Thực trạng môi trường của huyện Ba Bể:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 58 - 76)

3.2.3.1. Tài nguyên nước mặt

- Huyện Ba Bể có hồ lớn nhất tỉnh Bắc Kạn với diện tích mặt nước khoảng 500ha, là hồ ở trên núi đá vôi với 3 hồ nối liền nhau, hiện nay đang được coi là khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.

- Ao, đầm: Hệ thống ao đầm phân bổ dải khắp địa bàn và trên toàn huyện. Tuy nhiên diện tích mặt nước ao, đầm không lớn.

* Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt:

- Nước thải từ hoạt động khai khoáng: Ba Bể có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, đây được coi là một nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới. Hiện tại có một số tài nguyên khoáng sản đang được khai thác như vàng sa khoáng, chì kẽm, sắt và các loại đá để sản xuất vật liệu xây dựng,…Với phương thức khai thác chủ yếu là mỏ lộ thiên, khai thác tận thu thì khả năng gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng rất lớn. Nước thải mỏ ở đây chủ yếu được sử dụng trong quá trình sàng tuyển và nước mưa chảy tràn. Nếu lượng mưa lớn và có mức độ tập trung cao sẽ cuốn trôi theo đất đá xuống vùi lấp vùng trũng hay gây thay đổi chế độ thủy văn làm xói lở bồi lắng ở phần hạ lưu khu vực khai thác.

- Nước thải từ sản xuất nông nghiệp:

Nước thải từ sản xuất nông nghiệp gồm nước thải từ các ruộng trồng lúa có các hoá chất của phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật, nước thải từ chăn

nuôi…đều tiêu ra hệ thống kênh rãnh nội đồng và gây ô nhiễm nguồn nước mặt của hệ thống thuỷ lợi sau đó được tiêu ra các con sông lớn. Tuy nhiên lượng nước thải này trên địa bàn huyện là không lớn.

- Nước thải sinh hoạt của các hộ dân: Dân số tăng kéo theo lượng nước thải cũng tăng. Cũng theo quy hoạch, đến năm 2015, 100% dân số được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt với mức nước cấp là 100 lít/người/ngày đối với đô thị, 85% dân số được sử dụng nước sạch với mức cấp là 60 lít/người/ngày đối với khu vực nông thôn. Nước thái sinh hoạt của huyện hầu hết là từ các cụm dân cư các xã, thôn vào hệ thống sông không nhiều do phần lớn các khu dân cư chưa có hệ thống tiếp nhận nước thải tập trung, nước thải chủ yếu được thu vào cống, rãnh đơn lẻ sau đó được xả vào hệ thống kênh mương nội đồng, ao hồ trong khu dân cư. Về mùa cạn, phần lớn lượng nước nước thải ngấm xuống đất; Mùa mưa, nước thải hoà cùng nước mưa chảy vào hệ kênh mương nông nghiệp và được tiêu ra hệ thống sông bằng động lực hoặc tiêu tự chảy.

Bảng 3.5. Điều tra việc sử dụng nước của 6 xã nghiên cứu

Đơn vị tính: Số hộ Chất lƣợng TT Chợ Mỹ Phƣơng Hiệu Phúc Lộc Nam Mẫu Quảng Khê Không ô nhiễm 25 27 11 11 9 11 Có mùi lạ 1 1 0 0 0 1 Vị lạ 0 0 0 0 0 0 Khác 2 2 18 18 20 16 Mùi lạ và ô nhiễm khác 2 0 1 1 0 1 Vị lạ và khác 0 0 0 0 1 0 Tất cả 0 0 0 0 0 1

Chất lượng môi trường nước mặt của huyện Ba Bể được thể hiện ở bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.6. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt huyện Ba Bể

Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Giới hạn

NM1.14 NM1.15 NM1.16 NM1.17 NM1.18 B1 Độ dẫn điện µS/m 29,4 30,1 24,5 22,14 34,57 - Độ đục NTU 56,9 71,5 54,13 94,5 82,16 - Ph - 7,13 7,06 7,21 6,82 6,52 5,5-9 TSS mg/l 32 37 35 64 73 50 DO mg/l 6,34 5,84 5,62 6,18 6,37 ≥ 4 BOD5 mg/l 21,23 25,67 24,34 10,26 8,41 15 COD mg/l 43,5 45,42 38,74 24,7 18,8 30 NH4+ mg/l 0,046 0,025 0,018 0,211 0,163 0,5 NO2- mg/l 0,006 0,005 0,006 0,025 0,016 0,04 NO3- mg/l 1,011 0,675 0,691 1,394 2,016 10 CN- mg/l 0,007 0,005 0,009 0,019 0,013 0,02 Tổng phôtpho mg/l 0,064 0,018 0,052 0,974 0,562 - As mg/l 0,003 0,005 0,005 0,021 0,017 0,05 Pb mg/l 0,007 0,009 0,006 0,005 0,007 0,05 Cd mg/l <10-3 0,002 <10-3 0,006 <10-3 0,01 Zn mg/l 0,057 0,062 0,089 1,094 0,546 1,5 Fe mg/l 0,097 0,086 0,074 0,678 0,047 1,5 Mn mg/l 0,022 0,037 0,029 0,064 0,025 - Tổng dầu mỡ mg/l 0,006 0,005 0,007 0,03 0,024 0,1 Phenol mg/l <10-3 <10-3 <10-3 <10-3 <10-3 0,01 Tổng Coliform MPN/ 100ml 2.000 1.750 2.000 8.000 6.000 7.500

Nguồn: “Báo cáo kết quả phân tích hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn năm 2011”. Chú thích:

NM1.14: Nước hồ Ba Bể (hồ 1) NM1.15: Nước hồ Ba Bể (hồ 2)

NM1.16: Nước hồ Ba Bể (hồ 3)

NM1.17: Nước suối chảy vào hồ Ba Bể (tại cầu treo Pác Ngòi xã Nam Mẫu) NM1.18: Nước sông Năng (tại cầu sắt)

+ Độ pH của các mẫu nước tại địa bàn huyện Ba Bể dao động trong khoảng 6,52- 7,13 đạt MCP đối với nguồn nước loại A1 (giới hạn A1 từ 6 – 8,5).

+ Tổng lượng chất rắn lửng lơ (TSS) dao động trong khoảng 32 – 73 mg/l, vượt QCVN 08:2008 đối với nguồn loại A (giới hạn A từ 20 – 30). Một số vị trí như sông Năng (tại Cầu Sắt) TSS gấp 1,46 lần so với quy chuẩn QCVN 08:2008 đối với nguồn loại B1, Nước suối chảy vào hồ Ba Bể (tại Cầu treo Pác Ngòi, xã Nam Mẫu) vượt quá tiêu chuẩn 1,28 lần.

+ Ô nhiễm chất hữu cơ: Hàm lượng oxy hòa tan (DO) tại tất cả các điểm lấy mẫu đều đạt giới hạn B1 của QCVN 08:2008, giá trị xác định được dao động trong khoảng 5,62 – 6,37.

Hàm lượng BOD trong các mẫu dao động trong khoảng 8,41 – 25,67 vượt gới hạn đối với nguồn loại A (giới hạn A1 từ 4 – 6) theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT). Nhiều điểm lấy mẫu nước BOD vượt quá quy chuẩn từ 1,4-1,7 lần so với QCVN08:2008 đối với nguồn loại B1.

Hàm lượng COD trong các mẫu nước dao động 18,8 – 45,8 mg/l vượt giới hạn đối với nguồn loại A (giới hạn A từ 10 – 15). Đặc biệt nước hồ Ba Bể có hàm lượng BOD vượt từ 1,29 – 1,51 so với QCVN08:2008 đối với nguồn loại B1.

+ Ô nhiễm chất dinh dưỡng: Nồng độ NH4+ trong các mẫu nước dao động trong khoảng 0,018 – 0,211 mg/l, về cơ bản đạt QCVN 08:2008 đối với nguồn loại A2 (giới hạn A2 là 0,2).

Nồng độ NO2- trong các mẫu nước dao động trong khoảng 0,005 – 0,025 về cơ bản đạt QCVN 08:2008 đối với nguồn loại A2 (giới hạn A2 là 0,02).

Nồng độ NO3- trong các mẫu nước dao động trong khoảng 0,675 – 2,016 đạt QCVN 08:2008 đối với nguồn loại A2 (giới hạn A2 là 5mg/l).

+ Ô nhiễm kim loại: Nồng độ các kim loại thường và kim loại nặng tại tất cả các điểm lấy mẫu nước ở mức thấp đều đạt MCP theo QCVN 08:2008 đối với nguồn loại B.

+ Các chất độc hại khác: Nồng độ xyanua (CN) và phenol tại trong các mẫu nước đều đạt QCVN 08:2008 đối với nguồn loại B1.

Hàm lượng dầu mỡ tại các điểm lấy mẫu nước dao động từ 0,005 – 0,024 đạt MCP theo QCVN 08:2008 đối với nguồn loại B.

+ Ô nhiễm vi sinh vật: Hầu hết các mẫu nước đều có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh vật và được thể hiện qua chỉ số colifom trong các mẫu nước, giá tri đo được dao động từ 1750 – 8000, hầu hết đều chưa vượt quá giới hạn QCVN 08:2008 đối với nguồn loại B1. Tuy nhiên khu vực suối chảy vào hồ Ba Bể (tại cầu treo Pác Ngòi xã Nam Mẫu) bị ô nhiễm vi sinh vật, khu vực sông Năng (tại cầu sắt) có dấu hiệu bị ô nhiễm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.2. Tài nguyên nước dưới đất

Nước dưới đất trên địa bàn huyện có trữ lượng không lớn và chưa được khảo sát cụ thể. Lượng nước đã phát hiện và được đưa vào sử dụng không lớn, nhưng chất lượng tốt. Nước ngầm được sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, công nghiệp và du lịch khác.

Bảng 3.7. Thông số môi trường nước huyện Ba Bể

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 (COD)* m g/l 43.53 45.40 38.75 24.07 28.68 36.52 34.08 30.00 Am oni (NH4+)* m g/l 0.05 0.03 0.02 0.21 0.16 0.13 0.17 0.50 Nitrat (NO3-)* m g/l 1.01 0.68 0.69 1.39 2.02 1.58 1.32 10.00 As en (As )* m g/l 0.00 0.01 0.01 0.02 0.02 0.01 0.00 0.05 Chì (Pb)* m g/l 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.00 0.01 0.05 Cadim i (Cd)* m g/l 0.00 0.00 0.00 0.01 0.00 0.00 0.00 0.01 Kẽm (Zn)* mg/l 0.06 0.06 0.09 1.09 0.55 0.42 0.55 1.50 Sắt (Fe) * mg/l 0.10 0.09 0.07 0.68 0.05 0.21 0.22 1.50 BBNM3.1 BBNM3.2 BBNM3.3 BBNM3.4 BBNM3.5 BBNM 3.6 BBNM3.7 TCVN

Nhìn chung môi trường nước tại huyện Ba Bể chưa ô nhiễm. Trong tất cả các thông số, chỉ có COD vượt TCVN, các thông số khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên tại một số khu vực tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp , các nhà hàng dịch vụ ăn uống các khu vực chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đang có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ và theo chiều hướng gia tăng.

3.2.3.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

* Nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp: Trên địa bàn huyện là các cơ sở khai thác, sản suất chế biến công nghiệp. Đặc biệt công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển khá mạnh, tập trung vào một số khoáng sản như chì, kẽm, sắt, vàng sa khoáng,… Một số các đơn vị vẫn sử dụng máy móc lạc hậu, chưa thay đổi và tiếp cận công nghệ hiện đại nên vẫn còn gây những ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong quá trình hoạt động, sản xuất.

* Nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải: Cùng với sự phát triển về kinh tế, trong những năm qua cơ sở hạ tầng của ngành giao thông vận tải của huyện có sự phát triển rất lớn. Bên cạnh việc phát triển mạng lưới giao thông, các phương tiện giao thông cũng tăng lên nhanh chóng và đang là 1 trong những nguôn gây ô nhiễm môi trường không khí của huyện. Ngoài khí, bụi thải ra, tiếng ồn cũng đang có dấu hiệu tăng nhất là vào thời gian cao điểm tại khu vực trung tâm.

* Nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động xây dựng: Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển kinh tế – xã hội tăng nhanh kéo theo các hoạt động xây dựng, tu sửa và cơi nới nhà cửa, đường sá. Đồng thời các công trình xây dựng công sở, nhà máy, nhà cửa dân sinh xây dựng rất nhiều đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí lớn trên địa bàn huyện. Các công trình xây dựng, san lắp mặt bằng và các phương tiện chuyên chở các nguyên nhiên vật liệu không có biện pháp che chắn, giảm thiểu ô nhiễm bụi đã làm ảnh hưởng đến môi trường.

Bảng 3.8. Kết quả phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Ba Bể

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Giá trị giới hạn cho phép KK1.16 KK1.17 KK1.18 KK1.19 1 Nhiệt độ 0C 27 28,5 28,7 28 - 2 Độ ẩm % 70,3 70 70 71 - 3 Vận tốc gió m/s 1,6 1,2 1,2 1,5 - 4 Hướng gió - ĐN ĐN ĐN ĐN - 5 Tiếng ồn dBA 62,5 63,4 56,5 61,5 70 6 Bụi lơ lửng µg/m3 196 181 137 129 200 7 CO* µg/m3 1.520 1.630 1.210 1.615 5.000 8 SO2 µg/m3 72 71 64 77 125 9 NO2 µg/m3 46 43 32 51 100 10 Pb µg/m3 <10-3 <10-3 <10-3 <10-3 1,5 Chú thích: KK1.16 - Ngã ba TT Chợ Rã; KK1.17 - Ngã ba cầu Pac Co (TT Chợ Rã); KK1.18 - Khu hành chính VQG Ba Bể; KK1.19 - Khu vực UBND xã Mỹ Phương; QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh. Giá trị giới hạn áp dụng mức trung bình 24h

QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Nhận xét: Các thông số đặc trưng cho chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Ba Bể đều nhỏ hơn so với Quy chuẩn cho phép cụ thể:

+ Nồng độ CO tại các điểm khảo sát đều nhỏ hơn 2.000 µg/m3 (tiêu chuẩn trung bình trong một giờ là 5.000 µg/m3)

+ Nồng độ SO2 taị các điểm khảo sát đều nhỏ hơn 80 µg/m3 (tiêu chuẩn trung bình trong một giờ là 125 µg/m3).

+ Nồng độ NO2 tại các điểm khảo sát đều nhỏ hơn 60 µg/m3 (tiêu chuẩn trung bình trong một giờ là 100 µg/m3).

+ Hàm lượng bụi chì tại các điểm khảo sát đều rất nhỏ, nhỏ hơn <10-3 µg/m3 (tiêu chuẩn trung bình trong một giờ là 1,5 µg/m3

+ Hàm lượng bụi tại các điểm khảo sát đều nhỏ hơn so với quy chuẩn cho phép trong 1 giờ là 200 µg/m3

.

+ Cường độ tiếng ồn dao động từ 56,5– 63,4 dBA (tiêu chuẩn là 70 dBA). Như vậy môi trường không khí trên địa bàn huyện vẫn có chất lượng khá tốt. Tuy nhiên trong tương lai, khi các ngành công nghiệp và dịch vụ gia tăng sẽ dẫn đến mức độ ô nhiễm tăng theo.

3.2.3.4. Thực trạng môi trường đất:

* Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất: Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả từ các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái của đất. Môi trường đất bị ô nhiễm do các tác nhân như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các thuốc kích thích sinh trưởng cùng các nguồn chất thải sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp…

- Ô nhiễm đất do hoạt động sinh hoạt của con người: Nước thải sinh hoạt đặc trưng nhiều chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh chưa qua xử lý hay xử lý nhưng với hiệu quả chưa cao, thải ra các cống thải, mương dẫn nước sau đó đổ ra ruộng. Hiện nay số lượng các bể tự hoại ngày càng nhiều nhưng không có một quy định nào để đánh giá khả năng làm sạch của chúng, và không có hệ thống thu gom, xử lý tập trung trước khi thải vào môi trường tiếp nhận. [4]

Với lợi thế về du lịch, đặc biệt tại khu vực vườn Quốc gia Ba Bể, trong năm 2011 thu hút gần 100.000 lượt khách du lịch từ khắp các miền kéo theo đó là những vấn đề về ô nhiễm môi trường. Các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng xả vào môi trường đất một lượng chất đáng kể, phần nào làm mất cân bằng môi trường đất.

Dự báo đến năm 2020 với tỷ lệ tăng dân số khoảng 1,2%/năm thì dân số toàn huyện Ba Bể vào khoảng 51.787 người. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, lượng rác thải sinh hoạt của con người có thể tăng lên gấp 2-3 lần. Đây là sẽ nguồn ô nhiễm môi trường đất đáng kể nếu không có các biện pháp kịp thời.

- Ô nhiễm đất do sản xuất nông nghiệp: Hoạt động sản xuất nông nghiệp với thói quen sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật không có kiểm soát đã làm cho các vi sinh vật có ích nằm trong đất canh tác bị suy giảm.

Phân hóa học sau khi bón cho cây trồng thì 50% được hấp thụ vào cây trồng còn 50 % sẽ đi vào đất dẫn tới ô nhiễm đất và suy thoái chất lượng đất, Ngoài ra ô nhiễm đất do các tác nhân sinh học là các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh như: Trực khuẩn lị, giun, sán từ các nguồn phân tươi được bón trực tiếp cho cây trồng.

Ô nhiễm đất do dư lượng hoá chất thuốc BVTV, do phương pháp sử dụng, bảo quản lưu hành; trình độ hiểu biết của người sản xuất yếu kém nên dư lượng thuốc BVTV tồn lưu trong đất là mối nguy hại lớn,

- Ô nhiễm đất do hoạt động công nghiệp: Các hoạt động công nghiệp tăng khá nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là công nghiệp khai thác. Chất thải của một số các cơ sở sản xuất vẫn được thải vào môi trường đất gây ô nhiễm bởi các kim loại nặng như: Hg, Pb, Cd, Cr, As…chứa trong thành phần chất thải,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 58 - 76)