Thực trạng quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 67 - 125)

5. Bố cục của luận văn

3.2.Thực trạng quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc

3.2.1.

3.2.1.1. Quy mô, số lượng các dự án FDIi tại tỉnh

Từ năm 2008 đến 2012 trên địa bàn Bắc Ninh đã có 248 dự án FDI trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 3.518,6 triệu USD. Tính trung bình, mỗi năm có 49,6 dự án đƣợc cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký bình quân là 703,2 triệu USD/năm. Quy mô bình quân mỗi dự án đầu tƣ đƣợc cấp giấy phép trong thời kỳ này là 14,1 triệu USD/dự án, cụ thể nhƣ sau:

Bảng số 3.1: Quy mô, số lƣợng các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn Bắc Ninh giai đoạn 2008-2012

Năm Số dự án ( ) Vốn đăng ký (triệu USD) Quy mô bq (triệuUSD/dự án) 2008 76 1.426,4 18,7 2009 28 188,9 6,7 2010 35 228,1 6,5 2011 53 595,6 11,2 2012 56 1.079,6 19,2 Tổng 248 3.518,6 14,1

Hoạt động ĐTNN tại Bắc Ninh trong 5 năm gần đây có thể nói có nhiều khởi sắc và sôi động hơn so với giai đoạn trƣớc năm 2008, chỉ riêng trong năm 2008 bằng việc cấp mới 76 dự án ĐTNN với tổng vốn đầu tƣ thu hút 1.426,4 triệu USD, gần bằng cả tổng lƣợng vốn ĐTNN thu hút đƣợc của 10 năm trƣớc đó và năm 2008 đã ghi dấu mốc lần đầu tiên tỉnh Bắc Ninh vƣợt con số 01 tỷ USD vốn FDI tại địa bàn. Năm 2009, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động ĐTNN trong cả nƣớc và tại Bắc Ninh đều suy giảm nhƣng đến năm 2010 hoạt động này lại bắt đầu sôi động trở lại và đến năm 2011 -2012 đã có 109 dự án ĐTNN đƣợc cấp phép tại địa bàn, trong đó đáng kể nhất là dự án của tập đoàn Nokia đã đầu tƣ vào khu công nghiệp Vsip Bắc Ninh với số vốn đầu tƣ trên 500 triệu USD trong đó đã đầu tƣ là 302 triệu USD, đây là nhà máy đầu tiên của Nokia tại Đông Nam Á, là cơ sở sản xuất thứ 11 trong mạng lƣới sản xuất toàn cầu của Nokia và là một trong 34 công ty quốc tế khác đang thuê đất tại VSIP Bắc Ninh. Việc một số nhà đầu tƣ lớn thuộc lĩnh vực điện tử, sản phẩm có công nghệ cao từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc nhƣ: Sam Sung, Canon, Sumitomo, Foxcon, Longtex... đã vào Bắc Ninh đầu tƣ là một nét mới trong thu hút các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài tại địa phƣơng, trong đó xuất hiện khuynh hƣớng những nhà đầu tƣ có khả năng cao hơn về vốn, về công nghệ đã quan tâm và lựa chọn các KCN của tỉnh làm địa điểm đầu tƣ nhƣ công ty Samsung là một minh chứng. Điều đó chứng tỏ chiến lƣợc phát triển các KCN, CCN của tỉnh là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Trong tổng số 248 dự án FDI tại Bắc Ninh, có 218 dự án đã tiến hành sản xuất kinh doanh chiếm 87,9% số dự án và 88,2% tổng vốn đầu tƣ; 25 dự án đang triển khai xây dựng chiếm 10,1% số dự án và 6% tổng vốn đầu tƣ, 5 dự án chƣa triển khai chiếm 1,9% số dự án và 5,8% tổng vốn đầu tƣ.

3.2.1.2. Cơ cấu theo hình thức đầu tư của các dự án FDI vào tỉnh Bắc Ninh

- Theo Luật Đầu tƣ, các nhà đầu tƣ đƣợc phép đầu tƣ dƣới nhiều hình thức, tuy nhiên trên địa bàn Bắc Ninh các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đầu tƣ vào chủ yếu dƣới hai hình thức: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Mặc dù các hình thức đầu tƣ đều bình đẳng, nhƣng trong thực tế hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng, tỷ trọng của các hình thức này rất khác nhau. Trong giai đoạn 2008-2012, hình thức 100% vốn nƣớc ngoài chiếm ƣu thế tại Bắc Ninh với 223 dự án, chiếm 90,08% tổng dựa án với số vốn 3.159 triệu USD, chiếm 89,78%. Số dự án liên doanh có 25 dự án với 359,6 triệu USD vốn đầu tƣ. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giai đoạn này đã không xuất hiện. Cơ cấu các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Bắc Ninh trong giai đoạn 2008 - 2012 nhƣ sau:

Bảng số 3.2 đầu tƣ của các dự án FDI

tại Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2012

Hình thức Dự án Vốn đầu tƣ (dự án) (%) Số vốn (Tr.USD) (%) Liên doanh 25 9,92 359,6 10,22 100% VĐTNN 223 90,08 3.159 89,78 Tổng 248 100 3.518,6 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2012

Điểm nổi bật ở các hình thức đầu tƣ là hình thức doanh nghiệp liên doanh có xu hƣớng giảm dần, hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng dần. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là hình thức đầu tƣ duy nhất trong suốt những năm qua và chiếm tỷ trọng vốn đầu tƣ cao trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 với gần 3,2 tỷ USD. Qua nghiên cứu cho thấy trong các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc

quy định trong Luật đầu tƣ thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đang là hình thức đầu tƣ chiếm ƣu thế cả về số dự án và tỷ trọng vốn đầu tƣ ở Bắc Ninh. Hình thức này ít mang lại những lợi ích có tính lâu dài đối với nƣớc nhận đầu tƣ nhƣ công nghệ, công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng.

3.2.1.3. Quy mô và cơ cấu của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế

Xét về tổng thể, cơ cấu của các dự án FDI theo ngành kinh tế tại Bắc Ninh trong giai đoạn 2008-2012 tƣơng đối giống so với tình hình FDI chung của cả nƣớc. Trong số các dự án FDI tại Bắc Ninh, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (97,1% tổng số dự án và 98% tổng vốn đăng ký), tiếp đó là dịch vụ (2,4% tổng số dự án nhƣng chỉ chiếm 1,6% tổng vốn đăng ký) và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là ngành xây dựng (0,5% tổng số dự án nhƣng chiếm 0,4% tổng vốn đăng ký). Cơ cấu vốn FDI thu hút đƣợc tƣơng đối phù hợp với mục tiêu CNH- HĐH nền kinh tế, từng bƣớc hình thành cơ cấu kinh tế CN-DV- NN.

Bảng số 3.3: Cơ cấu các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong giai đoạn 2008 -2012 phân theo ngành kinh tế

Ngành Dự án Vốn đầu tƣ Số ) (%) Số (triệu USD) (%) Công nghiệp 241 97,1 3.450 98 - Dvụ 6 2,4 55 1,6 1 0,5 13,6 0,4 Tổng 248 100 3.518,6 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh 2012

Trong ngành công nghiệp, nổi bật nhất là các dự án sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử. Hiện nay, tại Bắc Ninh có 2 dự án sản xuất và lắp ráp điện tử lớn là Canon và Samsung với vốn đầu tƣ 800 triệu USD. Các dự án này đã

khai thác tốt lợi thế của Bắc Ninh về nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ cao, hệ thống giao thông vận tải thuận lợi...; Ngành -dịch vụ trong giai đoạn này có 6 dự án đầu tƣ nhƣng vốn đăng ký chỉ chiếm 2,4% tổng vốn đầu tƣ do mặt bằng thu nhập dân cƣ chƣa cao, mức sống của ngƣời dân còn thấp, nhu cầu về dịch vụ chƣa phát triển; Ngành tỷ trọng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đầu tƣ vào là thấp nhất nhƣng suất đầu tƣ trên dự án lại cao chứng tỏ các nhà đầu tƣ đã đầu tƣ công nghệ tƣơng đối tốt cho lĩnh vực này và cơ bản đáp ứng đƣợc những yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Ngành nông nghiệp Bắc Ninh do không có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ch , nên

trong giai đoạn này ầ

.

3.2.1.4. Quy mô và cơ cấu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh theo đối tác đầu tư

Tính đến 31/12/2012, có các Công ty và nhà đầu tƣ của 21 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành các hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có vốn FDI cao nhất với 1.658 triệu USD, chiếm 34,6% tổng vốn đầu tƣ đăng ký; tiếp theo là Nhật Bản 930,6 triệu USD, chiếm 19,4%; Singapore 866,6 triệu USD, chiếm 18,1%; Đài Loan 336 triệu USD, chiếm 7,02%; Phần Lan 302 triệu USD, chiếm 6,31%; Hồng Kông 113,8 triệu USD, chiếm 2,38%; Trung Quốc 101,7 triệu USD, chiếm 2,12%; Hà Lan 73 triệu USD chiếm 1,52 %; Cayman Islands 67 triệu USD, chiếm 1,4%; Hoa Kỳ 62,2 triệu USD, chiếm 1,3%; Luxembourg 35 triệu USD, chiếm 1,3%; Các nƣớc và khu vực khác 197,6 triệu USD, chiếm 4,12%. Các nhà đầu tƣ Châu Á là những nhà đầu tƣ vào Việt Nam nhiều nhất, các nƣớc này không chỉ chiếm phần lớn về dự án mà cả vốn đầu tƣ. Các nƣớc Châu Âu và Châu Mỹ đầu tƣ vào tỉnh Bắc Ninh còn khiêm tốn do việc quảng bá về tỉnh Bắc Ninh còn hạn chế…

Bảng số 3.4: Thu hút vốn theo đối tác đầu tƣ ĐVT: Triệu USD TT Đối tác đầu tƣ Số dự án Vốn đăng ký Số tiền Tỷ trọng 1 CHND Trung Hoa 35 101,7 2,12 2 Nhật Bản 78 930,6 19,44 3 Đài Loan 30 336,0 7,02 4 Hàn Quốc 122 1.658,0 34,6 5 Hoa Kỳ 7 62,2 1,3 6 Singapore 12 866,6 18,1 7 Thái Lan 5 35,9 0,75 8 Hồng Kông 18 113,8 2,38 9 Malaysia 7 78,8 1,65 10 Bruney 4 16,2 0,34

11 Vƣơng quốc Anh và Cộng hòa Pháp 12 45,3 0,95

12 Italia 3 20,3 0,42 13 Samoa 1 12,0 0,25 14 Belize 2 22,0 0,46 15 Cộng hòa Mauritius 1 6,0 0,13 16 Luxembourg 1 35,0 0,73 17 Cayman Islands 1 67,0 1,4 18 Ấn độ 1 3,0 0,06 19 Hà Lan 1 73,0 1,52 20 Phần Lan 1 302,0 6,31 21 Thụy Sĩ 1 1,9 0,04 Tổng 343 4.787,3 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh

3.2.1.5. Quy mô và cơ cấu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo KCN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc, phát huy lợi thế về địa kinh tế, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, Bắc Ninh đã thực hiện quy

hoạch xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp, coi đây là khâu đột phá trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng công nghiệp, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII, và XVIII “Đƣa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2015”. Với những giải pháp nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ minh bạch, rõ ràng, hấp dẫn, tin cậy để vận động thu hút, nâng cao chất lƣợng dòng vốn đầu tƣ, đến hết năm 2012 các KCN Bắc Ninh đã thu hút 212 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với tổng số vốn đăng ký là 3.335,7 triệu USD, quy mô bình quân một dự án đạt 15,73 triệu USD.

Bảng số 3.5: Thu hút vốn FDI từ năm 2008-2012

Địa điểm đầu tƣ Dự án Vốn đầu tƣ đăng ký

Số lƣợng Tỷ trọng Trị giá (triệu USD) Tỷ trọng

Trong KCN 212 83 3.335,7 94,8

Ngoài KCN 36 16,9 182,9 5,2

Tổng 248 100 3.518,6 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh Bắc Ninh tập trung chủ yếu và ngày càng tăng vào các KCN, KKT với gần 95% tổng vốn đăng ký trong toàn Tỉnh, số lƣợng các dự án đầu tƣ bên ngoài KCN, KKT có số vốn đăng ký thấp, quy mô vốn nhỏ. Kết quả này là do các KCN, KTT đã có sẵn cơ sở hạ tầng, giải quyết các thủ tục nhanh, tỉnh cũng có chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ vào các KCN, KKT nhƣ hỗ trợ giải phóng mặt bằng, ƣu đãi thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng…

Tính đến thời điểm hiện tại, Bắc Ninh có 15 Khu công nghiệp tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp. Tổng diện tích 6.847 ha; với tổng diện tích đất công nghiệp đƣợc quy hoạch cho thuê 2.138,53 ha, diện tích đã thu hồi 1.682,95 ha, đã cho thuê 1.259,81 ha.

Có 10 KCN đang triển khai đầu tƣ xây của Bắc Ninh đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng số 3.6: Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2012

STT DT quy hoạch (ha) Diện tích XD (ha)

Diện tích đã cho thuê

DT (ha)

(%)

1 Tiên Sơn Vigaraera 349 239.3 172 71.8

2 Quế Võ I C.ty ĐT Kinh Bắc 402 283.5 216 76,2

3 Đại Đồng - H.Sơn Công ty SaiGonTel 272.2 189.4 151 79,7

4 Yên Phong I Vigaraera 351.4 220.6 145 65.7

5 N. Sơn - Hạp Lĩnh Vigaraera 402.5 241 100 41.5

6 Thuận Thành III C.ty Khai Sơn 140 106 56 52.8

7 Quế Võ II Công ty ĐT Kinh Bắc 273 185 46 24.9

8 Quế Võ mở rộng Công ty ĐT Kinh

Bắc 300 203 132 65.0

9 VSIP- BNinh Công ty VNam -

Singapo 700 500 340 68.0

10 Từ Sơn Vigaraera 410 380 315 82.8

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khu công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua có tỷ lệ lấp đầy tƣơng đối nhanh so với các khu công nghiệp trong cả nƣớc. Tỷ lệ lấp đầy bình quân các khu công nghiệp đã đƣợc giao đất và xây dựng hạ tầng hiện nay bình quân 70%, nhiều khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy diện tích đất cho thuê nhƣ: khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn, khu công nghiệp Quế Võ 1... Nhƣ vậy, đến nay các khu công nghiệp của tỉnh đã quy hoạch, diện tích đất còn lại để cho thuê không nhiều mà chủ yếu là các KCN mới đƣợc phê duyệt, cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc hoàn thiện, các chính sách tác động chƣa đủ mạnh để tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ...

D lấp đầy các KCN của Bắc Ninh đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

ĐVT: ha

Biểu 3.1: lấp đầy các KCN tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: BQL các KCN Bắc Ninh năm 2012

3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh

Sau hơn 15 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Những thành tựu này thể hiện thông qua quy mô, cơ cấu vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các dự án khá thích hợp đã và đang có đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Ninh trên một số mặt chủ yếu sau:

3.2.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Nhờ những điều kiện thuận lợi và những nỗ lực không ngừng của Bắc Ninh trong việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài mà nguồn vốn này trở thành một nguồn vốn khá quan trọng cho sự tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Điều này thể hiện trƣớc hết thông qua quy mô và tỷ trọng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhƣ sau:

Bảng 3.7: Vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân theo nguồn vốn giai đoạn 2008-2012 nguồn vốn giai đoạn 2008-2012

ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

I- Vốn nhà nƣớc 1.213,3 2.273,3 2.385,4 1.645 1.596

Tỷ lệ % 9,5 13,7 11,2 7,3 6,7

II- Vốn của dân cƣ và các tổ chức ngoài nhà nƣớc 7.478,6 10.296,0 12.840,1 9.370 10.139 Tỷ lệ % 58,9 61,6 60 42,2 42,3 III - Vốn FDI 4.002,1 4.126,6 6.163,1 11.252,1 12.208 Tỷ lệ % 31,6 24,7 28,8 50,5 51 Tổng số: 12.694 16.695,8 21.388,6 22.267,1 23.943

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2012

Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã góp phần tạo thêm tài sản cố định mới, cơ sở vật chất mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là một tiền đề quan trọng để tăng khối lƣợng của cải vật chất và phi vật chất đƣợc tạo ra trên địa bàn tỉnh, tạo sự tăng trƣởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

3.2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp phần chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 67 - 125)