3.2.6.1 Các chính sách tổng thể
Kinh tế phát triển, đô thị hóa nhanh chóng đã có những tác động tiêu cực đến môi trường. Để giảm sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đời sống nhân dân, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách nhằm làm hạn chế thấp nhất thiệt hại do ô nhiễm môi trường để lại, UBND huyện Ba Bể cũng ban hành một số chính sách, quy định pháp lý
bằng văn bản nhằm tạo sự liên kết, kết hợp chặt chẽ các cấp ngành cùng nhau để làm giảm sự suy thoái ô nhiễm môi trường bởi công tác BVMT không chỉ của một cấp ngành riêng biệt nào mà của tất cả các cấp, các ngành, công tác BVMT không chỉ của một cá nhân hay tập thể mà là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội.
3.2.6.2. Các chính sách đối với các vấn đề ưu tiên
Thực hiện Luật BVMT và Nghị quyết 41-NQ/TW về BVMT và phát triển bền vững trong giai đoạn CNH - HĐH, hàng năm đề ra những chương trình mục tiêu cụ thể với các vấn đề ưu tiên sau:
- Thực hiện đề án “Giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc trên địa bàn tỉnh” theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát về BVMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi được phê duyệt báo cáo ĐTM bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và Bản cam kết BVMT.
- Giáo dục truyền thông môi trường nhằm nâng cao nhận thức về BVMT cho cộng đồng dân cư và xã hội, xây dựng nhiều mô hình quần chúng tham gia BVMT làm tiền đề cho công tác xã hội hóa môi trường.
- Kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nộp phí nước thải theo quy định tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP và ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản.
3.2.6.3. Chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực BVMT
Tăng cường pháp chế về môi trường bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn phù hợp với địa phương về BVMT theo hướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm BVMT của các tổ chức, cá nhân; xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường.
Tăng cường công tác quản lý môi trường ở các cấp, các ngành nhất là kiểm tra, kiểm soát và thanh tra môi trường dần dần đưa các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện nghiêm Luật BVMT
Nghiên cứu đầu tư xây dựng các mô hình điểm để rút kinh nghiệm, nhân rộng trong quản lý, xử lý các vấn đề cụ thể về môi trường.
Bên cạnh đó tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải được tăng cường và mở rộng.
3.2.6.4. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho BVMT
Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT hàng năm đúng mục đích, tiến độ và có hiệu quả.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng chương trình “Sản xuất sạch hơn – CDM” bằng các chính sách như: hỗ trợ về vốn để tham quan học tập kinh nghiệm cải tiến công nghệ sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường.
Thực hiện các chủ trương và chỉ đạo của nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác BVMT, trong đó việc triển khai xây dựng đề án chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm.
3.2.6.5. Vấn đề về nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng BVMT
Chú trọng nâng cao nhận thức BVMT cho nhân dân, thực hiện giáo dục môi trường cho cộng đồng thông qua các mô hình quần chúng tham gia BVMT, đưa giáo dục môi trường vào trường học
Xã hội hóa công tác BVMT: nhằm huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác BVMT theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nội dung gồm: xác lập các cơ chế khuyên khích, đề cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, đưa nội dung này vào hoạt động của các tổ dân cư và khuyến khích cộng đồng, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động BVMT, tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào đánh giá tác động môi trường và giám sát thực hiện.
Tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ môi trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ quan BVMT cấp huyện, xã, phường.
Nâng cao nhận thức và giáo dục BVMT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; phổ cập giáo dục môi trường trong các trường học; cung cấp thông tin về BVMT; cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân BVMT, nêu gương điển hình trong hoạt động BVMT.
Lồng ghép yếu tố môi trường trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, trong các hoạt động có tính phong trào của các ngành, tổ chức đoàn thể.
Xây dựng các mô hình tự chủ, tự quản về BVMT. Mở rộng phong trào tình nguyện trong BVMT.
3.2.6.6. Các giải pháp về quy hoạch
Thực hiện đề án quy hoạch phát triển KT - XH, Ba Bể tập trung vào một số mục tiêu chính như: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng cơ cấu kinh tế hiện đại (tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp); phấn đấu đến năm 2020 có mức thu nhập bằng 80% mức bình quân GDP/người của cả nước. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội, ưu tiên tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo ở vùng khó khăn; kết hợp tốt công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và xây dựng các khu đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, với chất lượng phục vụ cao.
Thực hiện Quyết định số 4040/QĐ-UBND ngày 31-12-2009 về Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 2160/QĐ-UBND ngày 31-10-2006 về Dự án quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2007-2015.
Lấy nông-lâm làm nòng cốt, khai thác thế mạnh rừng, thay đổi tư duy canh tác gắn liền với áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất. Rà soát quy hoạch phát triển nghề rừng, đồng thời khảo sát tài nguyên, khoáng sản, đánh giá trữ lượng để từ đó rà soát, xây dựng quy hoạch, khai thác khoáng sản phù hợp nhằm nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo đồng thời phát triển nhanh, bền vững.
3.2.6.7. Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật
Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường, đánh giá và dự báo diễn biến môi trường trong địa bàn tỉnh. Hình thành hệ thống cơ sở ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ môi trường.
Tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ, chuyên gia thuộc lĩnh vực môi trường với các trình độ khác nhau, với các loại ngành nghề phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của
công tác BVMT của tỉnh. Chú trọng hình thành và phát triển công nghệ xử lý môi trường phù hợp với điều kiện của mình.
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin: Hoàn thiện việc xây dựng tích hợp cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực thuộc ngành TN&MT với dữ liệu được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia và cập nhật thường xuyên của 02 phần mềm phục vụ quản lý môi trường (Envim, EMS); đưa vào ứng dụng nhằm mục tiêu: giúp cơ quan quản lý, doanh nghiệp thực thi pháp luật một cách hiệu quả, nâng cao hiệu quả quản lý và phòng ngừa ô nhiễm, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thuận lợi các nguồn thông tin về TN&MT…
3.2.6.8. Các giải pháp cụ thể khác:
Thực hiện đồng độ việc xây dựng và thực hiện các chính sách , giải pháp lồng ghép giữa phát triển KT – XH với BVMT cụ thể:
* Chính sách về dân số: Giảm bớt sức ép của gia tăng dân số lên môi trường, cần triển khai đồng bộ các chính sách để kiểm soát được việc di dân tự do, di dân từ nông thôn vào đô thị, giảm sinh con thứ ba..
* BVMT trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, năng lượng và giao thông vận tải: Lồng ghép các yêu cầu về BVMT với quy hoạch phát triển công nghiệp, năng lượng, khu công nghiệp, giao thông; Đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng; chọn lựa các nhiên liệu phù hợp trong sản xuất; Nâng cao chất lượng của phương tiện giao thông, đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường; Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp.
* BVMT trong sản xuất nông nghiệp, khai thác thuỷ sản: Dịch cúm gia cầm và vấn đề môi trường: Quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư và xây dựng các hệ thống giết mổ tập trung; Tiêu huỷ đúng quy cách.
Đối với sản xuất nông nghiệp: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng HCBVTV: Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại HCBVTV.
Đối với khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: Quy hoạch quy mô và các phương thức nuôi trồng thuỷ sản. Ngăn chặn việc chặt phá rừng đầu nguồn tăng cường công tác bảo vệ rừng đảm bảo theo đúng quy định. Tuyên truyền để nhân dân tuân thủ
các quy định của nhà nước trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loại hải sản quý hiếm.
* BVMT trong du lịch:
- Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách, ưu tiên các dự án du lịch có các giải pháp cụ thể về giảm thiểu ô nhiễm, phát triển khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
- Quy hoạch và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đối với các khu du lịch, nghỉ dưỡng.
* Lồng ghép yêu cầu về BVMT trong quy hoạch xây dựng đô thị:
- Lồng ghép triển khai đồng bộ công tác BVMT gắn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; Lồng ghép yêu cầu BVMT trong quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Triển khai đánh giá tác động môi trường cho các dự án quy hoạch đô thị. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng. Đẩy mạnh công tác quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đầu tư, quản lý, vận hành cung cấp các dịch vụ công cộng đô thị, xoá bỏ bao cấp, tính độc quyền, sự manh mún khép kín theo địa giới hành chính.
* Tăng cường các biện pháp về BVMT trong hội nhập kinh tế quốc tế:
- Nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý thương mại và quản lý môi trường, nâng cao khả năng thực thi pháp luật.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ