Tình hình môi trường Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 26 - 30)

Trong những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đang trên đà phát triển về kinh tế - xã hội, với tốc độ đô thị hoá nhanh, các nguồn tài nguyên khai thác ngày càng nhiều, điều đó đồng nghĩa với việc ô nhiễm và suy thoái môi trường .

- Môi trường nước: Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với những dãy núi thuộc vòng cung sông Gâm và vòng cung Ngân Sơn, do vậy cũng là nơi khởi nguồn mạng lưới dày đặc những con suối, dòng sông chảy ra nhiều hướng xung quanh. Bắc Kạn có 7 con sông chính, với tổng chiều dài là 343 km, diện tích lưu vực là 3.935 km2, tổng trữ lượng nước của các sông khoảng 3.513 triệu m3, bao gồm sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bắc Giang, sông Na Rì, sông Hiến và sông Bằng Khẩu.

Trong các con sông ở Bắc Kạn, sông Cầu bị ô nhiễm nặng nhất do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác khoáng sản, sinh hoạt của con người. Ngoài ra, nước Hồ Ba Bể đã có hiện tượng ô nhiễm cục bộ do dầu thải từ hàng chục xuồng máy du lịch hồ Ba Bể và các vỏ hộp bia, nước giải khát của khách du lịch vứt bừa bãi. Bên bờ hồ phía bến đậu của xuồng máy xuất hiện nhiều vết dầu loang.

Bắc Kạn có trên 40 điểm khai thác chì, kẽm, vàng và đá. Do chưa được quản lý tốt, đa phần các mỏ khai thác đều không có hệ thống xử lý nước thải, nên nước thải trong và sau khi khai thác, tuyển quặng được xả thẳng vào các sông suối làm cho nguồn nước ở các vùng khai thác bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trong địa phận tỉnh Bắc Kạn, hiện tượng ô nhiễm nước mặt chỉ diễn ra cục bộ, còn nhìn chung, chất lượng nước mặt ở đây còn tương đối tốt. Phân bố những điểm ô nhiễm nước mặt tập trung chính tại các điểm khai khoáng của huyện Chợ Đồn; một số vị trí của huyện Bạch Thông do nước thải của Nhà máy luyện giang Cẩm Giàng chưa qua xử lý và nước thải sinh hoạt của thị trấn, thị tứ đổ vào lưu vực sông Cầu; một số điểm tại thị xã Bắc Kạn do nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong thị xã, các cơ sở sản xuất, điển hình là nhà máy giấy đế Công ty Cổ phần Lâm sản Bắc Kạn và nhà máy Bia Bắc Á.

- Môi trường không khí: Chất lượng môi trường không khí của các đô thị trong tỉnh Bắc Kạn nhìn chung khá tốt. Các loại khí độc hại như NO2, SO2 đều có nồng độ thấp hơn quy chuẩn cho phép (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh). Tiếng ồn tương đương tại các khu vực trung tâm dao động từ 65 - 75dBA, nằm ở mức quy chuẩn cho phép.

Tuy nhiên, không khí tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản thường bị ô nhiễm bởi khí thải, bụi và mùi hôi. Môi trường không khí xung quanh các điểm khai thác chì, kẽm và vàng thường xuyên trong tình trạng ngột ngạt, khó chịu do ảnh hưởng của bụi chì, kẽm trong quá trình khai thác. Ngoài ra, việc khai thác khoáng sản trái phép, thủ công, nhỏ lẻ vẫn còn xảy ra lén lút ở các hang lũng và một số đoạn sông gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi từ bùn thải không được xử lý.

Tại các xưởng tuyển quặng chì, kẽm của Công ty Khoáng sản Bắc Kạn ở huyện Chợ Đồn, lượng bùn thải không được xử lý đang bốc mùi và gây tác động xấu đến môi trường xung quanh. Vấn đề ô nhiễm chì tại khu vực xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn đã tới mức báo động. Có tới trên 70% người dân trong xã mắc các chứng bệnh như: chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực; hơn 50% trong số đó mắc các bệnh ngoài da; 40% mắc các bệnh về huyết áp, về mắt, về khớp cùng nhiều chứng bệnh khác. Người dân trong xã lúc nào cũng có triệu chứng mỏi mệt, đau đầu.

- Chất thải rắn: Do điều kiện chôn lấp và xử lý tại bãi rác không đảm bảo nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân sống gần các bãi rác.

Trong vài năm trở lại đây, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Bắc Kạn ngày càng nhiều khiến khối lượng phế thải xây dựng phát sinh rất lớn. Tuy vậy, Bắc Kạn lại chưa quy hoạch được điểm tập kết, trung chuyển và đổ rác thải xây dựng nên gây ô nhiễm môi trường cục bộ.

Các bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến tỉnh đến xã ở Bắc Kạn hiện nay hầu như chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế đúng quy cách, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng.

Về quản lý chất thải nguy hại: nguồn phát sinh CTNH trên địa bàn Bắc Kạn chủ yếu ở các lĩnh vực như khai thác khoáng sản, sản xuất giấy, y tế, lắp ráp ô tô, luyện gang, v.v. tổng lượng CTNH tỉnh quản lý được trong năm 2009 là khoảng 334 tấn tuy nhiên cách xử lý, quản lý các loại CTNH này còn chưa triệt để; Hiện chưa có đơn vị nào được cấp giấy phép vận chuyển, xử lý CTNH; Có 22 đơn vị được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải.

- Đa dạng sinh học: Tỉnh Bắc Kạn là một trong những tỉnh có tính đa dạng sinh học cao. Trên địa bàn tỉnh có vườn quốc gia Ba Bể và khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. Tuy nhiên, đa dạng sinh học đang bị suy giảm do hoạt động khai thác khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp, xảy ra tập trung thành các điểm nóng tại các xã: Lương Thượng, Kim Hỷ, Lạng San, Kim Lư, Lương Thành (huyện Na Rỳ) và Thượng Ân, Thượng Quan, Thuần Mang, Bằng Vân (huyện Ngân Sơn). Hoạt

động này gây ảnh hưởng đối với việc bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, tác động xấu đến nơi cư trú ổn định, sinh tồn và phát triển của các loài động vật quý.

- Về tình hình thực hiện ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường: đến tháng 2 năm 2011 tỷ lệ cơ sở khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ và tổng số cơ sở được cấp giấy phép khai thác tại Bắc Kạn là 27/53 cơ sở (chiếm 50,9).

Tại các khu vực khai thác khoáng sản, việc cải tạo, phục hồi môi trường chủ yếu chỉ là trả lại màu xanh cho các khu vực đất đai đã bị xâm hại với giải pháp chính là trồng rừng, phủ xanh đất trống. Các bãi thải mỏ nếu có được cải tạo cũng chỉ nhằm mục đích tăng độ ổn định và phủ xanh. Hầu hết các khu vực được phục hồi môi trường chưa có ý tưởng tạo thành những khu vực dân cư sau này, những nơi phục vụ cho du lịch, nghỉ ngơi hoặc những mục đích có lợi cho con người mà chỉ được trồng cây tạo rừng hoặc phủ xanh.

* Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

- Tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường như: Quy chế phối hợp số 657/QCPH-CA-TNMT ngày 25/8/2009 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Công an tỉnh trong công tác phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 3524/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt đề án Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã lập Báo cáo số 75/BC-BCS ngày 02/10/2009 về Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nhiệm vụ giải pháp tiếp tục thực hiện trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh (thời gian thực hiện năm 2011-2020); chỉ đạo các Sở, Ban ngành xây dựng chương trình kế hoạch tuyên truyền phản ảnh hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn ...

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cũng đã xây dựng, trình và được UBND tỉnh phê duyệt đơn giá dự toán sản phẩm: Hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh, nước mặt lục địa, đất, nước dưới đất trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2009; xây dựng và thực hiện chương

trình phối hợp hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường đối với các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh, tổ chức các lớp tuyên truyền giáo dục pháp luật về môi trường, tập huấn công tác bảo vệ môi trường;

- Ban Quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể đã và đang phối hợp với Tổng cục Môi trường xây dựng hồ sơ Ramsar Ba Bể: xây dựng, hoàn thiện và trình hồ sơ để công nhận Ba Bể là khu Ramsar, khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế; xây dựng Dự án hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý bền vững tài nguyên đa dạng sinh học VQG Ba Bể trình Ban thư ký Công ước Ramsar.

* Những thách thức đối với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Kạn

- Nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường và trình độ khoa học áp dụng công nghệ cải thiện và ngăn ngừa ô nhiễm còn hạn chế, kinh nghiệm quản lý môi trường còn thấp, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp:

- Hiện nay, do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh ở thị trấn đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường: chất thải rắn, cấp và thoát nước, xử lý nước thải, không gian cây xanh;

- Tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường (nhất là lĩnh vực môi trường) cấp tỉnh đến huyện, xã còn rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng cán bộ chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý môi trường trên địa bàn

Đây là vấn đề đặt ra, đòi hỏi tỉnh Bắc Kạn cần xác định những thách thức về ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất để khắc phục ô nhiễm và suy thoái về môi trường. [13].

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể. - Hiện trạng chất lượng môi trường và hiện trạng sử dụng tài nguyên của huyện. - Các biện pháp, chính sách quản lý môi trường áp dụng tại địa phương.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 26 - 30)