Séc chuyển khoản

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng (Trang 31 - 78)

I. Thanh toán không dùng tiền mặt và vai trò của nó trong nền kinh tế thị

4. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng tại Việt

4.5.1. Séc chuyển khoản

Séc chuyển khoản là một loại chứng từ mẫu in sẵn do ngân hàng quản lý và nhượng bán cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu thanh toán để chi trả tiền hàng hoá hay giá trị dịch vụ.

Khi có nhu cầu thanh toán người chi trả (chủ tài khoản ) phải làm thủ tục mua và sử dụng.

Người chi trả (chủ tài khoản) trực tiếp giao tờ séc cho đơn vị hay cá nhân được hưởng đem tờ séc kèm bảng kê nộp séc nộp vào Ngân hàng để thanh toán.

Séc chuyển khoản được thanh toán giữa hai đơn vị kinh tế hoặc một bên là đơn vị kinh tế, một bên là cơ quan đoàn thể xã hội, các tập đoàn dân cư hoặc cá nhân có tài khoản ở cùng một chi nhánh Ngân hàng, Kho Bạc Nhà nước hoặc khác chi nhánh Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nhưng các chi nhánh này có tham gia thanh toán bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp cho nhau trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Séc là chứng từ ghi nợ của đơn vị phát hành và ghi có đối với người được hưởng séc. Điều này đòi hỏi đơn vị phát hành séc phải có đủ tiền trên tài khoản để trả. Do vậy nguyên tắc hạch toán séc chuyển khoản là ghi Nợ tài khoản đơn vị trả tiền trước, ghi Có tài khoản đơn vị thụ hưởng sau.

Để thanh toán tiền trên séc, bên thụ hưởng căn cứ vào các tờ séc lập hai liên bảng kê theo từng Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục bên trả tiền hoặc nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nơi bên trả tiền mở tài khoản.

Khi nhận được hai liên bảng kê nộp séc kèm theo các tờ séc chuyển khoản do bên thụ hưởng nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc, kiểm tra thời hạn hiệu lực của séc, đối chiếu các yếu tố trên séc với bảng kê séc. Nếu không có gì sai sót thì Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và khách hàng làm thủ tục ký nhận séc. Nếu việc lập bảng kê séc có sai sót hoặc có các tờ séc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì trả lại cho người nộp séc và yêu cầu bên thụ hưởng lập lại bảng kê khác thay thế phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện thanh toán.

4. 5. 1. 1. Trường hợp hai bên mua bán có tài khoản tại một chi nhánh Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước:

Ngoài việc kiểm tra theo nội dung trên, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước còn phải kiểm tra các yếu tố: tên, số hiệu tài khoản của bên trả tiền, bên thụ hưởng, dấu và chữ ký trên séc, số dư của tài khoản tiền gửi của bên trả tiền. Nếu séc đủ điều kiện thanh toán thì kế toán hạch toán:

Nợ: Tài khoản tiền gửi của đơn vị phải trả Có: Tài khoản tiền gửi của đơn vị được hưởng.

Nếu tài khoản tiền gửi của bên trả tiền không đủ tiền để thanh toán (séc phát hành quá số dư) Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước lưu tờ séc không thanh toán được để theo dõi vào tài khoản ngoại bảng chờ thanh toán.

Kế toán ghi:

Nhập: Sổ theo dõi séc phát hành quá số dư.

Còn các tờ séc đủ điều kiện thanh toán thì Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước lập bảng kê khác để thanh toán cho người thụ hưởng.

Khi tài khoản tiền gửi của bên trả tiền có đủ số dư thì trích ngay tài khoản để thanh toán cả số tiền trên tờ séc và tiền phạt vi phạm chế độ thanh toán.

4. 5. 1. 2. Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tại hai Ngân hàng, KBNN có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố:

Người thụ hưởng lập bảng kê nộp séc theo từng Ngân hàng phục vụ người chi trả (người mua) để nộp vào Ngân hàng phục vụ mình hoặc nộp trưc tiếp vào Ngân hàng phục vụ bên mua. Nếu người thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng phục vụ bên bán thì Ngân hàng bên bán sẽ làm thủ tục chuyển chứng từ sang Ngân hàng bên mua để Ngân hàng bên mua tiến hành thanh toán.

Kế toán ghi :

Nợ: TKTG đơn vị trả tiền

Có: TKTG tại NHNN(nếu thanh toán qua TKTG tại NHNN )

TK thanh toán bù trừ (nếu tham gia thanh toán bù trừ )

Sau đó Ngân hàng sẽ chuyển bảng kê nộp séc và chứng từ thanh toán bù trừ sang Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng. Ngân hàng thụ hưởng ghi có cho đơn vị thụ hưởng.

Nếu tài khoản đơn vị mua không có đủ số dư để thanh toán séc cho đơn vị bán hàng thì Ngân hàng xử lý phạt theo chế độ quy định.

* Tại Ngân hàng Kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng :

Khi nhận được các chứng từ do Ngân hàng phục vụ bên mua chuyển đến kế toán sẽ làm thủ tục thanh toán cho đơn vị thụ hưởng.

Kế toán ghi:

Nợ: TKTG tại NHNN TK Thanh toán bù trừ Có: TKTG của đơn vị bán.

Do điều kiện kỹ thuật thanh toán chưa phát triển ở mức độ cao, cho nên séc chuyển khoản chỉ được sử dụng để thanh toán trong phạm vi tỉnh, thành phố, nơi các Ngân hàng có giao nhận chứng từ trực tiếp cho nhau. Khi kỹ thuật thanh toán phát triển ở trình độ cao hơn, thanh toán bằng séc chuyển khoản sẽ đơn giản và phạm vi áp dụng được rỗng rãi hơn.

4. 5. 2 Séc bảo chi:

Séc bảo chi là một tờ séc được áp dụng lập theo mẫu của tờ séc thông thường nhưng được Ngân hàng đảm bảo chi trả bằng cách lưu ký trước số tiền trên tờ séc vào một tài khoản riêng của Ngân hàng. Như vậy khả năng thanh toán của séc bảo chi được đảm bảo, không xảy ra tình trạng séc phát hành quá số dư.

Séc bảo chi dùng trong trường hợp khách hàng yêu cầu hoặc theo quyết định của Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đối với các chủ tài khoản vi phạm kỷ luật thanh toán.

Séc bảo chi được áp dụng trong trường hợp:

- Các khách hàng có tài khoản tại cùng một chi nhánh hoặc khác chi nhánh nhưng cùng hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.

- Các khách hàng ở tài khoản khác chi nhánh, khác hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Quá trình thanh toán séc bảo chi được bắt đầu từ đơn vị mua hàng. Mỗi lần có nhu cầu thanh toán bằng séc bảo chi, chủ tài khoản lập hai liên giấy yêu cầu bảo chi séc kèm tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố, có đủ dấu và chữ ký ở mặt trước tờ séc nộp trực tiếp vào Ngân hàng nơi mình mở tài khoản để Ngân hàng làm thủ tục bảo chi séc.

Ngân hàng phục vụ bên trả tiền sau khi kiểm tra thủ tục lập giấy uỷ nhiệm chi vào tờ séc, kiểm tra số dư TKTG của khách hàng, nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục bảo chi séc cho khách hàng.

Kế toán hạch toán:

Nợ: TKTG của đơn vị trả tiền

Có: TKTG đảm bảo thanh toán séc bảo chi

Sau khi làm thủ tục, ký và đóng dấu trên tờ séc theo đúng chỗ qui định , Ngân hàng sẽ giao tờ séc đó cho khách hàng để khách hàng đi mua hàng. Khi mua hàng bên mua giao trực tiếp tờ séc bảo chi cho bên bán. Trong thời hạn 15 ngày bên bán phải nộp vào Ngân hàng để thanh toán.

4. 5. 2. 1. Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tạicùng một Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước: cùng một Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước:

Khi nhận được tờ séc bảo chi kèm hai liên bảng kê nộp séc, thanh toán viên kiểm tra tính chất hợp lệ, hợp pháp của tờ séc. Nếu đủ điều kiện sẽ làm thủ tục thanh toán:

Kế toán ghi:

Nợ: TKTG đảm bảo thanh toán séc bảo chi Có: TKTG của đơn vị bán

Những tờ séc không đủ điều kiện thanh toán sẽ loại khỏi bảng kê và trả lại cho người nộp.

4. 5. 2. 2. Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tạihai Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước khác hệ thống có tham gia thanh toán bù hai Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp trên địa bàn tỉnh, thành phố:

*. Tại Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành séc bảo chi: Khi nhận tờ séc bảo chi kèm theo các chứng từ cần thiết sẽ hạch toán:

Nợ: TKTG đảm bảo thanh toán séc bảo chi Có: TK thanh toán bù trừ

*. Tại Ngân hàng phục vụ đơn vị bán: Căn cứ vào chứng từ thanh toán séc bảo chi từ Ngân hàng phục vụ bên mua chuyển tới sẽ hạch toán:

Nợ: TK thanh toán bù trừ Có: TKTG đơn vị bán

4. 5. 2. 3. Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tạihai Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước khác nhau trong cùng hệ thống: hai Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước khác nhau trong cùng hệ thống:

Được thanh toán qua liên hàng và được ghi Có cho người thụ hưởng trước với điều kiện phải kiểm soát chặt chẽ trước khi ghi để đảm bảo an toàn tài sản.

*. Tại Ngân hàng phục vụ đơn vị bán hạch toán: Nợ: TK liên hàng đi

Có: TKTG của người bán

*. Tại Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành séc hạch toán: Nợ: TKTG đảm bảo thanh toán séc bảo chi

Có: TK liên hàng đến

5. Mở tài khoản tiền gửi cá nhân:

Không ngừng mở rộng, cải tiến, đổi mới công nghệ thanh toán qua Ngân hàng nói chung và mở rộng dịch vụ Ngân hàng trong khu vực dân cư nói riêng là một chủ trương lớn của NHNN nhằm cải thiện tình hình thanh toán trong dân cư, tạo lập thói quen sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước đổi mới tập quán sùng bái tiền mặt, thực hiện thanh toán qua Ngân hàng. Để phù hợp với chủ trương này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 ban hành “Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng”, trong đó có quy định về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân.

5.1. Sự cần thiết khách quan của mở tài khoản tiền gửi cá nhân

Trong suốt những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Thị trường hàng hoá phát triển mạnh với sự cạnh tranh sôi động của các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế tư nhân, cá nhân có nhiều khởi sắc. Nhiều xí nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập có số vốn pháp định và doanh số hoạt động khá lớn, các hộ tư thương buôn bán ngày càng nhiều, nhu cầu thanh toán ngày một tăng lên. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là công cụ thanh toán mà dân cư sử dụng vẫn chủ yếu là tiền mặt, điều này sẽ trở nên bất lợi và không phù hợp với khối lượng thanh toán ngày càng tăng. Việc giữ và vận chuyển một khối lượng tiền mặt lớn sẽ rất khó khăn, nguy hiểm và giảm tốc độ quay vòng của đồng tiền.

Nói đến thành phần kinh tế tư nhân, không thể không nói đến một số đông đảo quần chúng có thu nhập rất cao. Khi nền kinh tế phát triển, số cá nhân có thu nhập cao sẽ ngày càng tăng lên, nhu cầu thanh toán cũng từ đó mà tăng theo, nhu cầu an toàn tài sản và sinh lời đồng tiền tất yếu phát sinh, họ rất cần một công cụ thanh toán phù hợp để mang lại an toàn và hiệu quả kinh tế.

Nắm bắt được tình hình thực tế đó, mục tiêu của ngành Ngân hàng là không ngừng hoàn thiện và đổi mới cơ chế thanh toán để tiếp tục đổi mới hoạt động Ngân hàng, đáp ứng kịp thời đòi hỏi khách quan của nền kinh tế. Để tiếp tục mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, song song với việc thực hiện chính sách khách hàng thu hút các doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi, các Ngân hàng thương mại đã thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của tầng lớp dân cư và phục vụ đầy đủ mọi thành phần, mọi đối tượng của nền kinh tế.

5.2 Vai trò của việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân:

Ngân hàng sẽ thu hút được một lượng vốn nhàn rỗi khá lớn trong mọi tầng lớp dân cư bằng hệ thống tiền gửi cá nhân. Hiện nay, nhân dân ta chưa có thói quen mở tài khoản tư nhân, cho nên nghiệp vụ huy động vốn ở khu vực dân cư chủ yếu vẫn thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm do đó kết qủa còn hạn chế. Tuy nhiên, trong tương lai cùng với quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân sẽ dần trở thành một hình thức thanh toán không thể thiếu đối với mọi người dân.

Việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân rộng rãi sẽ từng bước đưa thanh toán không dùng tiền mặt trở thành tập quán và thói quen đối với mọi người dân, khuyến khích nhân dân mở tài khoản tiền gửi, gửi tiền và thanh toán qua Ngân hàng tạo điều kiện thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Thông qua việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân xây dựng cho dân chúng tiếp cận và làm quen dần với thanh toán không dùng tiền mặt, chuẩn bị và tạo điều kiện cho việc tiếp xúc với những công cụ thanh toán tiên tiến của một số nước phát triển, từng bước góp phần vào quá trình thực hiện việc hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua Ngân hàng.

5.3 Những quy định về mở tài khoản tiền gửi cá nhân:

Phạm vi điều chỉnh: Mỗi khách hàng có quyền mở một hay nhiều tài khoản tiền gửi ở một hay nhiều ngân hàng, có thể là ngân hàng nơi cư trú, nơi đặt trụ sở chính hay ngân hàng nơi khác tuỳ theo nhu cầu sử dụng trừ trường hợp có quy định khác.

Đối tượng được mở tài khoản tiền gửi: Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nước mà người đó là công dân. Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật: mọi thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi phải thực hiện thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật.

Hình thức mở tài khoản tiền gửi cá nhân: Là tài khoản mà chủ tài khoản là một cá nhân độc lập đứng tên mở tài khoản.

*. Quy định về mở tài khoản tiền gửi cá nhân gồm có:

Giấy đề nghị mở tài khoản : gồm có các yếu tố sau

- Họ tên và địa chỉ của chủ tài khoản thuộc đối tượng người cư trú hay không cư trú.

- Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân, chứng minh quân đội hoặc hộ chiếu (nếu còn thời hạn) của chủ tài khoản

- Mẫu chữ ký của chủ tài khoản sẽ sử dụng trên các chứng từ giao dịch với Ngân hàng.

Các giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện, người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Nếu người sử dụng tài khoản không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì Ngân hàng hướng dẫn cho khách hàng được đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu. Trường hợp sử dụng chữ ký điện tử để sử dụng dịch vụ thanh toán thì việc xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử do Ngân hàng quy định và hướng dẫn cho khách hàng.

Việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân đơn giản như vậy sẽ khuyến khích khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

II. MỘT SỐ CÔNG CỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI:

Hiện nay, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, hệ thống

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng (Trang 31 - 78)