5. Bố cục của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu thu thập, phân tích đánh giá
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu mang tính định tính về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Các chính sách liên quan đến đầu tƣ.
- Thủ tục hành chính đối với việc tiếp nhận dự án đầu tƣ. - Việc quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ.
- Cơ sở hạ tầng của tỉnh và việc đa dạng hoá hình thức đầu tƣ. - Công tác đào tạo nguồn nhân lực.
- Công tác tuyên truyền, xúc tiến, vận động đầu tƣ.
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về cơ cấu, quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Mức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài bình quân một năm cho tỉnh Bắc Ninh. - Mức vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài bình quân một dự án.
- Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tƣ. - Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế của tỉnh. - Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tƣ.
- Cơ cấu FDI theo địa bàn đầu tƣ.
2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu cơ cấu về hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Tỷ trọng vốn FDI so với tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh. - Cơ cấu GDP của tỉnh phân theo ngành kinh tế.
- Giá trị sản xuất công nghiệp theo loại hình kinh tế.
- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn FDI/ Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh.
- Thu ngân sách từ khu vực có vốn FDI/Tổng thu ngân sách tỉnh.
- Tỷ trọng số lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn FDI/Tổng số lao động của tỉnh.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI T
3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
3.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng; phía Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 16km. Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (khu vực có mức tăng trƣởng kinh tế cao).
Cấu trúc địa lý không gian thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cƣ của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hƣởng của Thủ đô Hà Nội và có vị trí tƣơng tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2, địa hình của Bắc Ninh tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đƣợc thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thƣờng có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trƣng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hƣởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.Với đặc điểm này địa chất của
tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình.
Bắc Ninh có mạng lƣới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lƣới sông khá cao, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nƣớc sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nƣớc của tỉnh, phục vụ chung cho sản xuất và sinh hoạt, trong đó có các hoạt động của đô thị.
Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp nhƣ: đất sét làm gạch, ngói, gốm, đá cát, đá sa thạch, than bùn.
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.
3.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh đƣợc tái lập ngày 01/01/1997. Với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và vƣợt bậc. Kinh tế tăng trƣởng ở mức cao với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt trên 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hƣớng CNH-HĐH. Thu ngân sách năm 2012 đạt trên 9.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu là 13,7 tỷ USD, nhập khẩu 12,2 tỷ USD. Quy mô công nghiệp Bắc Ninh đứng vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Bắc Ninh đang dần hiện thực hóa mục tiêu “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2015”.
3.1.1.3. Dân số và lao động
Năm 2011, dân số tỉnh Bắc Ninh là 1.046 nghìn ngƣời, mật độ dân số 1.271ngƣời/km2
.
Ƣớc tính dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 67,01% tổng dân số, tƣơng đƣơng với khoảng 693,4 ngàn ngƣời, trung bình
mỗi năm lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn ngƣời, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 1,33%/năm. Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục-đào tạo và giải quyết việc làm.
Chất lƣợng của nguồn nhân lực đƣợc thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực (NNL) Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nƣớc nhƣng thấp hơn so với mức trung bình của ĐB Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tuy chỉ còn 0,39% NNL mù chữ, 5,79% chƣa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học và THCS nhƣng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2%.
Tỉ lệ LĐ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%. Chất lƣợng nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nƣớc (30,0% & 12,4%).
3.1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ - Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
Bắc Ninh có mạng lƣới giao thông rộng khắp với các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng sắt tạo ra một hệ thống giao thông liên hoàn thuận tiện cho cả giao lƣu kinh tế đối nội và đối ngoại.
- Đƣờng bộ: Đến năm 2012 tổng chiều dài các tuyến quốc lộ đi qua tỉnh Bắc Ninh là 85,2 km. Dọc các tuyến quốc lộ đã hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị, các điểm, cụm công nghiệp vừa và nhỏ (nhƣ khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Quế Võ, Yên Phong…). Khối lƣợng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển giữa tỉnh với thủ đô và các tỉnh lân cận rất lớn (đặc biệt là tuyến Hà Nội-Lạng Sơn) góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh với tốc độ cao.
- Đƣờng sông: Bắc Ninh có 3 con sông chảy qua là sông Cầu dài 70km, sông Đuống dài 42 km và sông Thái Bình 17 km. Cả 3 sông này đều có khả năng cho các phƣơng tiện thuỷ có trọng tải 200-400 tấn đi qua.
- Đƣờng sắt: Bắc Ninh có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua. Hiện Bắc Ninh đang đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ thêm tuyến đƣờng sắt Lim - Phả lại, khi tuyến này hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy giao thƣơng hàng hóa tăng gấp nhiều lần hiện nay.
+ Hệ thống điện: Hiện nay toàn tỉnh có tuyến đƣờng dây 110 KV dài 173,4 km, tuyến dây 35 KV dài 465,3 km; 465,2 km đƣờng dây 6-10-22 KV; 2117,2km đƣờng dây 0,8 KV. Sản lƣợng điện thƣơng phẩm năm 2012 đạt 9.635 triệu KWh.
+ Hệ thống cấp thoát nƣớc: Hiện toàn tỉnh có 10 nhà máy cung cấp nƣớc sạch với mức sản lƣợng bình quân hàng năm đạt trên 7.758 nghìn m3
, đáp ứng trên 60% dân số đƣợc dùng nƣớc máy. Về thoát nƣớc, tỉnh đang xây dựng 2 nhà máy sử lý nƣớc thải tập trung để xử lý nƣớc thải đô thị chủ yếu ở TP.Bắc Ninh và TX.Từ Sơn.
- Cơ sở hạ tầng xã hội:
+ Y tế: Đã xây dựng Bệnh viện đa khoa 1.000 giƣờng, nâng cấp, mở rộng các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng bệnh viện, phòng khám tƣ nhân. Toàn tỉnh hiện có gần 160 cơ sở y tế công lập và bán công, 376 cơ sở hành nghề y dƣợc tƣ nhân với gần 3.000 cán bộ y tế. Nhìn chung, y tế Bắc Ninh sẵn sàng cung cấp tốt các dịch vụ về y tế cho lực lƣợng lao động đang ngày càng tăng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
+ Giáo dục: Qui mô giáo dục, đào tạo đƣợc giữ vững và từng bƣớc đƣợc chuẩn hoá. Cơ sở vật chất đƣợc nâng cao một bƣớc, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 97%; năm học 2011 - 2012, toàn tỉnh có 150 trƣờng mầm non; 153 trƣờng tiểu học; 134 trƣờng THCS; 38 trƣờng THPT. Tỷ lệ học sinh đƣợc công nhận tốt nghiệp THPT hàng năm đạt trên 90%; học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng hàng năm đạt 35 - 40%, luôn nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu của cả nƣớc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 26 trƣờng ĐH, CĐ, TH chuyên
nghiệp và dạy nghề, góp phần chuyển biến tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực ở địa phƣơng.
+ Văn hóa - thông tin, thể dục thể thao: Toàn tỉnh 100% số xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn có Đài truyền thanh cơ sở. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, trong đó xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá phát triển rộng khắp và đạt kết quả khá, đã có 90% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, 66,8% làng, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá; Công tác quản lý, trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá đƣợc quan tâm nhƣ: chùa Dâu, chùa Phật Tích... Sự kiện văn hoá quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hƣơng Bắc Ninh: UNESCO công nhận “Dân ca Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”. Thể thao thành tích cao phát triển đúng hƣớng, phù hợp với xu thế của khu vực và quốc tế.
+ Về thông tin Bƣu chính viễn thông: Toàn tỉnh có 30 cơ sở hoạt động (8 bƣu điện huyện, thị xã và 23 bƣu cục khu vực) và 118 điểm bƣu điện văn hoá xã. Tổng đài điện tử có 22 cái với dùng lƣợng 62.000 số. Tổng số máy điện thoại CĐ trên toàn tỉnh là 85.614 cái, đạt 29 máy/100 dân.
+ Hệ thống quản lý Nhà nƣớc: Có chế độ thu hút và sử dụng nhân tài để tăng cƣờng cán bộ giỏi cho mọi lĩnh vực phát triển kinh tế của tỉnh.
+ Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trƣờng:Thƣờng xuyên chú trọng ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, đồng thời tập trung giải quyết các vấn đề về môi trƣờng khi phát triển công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng cho các ngành dịch vụ:
Cơ sở vật chất cho ngành thƣơng mại, dịch vụ luôn đƣợc củng cố và phát triển, hình thành các khu trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, chợ đầu mối, khu du lịch hấp dẫn ngƣời nƣớc ngoài đến làm ăn kinh doanh và nghỉ ngơi tại Bắc Ninh.
+ Hệ thống ngân hàng, tài chính và kho bạc
. Cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên ngành của hệ thống Ngân hàng, Tài chính, kho bạc của tỉnh và các huyện, thành phố, sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ về tài chính trong nền kinh tế thị trƣờng.
3.1.2. Đánh giá thuận lợi khó khăn trong quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh
3.1.2.1. Những mặt thuận lợi
Với vị trí địa lý, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi để tạo lập môi trƣờng hấp dẫn thu hút đầu tƣ. Cụ thể là:
- Có nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng chạy qua nhƣ quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đƣờng thuỷ nhƣ sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và giao lƣu với các tỉnh trong cả nƣớc. Việc đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng xuyên Á từ Côn Minh (Trung Quốc)-Quảng Ninh-Hải phòng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá.
- Giáp Thủ đô Hà Nội đƣợc xem nhƣ là một thị trƣờng rộng lớn đứng thứ hai trong cả nƣớc, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nƣớc. Hà Nội sẽ là một trong những thị trƣờng lớn tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lƣới gia công và phát triển các xí nghiệp vệ tinh của Thủ đô trong quá trình CNH, HĐH.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.
- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đƣờng bộ giao lƣu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.
- Những năm qua, kinh tế Bắc Ninh có bƣớc phát triển nhanh và tƣơng đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,26%/năm.
- Bắc Ninh là tỉnh tập trung nguồn nhân lực có trình độ dân trí khá cao, năng động và sáng tạo trong làm ăn kinh tế, trong giao lƣu buôn bán, dịch vụ, có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng nhƣ trình độ quản lý tiên tiến.
- Khu công nghiệp tập trung: Đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung đã đƣợc phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng vốn đầu tƣ hạ tầng đạt 865 triệu USD 10 KCN đã đi vào hoạt động, 5 KCN đang làm thủ tục triển khai xây dựng.
- Thủ tục hành chính về thẩm tra, phê duyệt cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho các dự án luôn đƣợc cải thiện, tạo thuận lợi và nhanh chóng cho các nhà đầu tƣ. Chế độ ƣu đãi đối với các dự án khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tƣ đƣợc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
- Bƣu chính viễn thông với mạng lƣới và thiết bị hiện đại, có khả năng cung