5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” nhằm giảm chi phí thời gian của doanh nghiệp FDI, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, minh bạch. Bộ máy hành chính gọn nhẹ, sáng suốt, các thủ tục hành chính và những quy định pháp lý đơn giản, công khai và nhất quán, đƣợc thực hiện bởi những cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Để thực hiện có hiệu quả các cơ chế ban hành, cần có sự tổ chức, bố trí, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan. Đồng thời, tỉnh cũng cần thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ chế này, duy trì các cuộc gặp gỡ đối thoại thƣờng niên với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm kịp thời phát hiện, giải quyết những vấn đề bất cập nảy sinh.
4.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường giám sát các doanh nghiệp FDI đã được cấp phép và hoạt động
Để tránh tình trạng buông lỏng quản lý, cần tăng cƣờng chất lƣợng công tác thẩm định các dự án đầu tƣ kết hợp với công tác giám định công nghệ nhập, nhằm ngăn ngừa một số đối tác nhập thiết bị cũ, nát về công nghệ. Để khắc phục tình trạng can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp FDI, tỉnh cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc quản lý hoạt động FDI theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của mình, cần quy định rõ ràng, cụ thể các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm. Xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa cơ quan cấp tỉnh, nhà đầu tƣ và chính quyền địa phƣơng trong quá trình triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tƣ khi đi vào hoạt động ổn định. Thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp FDI để giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc đồng thời ngăn ngừa doanh nghiệp hoạt động trái pháp luật, thực hiện kiên quyết rút giấy phép đầu tƣ, giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án, doanh nghiệp FDI không triển khai, chậm triển khai dự án, hoạt động không hiệu quả, vi phạm GCNĐT và quy định của Nhà nƣớc.
4.2.4. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ
Cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng là cơ sở để thu hút và thực hiện các dự án FDI có hiệu quả. Muốn vậy Bắc Ninh cần sớm xây dựng đồng bộ quy hoạch về thu hút FDI trên địa bàn toàn tỉnh. Quy hoạch và xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng tỷ trọng chi đầu tƣ cho giao thông, điện, nƣớc, thông tin liên lạc, đầu tƣ xây dựng các khu chung cƣ cho công nhân; nâng cấp hệ thống khách sạn - du lịch
nay. Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ƣơng để đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng. Đẩy mạnh đầu tƣ giao thông bằng cách tiếp tục thu hút các nguồn lực đầu tƣ thông qua xã hội hóa bằng hình thức đầu tƣ xây dựng - chuyển giao (BT); kêu gọi các nhà đầu tƣ để thực hiện đầu tƣ, hoàn thiện hệ thống giao thông của
tỉnh, kết nối với các tuyến quốc lộ, kết nối khu vực phía Bắc và phía Nam sông Đuống theo quy hoạch đã đƣợc duyệt, giai đoạn đầu tập trung phát triển hệ thống giao thông phía Nam sông Đuống. Về lĩnh vực Điện nên phát triển hệ thống cấp điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và có sự trao đổi với các doanh nghiệp sản xuất đặc thù.
4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư
Nguồn nhân lực - yếu tố con ngƣời có ý nghĩa quan trọng hàng đầu và quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các Công ty nƣớc ngoài thƣờng chƣa thoả mãn với số lƣợng và chất lƣợng lao động cung cấp cho họ. Vì thế, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh cần đƣa ra:
- Tiếp tục tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đáp ứng cho nhu cầu để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng.
- Mở rộng quy mô và tiếp tục đa dạng hoá, xã hội hoá trong đào tạo nguồn nhân l
. - Nâng cao chất lƣợng và đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo nguồn nhân lực. Yêu cầu chất lƣợng đào tạo của các trƣờng phải theo sát những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và sự phát triển về công nghệ nhằm đáp ứng đƣợc nguồn nhân lực theo yêu cầu của các Công ty nƣớc ngoài.
- Xây dựng hệ thống chính sách về đào tạo, sử dụng và thu hút nguồn nhân lực. Tăng cƣờng đầu tƣ cho nguồn nhân lực: tăng tỷ trọng ngân sách đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thể dục thể thao.
- Đổi mới công tác quản lý trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực: xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của tỉnh để xác
định nhu cầu với sử dụng nguồn nhân lực: dự báo về nhu cầu lao động của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, điều tra về số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật phù hợp với tình hình sự báo.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc, sự hỗ trợ từ các chƣơng trình của các tổ chức quốc tế để phát triển hệ thống đào tạo tại Bắc Ninh theo quy hoạch và kế hoạch đã đề ra.
- Có những ƣu đãi, hỗ trợ đối với những sinh viên tốt nghiệp có nguyện vọng công tác tại Bắc Ninh, tạo điều kiện khuyến khích họ nâng cao trình độ chuyên môn để đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển
của tỉnh /1 sinh viên lên 1 ).
- Các cơ quan chức năng cần phối hợp với các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh trong việc tuyên truyền, giới thiệu với sinh viên về cơ hội việc làm tại Bắc Ninh, triển vọng và những nỗ lực phát triển của tỉnh.
Việc đào tạo nhân lực và thu hút nhân tài là giải pháp có ý nghĩa to lớn không chỉ với việc tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài mà còn rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh trong quá trình CNH-HĐH u hƣớng của FDI sẽ ngày càng chuyển sang các ngành có hàm lƣợng vốn là công nghệ cao. Vì thế, cần có chính sách thu hút, gi o dục đào tạo hợp lý để hình thành đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có đủ trình độ, tay nghề đáp ứng đƣợc yêu cầu đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sản xuất hàng xuất khẩu nhƣ: Samsung, Nokia và Canon…
- nâng cao chất lƣợng đội ngũ công nhân cũng cần phải có đội ngũ cán bộ có năng lực làm công việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: phải soạn thảo đƣợc các dự án để thực hiện, quảng bá cho các nhà đầu tƣ thấy tính khả thi của công cuộc đầu tƣ, làm nổi bật tính hấp dẫn của các dự án. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tƣ ảnh hƣởng rất nhiều đến
tâm lý của các đầu tƣ nƣớc ngoài. Ở Bắc Ninh đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn này còn rất thiếu nhiều, trình độ ngoại ngữ còn yếu, vì vậy các giải pháp đặt ra là: Tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tƣ ƣu tiên sử dụng những cán bộ có trình độ chuyên môn có kinh nghiệm, có kế hoạch cho đi đào tạo ở các trƣờng chuyên môn trong nƣớc nhất là trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ còn yếu để đáp ứng kịp thời yêu cầu đề ra.
4.2.6. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư
n , bám sát nhu
cầu thực tế của tỉnh, giới thiệu với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài về môi trƣờng đầu tƣ ở Bắc Ninh và hỗ trợ các nhà đầu tƣ trong quá trình thực hiện đầu tƣ. Kết hợp xúc tiến đầu tƣ với xúc tiến thƣơng mại và du lịch tại các nƣớc có tiềm năng về thƣơng mại nhƣ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nƣớc EU, Bắc Mỹ, ASEAN; các nƣớc có tiềm năng về du lịch nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, EU, Bắc Mỹ, Nga; Kết hợp với các bộ, ngành trung ƣơng nhƣ Bộ ngoại giao tổ chức một số buổi giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời tăng cƣờng hợp tác với các đại diện ngoại giao Việt Nam ở nƣớc ngoài để quảng bá kêu gọi đầu tƣ
Giang, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng, Hải Phòng, các đơn vị tƣ vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tƣ để tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tƣ, quảng bá hình ảnh của tỉnh mỗi năm từ 2-3 lần; Lồng ghép chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ của tỉnh với chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ quốc gia. Chủ động công tác xúc tiến đầu tƣ với nhiều hình thức khác nhau, chú trọng hình thức trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với các đối tác, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới để giới thiệu điều kiện, môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh. Công khai, minh bạch thông tin đầu tƣ, quảng bá hình ảnh địa phƣơng trên các trang web của tỉnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh (www.bacninh.gov.vn), Cổng thông tin Doanh nghiệp và Đầu tƣ tỉnh BN (www.bacninhbusiness.gov.vn), Báo Bắc Ninh (www.baobacninh.com.vn), KCN tỉnh (http://www.izabacninh.gov.vn).
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội đã đƣợc phê duyệt của tỉnh, định kỳ xây dựng “Danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài” với các thông tin dự án đƣợc cập nhật hàng năm và tính khả thi ngày càng đƣợc nâng cao, tập trung vào một số lĩnh vực ƣu tiên phát triển, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, ngành dịch vụ, lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị... bằng các thứ tiếng Anh, Nhật, Hàn, Pháp, Trung để thực hiện công tác xúc tiến đầu tƣ phù hợp với thị trƣờng từng nƣớc. Đi liền với công tác xúc tiến đầu tƣ, Bắc Ninh cần phát triển hơn nữa dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ. Dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và Việt Nam gặp gỡ, cùng hợp tác với nhau. Nói một cách khác, dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ cần đạt đến trình độ môi giới đầu tƣ.
Qua nghiên cứu tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, có một thực tế là rất nhiều doanh nghiệp của Bắc Ninh nói rằng họ có đất đai, nhà xƣởng, có kinh nghiệm sản xuất, có hiểu biết về thị trƣờng và rất cần tìm đối tác nƣớc ngoài cùng liên doanh, cùng khai thác và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trƣờng mà không tìm đƣợc. Trong khi đó, cũng có nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn đầu tƣ vào Bắc Ninh mà không biết nên lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ nào và tìm đối tác Việt Nam nào để hợp tác đầu tƣ. Nếu dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ của Bắc Ninh có thể làm trung gian giữa các đối tác đầu tƣ nƣớc ngoài và Việt Nam thì Bắc Ninh không chỉ có cơ hội thu hút đƣợc nhiều hơn số vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài mà hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng sẽ đƣợc nâng cao. Với những lý do phân tích trên, việc xúc tiến đầu tƣ và phát triển dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ là một vấn đề rất cần đƣợc quan tâm.
4.3. Kiến nghị
Những giải pháp đƣợc nêu ở trên có những giải pháp phải có quá trình chuẩn bị và có thời gian thực hiện, nhƣng để tiếp tục có cơ chế hấp dẫn ngay việc thu hút FDI vào địa bàn Bắc Ninh, tác giả có một số đề kiến nghị:
4.3.1. Đối với Nhà nước
4.3.1.1. Về môi trường pháp lý
- Rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tƣ, đồng thời kiến nghị phƣơng án xử lý nhằm tạo dựng môi trƣờng kinh doanh đồng bộ, rõ ràng và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc.
- Nghiên cứu, ban hành văn bản hƣớng dẫn áp dụng một số cam kết chƣa có cách hiểu thống nhất và ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn một số nội dung chƣa rõ ràng tại Nghị định số 108/2006/ NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Đầu tƣ.
- Sửa đổi chính sách ƣu đãi đầu tƣ phù hợp với định hƣớng thu hút ĐTNN đến năm 2020, điều chỉnh hoặc loại bỏ các điều kiện không phù hợp cam kết WTO của Việt Nam và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tƣ đồng thời đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nƣớc trong khu vực.
- Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tƣ và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vƣớng mắc phát sinh. Xây dựng văn bản hƣớng dẫn các địa phƣơng và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa về ĐTNN làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tƣ.
- Ban hành các ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trƣờng học, văn hoá, thể thao) cho ngƣời lao động làm việc trong các KCN, KCX, khu công nghệ cao.
4.3.1.2. Về công tác quản lý nhà nước
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp trong quản lý ĐTNN theo hƣớng phát huy quyền chủ động của địa phƣơng, đồng thời đảm bảo tập trung thống nhất, hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nƣớc.
- Các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ đúng quy hoạch đối với các dự án khi cấp GCNĐT.
- Kiên quyết đình chỉ đối với những dự án đã đƣợc cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ mà không phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủ tục… Cơ quan cấp GCNĐT có trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về ĐTNN, đƣợc nối mạng với cơ quan trung ƣơng, địa phƣơng, doanh nghiệp ĐTNN.
- Tập trung hỗ trợ các dự án đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án đã đƣợc cấp phép đi vào sản xuất kinh doanh.
- Tăng cƣờng sử dụng các công cụ giám sát nhƣ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán; cơ chế giám định, định giá... để nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động đầu tƣ.
- Tăng cƣờng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành, địa phƣơng để giải quyết vƣớng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chƣơng trình đào tạo cho cán bộ về ĐTNN nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật các quy định của pháp luật về đầu tƣ.
4.3.1.3. Về thủ tục hành chính
Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế liên thông - một cửa ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tƣ và quản lý đầu tƣ. Tăng cƣờng năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tƣ; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam.
- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch ngành/lĩnh vực, công bố công khai các quy hoạch theo vùng và địa phƣơng, ban hành các tiêu chí đối với một số ngành, lĩnh vực, đặc biệt là đối với các ngành nằm trong cam kết WTO; công