Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 32 - 108)

Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn dữ liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, từ Internet, sách báo…). Sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh theo từng vấn đề riêng biệt phục vụ cho nội dung đề tài.

2.4.5. Phương pháp ứng dụng mô hình DPSIR để xây dựng chỉ thị môi trường

Phương pháp ứng dụng mô hình DPSIR dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả, quan hệ tương hỗ giữa hiện trạng môi trường (S), những áp lực do con người gây ra (P) và những động lực quan trọng trực tiếp hoặc gián tiếp (D). Ngoài ra, mô hình còn bao gồm cả những tác động (I) của sự thay đổi hiện trạng môi trường và những đáp ứng (R) từ xã hội chống lại những tác động không mong muốn này. Phương pháp này đánh giá chính xác những yếu tố gây ảnh hưởng tới môi trường tại khu vực mà chúng ta cần nghiên cứu, từ đó xây dựng bộ chỉ thị môi trường cho huyện.

2.4.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Tham khảo và tiếp thu hướng dẫn của thầy cô giáo, các nhà khoa học, các cán bộ môi trường về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm về lĩnh vực điều tra, khảo sát thực địa.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ba Bể là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 220 27’ đến 220 35’ vĩ độ bắc và 105044’ đến 105058’ kinh độ đông, với tổng diện tích tự nhiên là 68.412 ha với 47.011 nhân khẩu phân bố trên 15 xã và 1 thị trấn.

- Phía Tây, Tây Nam giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; - Phía Nam giáp huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

- Phía Đông và Đông Nam Giáp huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

Trung tâm huyện Ba Bể cách thị xã Bắc Kạn, trung tâm văn hóa kinh tế - chính trị của tỉnh 60km về phía Nam, nằm trên 2 tuyến Quốc lộ 278 và tuyến DT 258. Có khoảng ¾ số xã của huyện có đường quốc lộ và tỉnh lộ chạy qua. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc chuyển giao kỹ thuật và giao lưu văn hóa, v.v. nhằm phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế văn hóa xã hội của huyện Ba Bể nói chung trong hiện tại và tương lai.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng

Huyện Ba Bể có địa hình đặc trưng miền núi cao, độ cao trung bình 600m so với mực nước biển, nghiêng dần từ Đông – Bắc xuống Tây – Nam với 3 dạng địa hình phổ biến:

+ Địa hình núi đá vôi gồm các xã Nam Mẫu, Quảng Khê, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ với độ cao trên 1.000m (cao nhất là đỉnh Phija Bijooc – 1.502m, Hoa Sơn 1.517m) xen kẽ giữa các thung lũng hẹp tạo thành vách dựng đứng treo leo. Độ cao trung bình từ 600 – 1000m, độ dốc bình quân từ 250- 300.

+ Địa hình núi đất gồm các xã phía nam, độ cao trung bình từ 300 – 400m, Vùng này chủ yếu là núi đất nhưng bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các sông suối và thung lũng nhỏ.

+ Địa hình trũng thấp (khu vực trung tâm huyện) có độ cao trung bình từ 200-300m, có diện tích khoảng 10.000ha nằm xen kẽ giữa các dãy núi, ven sông suối tạo thành những dải rộng, những cánh đồng trồng lúa màu của nhân dân trong huyện.

Địa hình như trên thuận lợi cho phát triển đa dạng loại cây trồng vật nuôi nhưng gây nhiều khó khăn trong việc hình thành những vùng chuyên canh có lượng sản phẩm lớn cũng như việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng và thuỷ văn

* Khí hậu: Huyện Ba Bể nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang những đặc điểm chung của khí hậu miền bắc nước ta được chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng và mùa lạnh. Bên cạnh đó là huyện miền núi nằm ở vĩ độ cao nên khí hậu có pha trộn tính nhiệt đới và ôn đới.

Ba Bể thuộc khu vực có lượng mưa trung bình. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng gần 2.000 mm, năm mưa nhiều khoảng 2.400 mm, năm mưa ít khoảng 1.200 mm. Có hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 22,50 C đến 230C. Tổng số giờ nắng trung bình trong các năm là 1.276 giờ.

Hướng gió thay đổi theo mùa. Tốc độ gió trung bình 2 – 2,3 m/s.

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt lớn nhất là hồ Ba Bể với lưu lượng nước khá lớn, Hồ có độ sâu trung bình 15 - 20 m, chỗ sâu nhất là 30 m, chỗ nông nhất cũng vào khoảng 9 - 10 m. Hồ có dung tích nước khoảng 75 triệu m3, ngoài việc là khu du lịch và khu bảo tồn thì đây còn được coi là nơi cung cấp nước chính cho việc sản xuất và đời sống của phần lớn người dân trong huyện. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều con sông suối lớn nhỏ nằm ở các xã, hệ thống ao hồ và cá vai đập giữ nước nằm rải rác trên toàn huyện, cùng với hệ thống kênh rạch đã cung cấp mốt lượng nước khá lớn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Sông Chợ Lèng (đổ vào hồ Ba Bể) bắt nguồn từ dãy núi Phia Bjooc phần huyện Chợ Đồn chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua địa phận các xã huyện Ba Bể (Xã Đồng Phúc, Quảng Khê, Nam Mẫu). Sau khi đổ vào hồ Ba Bể, nước sông Chợ Lèng đổ vào Sông Năng. Đây là dòng sông có lưu vực lớn nhất trên khu vực huyện.

+ Sông Năng bắt nguồn từ phần phía nam của tỉnh Cao Bằng (nhánh chính) chảy qua địa phận xã Bành Trạch, đi qua thị trấn Chợ Rã, xã Cao Trĩ, xã Khang Ninh, sau đó nhận nước của sông Chợ Lèng (xã Quảng Khê) chảy vào hồ Ba Bể rồi sang địa phận tỉnh Tuyên Quang.

+ Suối Tả Han và suối Bó Lù bắt nguồn từ dãy Phia Bjjooc chảy vào hồ Ba Bể. Ngoài các sông suối chính trên địa bàn xã còn có một số con suối, hồ khác như: Suối Khâu Qua, hồ Cốc Tộc, hồ Lủng Mò và hồ Ba Bể với diện tích rất lớn.

+ Sông Hà Hiệu bắt nguồn từ khu vực Nà Phặc của huyện Ngân Sơn chảy qua, lượng nước thay đổi theo mùa, dồi dào về mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có điều kiện kiểm tra kỹ để đánh giá về trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát sơ bộ các giếng nước ở một số giếng trong huyện cho thấy mực nước ngầm nằm ở độ sâu khoảng 20 – 30m, chất lượng nước khá tốt, có thể khai thác dùng cho sinh hoạt cho dân cư trong huyện.

Nhìn chung nguồn nước trong huyện có trữ lượng khá và chất lượng tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh lượng mưa trong năm phân bố không đều nên trong sản xuất nông nghiệp còn gặp phải một số khó khăn. Vì vậy trong tương lai cần phải

khảo sát kỹ về trữ lượng nước và có kế hoạch khai thác hợp lý, kết hợp với khai thác bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô hạn. [23]

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất và thổ nhưỡng:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Bể STT LOẠI ĐẤT Mã đất Diện tích ( ha ) Cơ cấu ( % ) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 68412.00 100.00 I. Đất nông nghiêp NNP 63,729.29 93.16 1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5929.46 8.67

1.1. Đất trồng cây hàng năm CHN 5242.77 7.66

1.2. Đất trồng cây lâu năm CLN 686.69 1.00

2 Đất lâm nghiệp LNP 57663.54 84.29 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 37822.82 55.29 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 10979.93 16.05 2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 8860.79 12.95 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 135.88 0.20 4 Đất nông nghiệp khác NHK 0.41 0.00

II. Đất phi nông nghiệp PNN 3004,17 4.39

2.1. Đất ở OTC 936.91 1.37

2.2. Đất chuyên dùng CDG 1268.69 1.85

2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.28 0.00

2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 10.41 0.02

2.5. Đất sông suối và mặt nước CD SMN 786.90 1.15

2.6. Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.98 0.00

3 Đất chƣa sử dụng CSD 1,678.54 2.45

3.1. Đất bằng chưa sử dụng BCS 610.24 0.89 3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 991.76 1.45 3.3. Núi đá không có rừng cây NCS 76.54 0.11

Những loại đất chính của huyện Ba Bể gồm:

- Đất phù sa sông: được phân bố ở ven các con sông của huyện. Loại đất này giàu hàm lượng các chất dinh dưỡng, rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp thâm canh.

- Đất phù sa ngòi suối: loại đất này phân bố dọc theo các triền suối thuộc lưu vực sông suối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn và tỷ lệ mùn trung bình, hàm lượng lân dễ tiêu khá. Tuy nhiên loại đất này chua, tỷ lệ các nguyên tố vi lượng nghèo và sắt nhôm di động cao.

- Đất dốc tụ trồng lúa nước: phân bố xen kẽ với các loại đất khác và có mặt ở hầu khắp cả các xã của huyện. Loại đất này có địa hình phức tạp do nằm xen kẽ và các lòng máng lớn nhỏ tạo thành. Đất lẫn nhiều sỏi đá và thành phần dinh dưỡng nghèo, đất chua, thiếu lân.

- Đất Ferelit biến đổi: phân bố rải rác ở các xã. Đặc điểm do thường xuyên bị ngập nước nên đất chua nhưng hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình. Tầng đất dày khoảng 50 cm và loại đất này khả năng giữ nước kém.

- Đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét: loại đất phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Loại đất này có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày tuy nhiên cũng hay bị sụt lở. Hàm lượng dinh dưỡng phụ thuộc vào tình hình rừng ở phía trên.

- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit: loại đất này có thành phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày. Hàm lượng mùn cao, đất có phản ứng trung tính.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: loại đất này có diện tích lớn nhất chiếm phần lớn của huyện. Tầng đất dày và kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi. Đạm và mùn có hàm lượng khá giàu nhưng lân dễ tiêu lại nghèo, đất chua.

- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: phân bố ở hầu khắp các xã song nhiều nhất là Nam Mẫu, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ. Tầng đất mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong loại đất này như Ca và Mg rất lớn.

- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên sa thạch: Tầng đất trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất hữu cơ nghèo. Đất chua, rất chua và dễ bị xói mòn, bị bạc màu.

- Đất Feralit mùn trên núi cao trên 700 m: Tầng đất mỏng nhưng hàm lượng mùn khá cao do chất hữu cơ phân giải. Loại đất này rất thích nghi với một số loại cây trồng ôn đới. [23]

* Tài nguyên khoáng sản

Do đặc điểm lãnh thổ huyện Ba Bể nằm trong hai kiểu kiến trúc địa chất có chế độ địa động khác nhau đã tạo cho Ba Bể có tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, phong phú rất đặc trưng. Trong các khoáng sản đa dạng và phong phú của Ba Bể thì Sắt, Mangan, các khoáng sản phi kim loại, đá quý và nửa quý là khoáng sản có tiềm năng lớn nhất.

Tóm lại, tài nguyên khoáng sản tại Ba Bể tương đối phong phú, đa dạng và giàu tiềm năng, trong đó quặng chì-kẽm, quặng vàng, quặng sắt và khoáng sản làm vật liệu xây dựng là có trữ lượng công nghiệp. Song để khai thác và sử dụng có hiệu quả góp phần làm giầu cho tỉnh đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về điều tra khảo sát, xây dựng cơ sở hạ tầng...

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 thì đất lâm nghiệp của huyện có diện tích khá lớn 57.693,63 ha. Chủ yếu là rừng tự nhiên với các loài cây bản địa và nhiều loài gỗ quý như Lim, Lát, Dẻ….tỷ lệ che phủ rừng trong những năm gần đây luôn đạt trên 45%. Về động vật: Hiện nay trên địa bàn huyện còn một số loài hoang dã như Báo, Khỉ, Sóc, Vọoc, Cầy hương…

3.1.2. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện

3.1.2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp * Nông nghiệp:

Trồng trọt: - Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 6.485/6.198ha, đạt 105% KH; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 27.835 tấn/25.812 tấn, bằng 107,8% KH. Trong đó: Cây lúa: Diện tích 3.797ha/3.690ha, đạt 103% KH; sản lượng 17.067/16.485 tấn, đạt 104% KH. Cây ngô: Diện tích 2.689/2.508 ha, đạt 107% KH; sản lượng 10.768/9.326,6 tấn, đạt 115% KH.

- Cây ăn quả: Cây cam quýt trồng mới Dự kiến đạt 45/10 ha, đạt 450% KH; Hồng không hạt trồng mới, dự kiến đạt 120/50 ha, hiện đã cấp giống và trồng được 46,75ha.

Chăn nuôi thú y: - Tổng đàn gia súc, gia cầm: Đàn trâu 12.899/15.200 con = 84,86% KH; đàn bò 5.694/7.300con = 78% KH; đàn lợn 24.789/38.500 con = 64,39% KH; đàn dê 2.876/3.380 con = 85,1% KH; đàn ngựa 278 con; đàn gia cầm 153.157/156.500con = 97,86% KH.

* Lâm nghiệp:

- Dự án 147: Kết quả nghiệm thu trồng rừng 2011 là 2.308/2.200 ha đạt 96,1% KH. Nhìn chung công tác trồng rừng mới và chăm sóc thực hiện đúng tiến độ và đạt kết quả tốt. Số lượng cây con gieo ươm đủ tiêu chuẩn xuất vườn đảm bảo đáp ứng đủ trồng hết diện tích đã thiết kế.

- Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Trong năm không có cháy rừng xảy ra. Tổ chức tuần tra, kiểm tra kịp thời ngăn chặn và xử lý việc khai thác, mua bán, tàng trữ lâm sản trái pháp. Trong năm 2011 Hạt kiểm lâm huyện kiểm tra việc thực hiện khai thác gỗ 41 giấy phép = 3.668,709 m3 gỗ, khối lượng đã thực hiện: 1.227,158 m3, còn tồn trên giấy phép là: 2.441,551 m3 các loại; xử lý các vụ vi phạm trên địa bàn, trong năm 2011 đã lập biên bản 38 vụ vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng, tịch thu 17,965 m3 gỗ các loại, 04 xe máy, 01 ô tô, 01 cưa xăng, thu tiền phạt nộp ngân sách Nhà nước 396.654.000,đ. [18]

3.1.2.2. Xây dựng cơ bản - Công thương - Tài nguyên và môi trường: * Xây dựng cơ bản:

Năm 2011 đầu tư xây dựng 85 công trình, kế hoạch vốn được giao 95,695 tỷ đồng, trong đó: Tổng nguồn vốn đã thanh toán 81,128 tỷ đồng đạt 84,7 % KH, chưa thanh toán là 14,466 tỷ đồng.

Đánh giá chung: Những năm qua công tác XDCB có nhiều cố gắng đạt được bước chuyển biến lớn so với các năm trước, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân chưa hoàn thành theo KH do tiến độ thi công, thủ tục hồ sơ thanh toán của một số công trình chưa đảm bảo yêu cầu; công tác GPMB còn gặp nhiều vướng mắc, chủ yếu là GPMB QL 279. Nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu xõy

dựng cơ sở hạ tầng của huyện; năng lực của đội ngũ cán bộ Ban quản lý DA&XD trong công tác kiểm tra nghiệm thu hồ sơ thiết kế hoàn thành còn nhiều hạn chế; các công trình nhỏ lẻ không tập trung, địa hình khó khăn, quá trình thi công chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, v.v.

* Công thương:

- Hướng dẫn các xã xác định khối lượng sửa chữa các tuyến đường thuộc xã quản lý; khảo sát xác định các tuyến đường lập quy hoạch mạng lưới giao thông huyện; tăng cường kiểm tra công tác an toàn giao thông đường thủy; tổ chức tuyên

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 32 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)