5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Về công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch luôn đƣợc các cấp lãnh đạo của tỉnh Bắc Ninh chú trọng, đến nay hầu hết các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, của các huyện, thành phố đã đƣợc lập và phê duyệt, là cơ sở để quản lý cấp phép đầu tƣ.
Nét nổi bật tại Bắc Ninh là đã tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xác định các khu, các cụm công nghiệp để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng. Tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tƣ nhƣ: công khai, minh bạch môi trƣờng đầu tƣ; đơn giản hóa các thủ tục đầu tƣ; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ; không ngừng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ.
3.3.2. Về công tác thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Trong những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã tích cực thực hiện đồng bộ việc cải cách hành chính theo hƣớng một cửa, một cửa liên thông hiện đại để bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn và tiết kiệm nhất.
Để đổi mới tỉnh đã triển khai Đề án cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện và tiếp tục hoàn thiện cơ chế "một cửa", thành lập "Tổ tiếp nhận và
hoàn trả hồ sơ" và đƣa vào hoạt động để tiếp nhận, cấp phép cho các dự án
đầu tƣ trong và ngoài nƣớc theo quy định tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ trong việc giao dịch với các cơ quan quản lý của tỉnh. Việc thực hiện cải cách mạnh mẽ, thủ tục hành chính, đổi mới, cải tiến lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức khi giao tiếp, giải quyết công việc cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân tại “Bộ tiếp nhận và trả kết quả”. đã góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ thứ 22 năm 2011 PCI của Bắc Ninh đƣợc cải thiện rõ rệt và có bƣớc đột phá, đứng thứ 2 trên 63 tỉnh, thành phố của cả nƣớc.
Đến nay, thời gian cấp phép cho dự án ĐTNN đƣợc rút ngắn so với quy định của Chính phủ (Điểm 3 Điều 46 Luật Đầu tƣ quy định “Cơ quan quản lý nhà nƣớc đầu tƣ cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tƣ hợp lệ”). Đối với dự án trong Khu công nghiệp: Nhà đầu tƣ đƣợc nhận mặt bằng triển khai dự án ngay sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ; đối với dự án đầu tƣ tại các CCN: tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và địa phƣơng có liên quan triển khai công việc giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tƣ trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ chính thức, hợp lệ/30 ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với dự án bên ngoài KCN, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 03 ngày làm việc đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ; 15 ngày làm việc đối với dự án thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.
Liên Sở Kế hoạch và Đầu tƣ - Xây dựng - Tài nguyên và Môi trƣờng đã biên soạn Sổ tay hƣớng dẫn nhằm cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ các thủ tục đầu tƣ ngoài khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; các kỹ năng hoàn chỉnh hồ sơ tiến hành các thủ tục hành chính tại từng cơ quan; các tình huống thƣờng gặp và cách giải quyết; địa chỉ thụ lý hồ sơ theo từng thủ tục trong quá trình đầu tƣ của doanh nghiệp.
3.3.3. Về hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư
Ban quản lý các KCN tỉnh hỗ trợ nhà đầu tƣ một cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tƣ, hƣớng dẫn thủ tục đầu tƣ, xây dựng và triển khai dự án; biên soạn tài liệu giới thiệu môi trƣờng đầu tƣ; thƣờng xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thời kỳ 2010 - 2015 để làm căn cứ xúc tiến, thu hút đầu tƣ; tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá hình ảnh môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tƣ tại: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… Đồng
thời tham gia cùng đoàn Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ vận động đầu tƣ ở nƣớc ngoài; xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tƣ; chủ động thiết lập quan hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thƣơng mại của các nƣớc (nhƣ: JETRO, AUSAID, KOTRA, GTZ, JICA…) và Trung tâm xúc tiến đầu tƣ phía Bắc.
Tỉnh luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho Nhà đầu tƣ đến đầu tƣ, áp dụng các chính sách ƣu đãi cao nhất theo quy định cho Nhà đầu tƣ và đƣợc quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận đầu tƣ. Đồng thời áp dụng các gói hỗ trợ ngoài hàng rào các dự án, nhất là các dự án lớn, quan trọng. Đối với các dự án có qui mô lớn, để tạo điều kiện hỗ trợ Nhà đầu tƣ trong việc thực hiện các thủ tục đầu tƣ và giải phóng mặt bằng, Tỉnh thành lập các Ban Chỉ đạo, Ban Bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ cấp Tỉnh. Hàng năm, UBND tỉnh Hội nghị đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp và Nhà đầu tƣ để nghe phản ánh trực tiếp các khó khăn, vƣớng mắc của Nhà đầu tƣ. Qua đó, đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phƣơng giải quyết, tạo điều kiện cho Nhà đầu tƣ triển khai dự án đƣợc thuận lợi nhất.
3.3.4. Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát
Công tác quản lý, giám sát đƣợc thực hiện có kế hoạch, thƣờng xuyên, chặt chẽ và đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tƣ đƣợc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đúng tiến độ, hạn chế đƣợc các tác hại về môi trƣờng.
Hàng năm các cơ quan chức năng của Tỉnh tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình triển khai một số dự án theo các nội dung đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Qua đó đã kịp thời nhắc nhở và có biện pháp tháo gỡ cho Nhà đầu tƣ triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tƣ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các Nhà đầu tƣ triển khai thực hiện dự án sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. UBND Tỉnh kiên
quyết thu hồi những dự án chậm triển khai hoặc dự án đăng ký đầu tƣ nhƣng không triển khai.
Quản lý Nhà nƣớc sau cấp giấy chứng nhận đầu tƣ theo góc độ quản lý nhà nƣớc theo Quy chế hoạt động của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 61/QĐ-BQL ngày 16/7/2008 của Trƣởng ban Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, Phòng Quản lý doanh nghiệp có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:
- Theo dõi tiến độ và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện dự án theo đúng giấy chứng nhận đầu tƣ đã đƣợc cấp;
- Theo dõi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo qua các báo cáo thống kê định kỳ tháng, quý, năm,…
- Thực hiện việc hỗ trợ, giải quyết các khó khăn vƣớng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện đầu tƣ thực hiện dự án;
- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.4. Những thành công và hạn chế của quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Bắc Ninh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Bắc Ninh
3.4.1. Những thành công của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh
Sau hơn 15 năm tái lập, tỉnh Bắc Ninh đã từng bƣớc tiến dần trên con đƣờng CNH, HÐH. Năm 2012, tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt 12,3%, xếp thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Hồng và thứ chín trong cả nƣớc. Năm 2012 Bắc Ninh đứng vào Top 5 tỉnh của cả nƣớc thu hút nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Ninh tăng liên tục nhiều năm, năm 2008 xếp thứ 16 trong cả nƣớc, đến năm 2010 xếp thứ 6/63 tỉnh thì đến năm 2011 đã xếp thứ 2/63 tỉnh thành trong cả nƣớc.
Bảng số 3.17: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2012 Năm (Year) Điểm tổng hợp (PCI Score) Kết quả xếp hạng (PCI ranking) Nhóm điều hành (PCI Tier) 2012 62,26 10 Tốt/High 2011 67.27 2 Rất tốt/excellent 2010 64,48 6 Tốt/High 2009 65,7 10 Tốt/High 2008 59,57 16 Khá/Mid-high
Nguồn: Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2013
Có đƣợc kết quả trên do Bắc Ninh đã triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tƣ có hiệu quả, môi trƣờng đầu tƣ luôn đƣợc cải thiện theo hƣớng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Đây là một bƣớc tiến lớn trong việc nâng cao hình ảnh của tỉnh đối với các nhà đầu tƣ.
Doanh nghiệp có vốn Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Bắc Ninh đã có những thành tựu đáng kể, có nhiều đóng góp tích cực, tạo đà cho Bắc Ninh tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Cụ thể nhƣ sau:
- Trong điều kiện đầu tƣ ngân sách còn hạn hẹp, các doanh nghiệp Nhà nƣớc còn gặp nhiều khó khăn, vốn tiềm ẩn trong dân chƣa đƣợc huy động nhiều thì việc huy động một lƣợng lớn vốn FDI đã bổ sung kịp thời cho nhu cầu về vốn của Bắc Ninh.
- Cơ cấu thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo chiều hƣớng ngày càng phù hợp với hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Bắc Ninh, thể hiện qua việc thu hút ngày càng nhiều các dự án về công nghiệp. Số dự án sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác. Nhiều dự án nhanh chóng phát huy hiệu quả, đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất hàng hoá, thúc đẩy công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng. Những tập đoàn công nghiệp điện tử, viễn thông toàn cầu trên đã hiện diện đất Bắc Ninh không chỉ chứng tỏ sức hút đầu tƣ, mà còn khẳng định một thƣơng hiệu
“Công nghiệp Bắc Ninh” có vị trí và tầm ảnh hƣởng trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Các tiền đề đó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển các KCN của tỉnh, mà trọng tâm là ngành công nghiệp điện tử viễn thông, đƣa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử viễn thông của Việt Nam và khu vực trong tƣơng lai.
- Cùng với việc sản xuất tập trung hƣớng vào xuất khẩu, các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã góp phần mở rộng thị trƣờng. Những sản phẩm từ khu vực FDI đã đƣợc xuất khẩu ra các nƣớc và vũng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI ngày càng tăng và đóng góp càng nhiều vào tổng kim ngạch xuất khẩu đã giúp Bắc Ninh tiếp cận đƣợc thị trƣờng rộng lớn của thế giới tạo nguồn ngoại tệ tham gia vào cân bằng cán cân thanh toán.
- Bằng việc đóng góp các loại thuế, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã tăng thu ngân sách cho tỉnh và có xu hƣớng ngày càng tăng do hoạt động của các doanh nghiệp FDI ngày càng đi vào ổn định và đã qua thời hạn miễn, giảm thuế.
- Các nhà đầu tƣ vào tỉnh Bắc Ninh ngày càng tăng đã tạo đƣợc nhiều hơn việc làm cho hàng ngàn ngƣời lao động với thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng, cao hơn mức lƣơng tối thiểu mà chính phủ quy định cho doanh nghiệp FDI.
- Hiệu quả hoạt động tốt của khu vực FDI đã có tác động lan tỏa đến các thành phần khác thông qua sự liên kết giữa khu vực này với các khu vực khác, công nghệ và năng lực quản lý cũng đƣợc chuyển giao theo. Các doanh nghiệp trong tỉnh có thể học hỏi công nghệ của các doanh nghiệp khu vực FDI qua quan sát các sản phẩm hoặc công nghệ đã đƣợc đƣa vào.
Có đƣợc thành công trên là do:
- Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đƣợc giữ vững, tốc độ tăng trƣởng của Bắc Ninh luôn duy trì ở mức độ cao.
- Bắc Ninh đã ban hành chính sách ƣu đãi FDI, nhất là đầu tƣ vào các khu công nghiệp. Hệ thống chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp FDI đƣợc ban hành khá cụ thể, chi tiết đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng khu vực, lãnh thổ. Đặc biệt, những chính sách ƣu đãi về giá đất, xây dựng kết cấu hạ tầng và giảm, miễn thuế đối với các lĩnh vực ƣu tiên đang là đòn bẩy kinh tế quan trọng cho việc thu hút FDI tại Bắc Ninh. Hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp FDI đang đƣợc chính quyền tỉnh Bắc Ninh quan tâm củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tƣ cũng nhƣ lợi ích của tỉnh, của đất nƣớc.
Với quyết tâm cao trong cải cách thủ tục hành chính nói chung và thủ tục cấp phép dự án FDI nói riêng, Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng nỗ lực rút ngắn thời gian cấp giấy phép, thay đổi tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ trực tiếp liên quan đến giải quyết các thủ tục đầu tƣ, thay đổi nhận thức của các cơ quan ban, ngành có liên quan. Những thay đổi đó đã tạo sự chủ động tích cực, phối hợp với nhau chặt chẽ hơn trong giải quyết thủ tục đầu tƣ, xoá bỏ dần tƣ tƣởng xin cho, cửa quyền. Nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong giải quyết các thủ tục đầu tƣ. Đồng thời, Bắc Ninh có nhiều biện pháp để tăng cƣờng sự hiểu biết và những kinh nghiệm trong quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho các đơn vị liên quan và đội ngũ cán bộ trực tiếp phụ trách.
Bắc Ninh là tỉnh có nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Các cấp, các ngành của tỉnh luôn đồng hành giải quyết vƣớng mắc của doanh nghiệp, nhất là việc thực hiện các thủ tục đầu tƣ mà doanh nghiệp nƣớc ngoài gặp phải.
3.4.2. Những hạn chế của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh
- Thứ nhất, hiệu quả tổng thể nguồn vốn ĐTNN chƣa cao. Trong công nghiệp - xây dựng, các dự án ĐTNN chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia
tăng thấp; có quá ít dự án về cơ sở hạ tầng; tỷ trọng dự án trong nông - lâm - ngƣ nghiệp rất thấp và có xu hƣớng giảm dần trong khi đây là những ngành Việt Nam có thế mạnh. Trong dịch vụ, các dự án bất động sản quy mô lớn còn cao song nhiều trong số dự án này chậm triển khai, gây lãng phí về đất đai, vay vốn trong nƣớc. ĐTNN vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trƣờng… còn hạn chế. ĐTNN hiện tập trung chủ yếu tại địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng miền, không đạt đƣợc mục tiêu hƣớng ĐTNN vào địa bàn khó khăn. Đối tác đầu tƣ vào tỉnh Bắc Ninh chủ yếu từ Châu Á, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao.
- Thứ hai, mục tiêu thu hút chuyển giao công nghệ chƣa đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng, một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lợi dụng sơ hở của luật pháp, yếu kém trong quản lý nhà nƣớc để nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trƣờng, khai tăng giá trị nhập khẩu và giá trị chuyển giao công nghệ.