệ, thanh toán cho thị trường chứng khoán, thông tin điều hành. . .

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠINGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng (Trang 42 - 44)