7. Cấu trúc đề tài
3.2. Kết quả thể nghiệm
- Số HS làm thể nghiệm và số HS làm đối chứng có các điều kiện tương tự nhau về sĩ số (HS thể nghiệm: 28 em, HS làm đối chứng: 28 em) và chất lượng.
+ Kết quả trước thể nghiệm
Chúng tôi tiến hành điều tra chất lượng ban đầu thông qua chấm bài và kết hợp phiếu bài tập của HS và thu được kết quả như sau:
Bảng 8: Bảng đánh gía chất lượng viết chính tả của HS trước thể nghiệm
Nhóm Số bài thu chấm Xếp loại Giỏi ( 9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Yếu (0- 4 điểm) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Thể nghiệm (28 HS) 28 8 28,0 13 46,4 5 17,9 2 7,1 Đối chứng (28 HS) 28 7 25,0 10 28,0 7 45,0 4 14,3 + Kết quả sau thể nghiệm
- Sau khi dự giờ, làm việc với GV, HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trên chúng tôi nhận thấy:
Ở lớp đối chứng: Hoạt động chính là GV truyền thụ tri thức và đưa ra một hệ thống các câu hỏi yêu cầu HS đưa vào ngữ liệu và kết quả phân tích của SGK để trả lời, làm bài tập. Vì vậy HS tham gia hoạt động học tập một cách thụ động, máy móc và chỉ tập trung vào nhóm HS khá giỏi và rèn luyện kỹ năng chính tả cho HS còn hạn chế nên hiệu quả làm bài chưa cao.
Ở lớp thực nghiệm: Mức độ hoạt động tích cực của HS trong giờ học được biểu hiện khá rõ ràng. Bằng việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học linh hoạt lấy HS làm trung tâm, trong giờ học hầu hết HS được tham gia quá trình chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng. Học sinh nhút nhát, học sinh yếu được chú ý một cách đúng mức, khuyến khích, động viên kịp thời. Vì vậy, kết quả học tập, rèn luyện được nâng cao. Trong giờ thực nghiệm không có hiện tượng làm việc riêng các em đều bị cuốn hút vào các hoạt động học tập. Qua đó chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Sau khi tiến hành thể nghiệm, chúng tôi kiểm tra chất lượng HS và thu được kết quả như sau:
Bảng 9: Bảng đánh giá chất lượng viết chính tả của HS sau thực nghiệm.
Từ bảng số liệu chúng tôi biểu diễn dưới dạng sơ đồ như sau:
0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Yếu Thể nghiệm Đối chứng
Qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy rằng, kết quả học tập của HS lớp thể nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Thể hiện ở mức độ giỏi tăng từ 28,8% lên 32,1% (tăng 4%), mức độ khá tăng từ 50.0% lên 54.0% (tăng 4%). Mức độ trung bình giảm từ 10.71% xuống còn 7,1% ( giảm 3,61% ), mức độ yếu giảm từ 10,71% xuống còn 7,1% (giảm 3,61 %). Nhóm Số bài thu chấm Xếp loại Giỏi ( 9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Yếu (0-4 điểm) % % % % Thể nghiệm (28 HS) 28 9 32,1 15 54,0 2 7.1 2 7.1 Đối chứng (28 HS) 28 8 28.8 14 50,0 3 10,71 3 10.7 1
Trong đó ở lớp đối chứng, các mức độ vẫn như ban đầu: Mức độ giỏi 28,8%, mức độ khá 50,0%, mức độ trung bình và yếu chiếm tỉ lệ cao (mức độ trung bình 10,71%, mức độ yếu 10.71%).
Đối với nhóm thể nghiệm, việc vận dụng một số biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chính tả làm cho kết quả học tập của HS nâng lên rõ rệt. Phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý của HS vào bài học rất cao, HS chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi viết bài nên bài viết mắc ít lỗi chính tả. Những em trước kia thường sai từ 10 đến 12 lỗi nay chỉ sai 3 đến 4 lỗi, những em trước kia sai 5, 6 lỗi thì nay chỉ còn 1 đến 3 lỗi, thậm chí không còn mắc lỗi nữa. Ngược lại, ở lớp đối chứng hiện tượng HS không tập trung chú ý vào bài học khá phổ biến. Nội dung bài học mang tính áp đặt, rập khuôn, máy móc phương pháp dạy học không chú ý đến rèn và sửa lỗi chính tả cho HS. Do đó, tình trạng HS mắc lỗi chính tả vẫn còn phổ biến, bài viết vẫn còn nguệch ngoặc, không rõ ràng. Kết quả học tập chính tả của HS còn thấp.
TIỂU KẾT
Khi dạy chính tả, GV cần nắm vững tính chất nhiệm vụ của phân môn chính tả, tính chất nổi bật của nó là tính thực hành. Chúng ta cần rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho HS thông qua các bài luyện tập thực hành; Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của từng kiểu bài, để từ đó có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ của HS, phù hợp với nội dung mà GV đã chọn đều rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS. Nhất là người GV luôn phải kiên nhẫn sửa lỗi chính tả và hướng dẫn cho HS sửa lỗi của mình trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, GV cũng cần phải lưu ý tới vấn đề phương ngữ và việc nắm nghĩa của từ, đó là một trong những cơ sở giúp HS viết đúng chính tả. Ngoài ra, chúng ta phải rèn cho HS có ý thức tự sửa chữa, tự rèn luyện để viết đúng chính tả. Muốn vậy, chúng ta phải rèn cho HS nắm vững các qui tắc chính tả, bằng con đường từ vựng hoặc ngữ nghĩa. Những biện pháp đã nêu nhằm rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả để nâng cao năng lực nói và viết vì nó chính là dấu hiệu trưởng thành về mặt ngôn ngữ của HS là nội dung chính
của để tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
trường Tiểu học Lăng Hiếu – Trùng Khánh – Cao Bằng ”. Vì vậy việc rèn cho
một HS không được viết sai lỗi chính tả là một quá trình gian khổ, lâu dài và đầy phức tạp, công việc này không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường, không chỉ là nhiệm vụ riêng của thầy cô giáo mà phải có sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường.
Các đề xuất được tác giả vận dụng trong thiết kế, tiến hành dạy thể nghiệm và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan: Kết quả học tập của HS cao hơn, sự tập trung chú ý vào bài học của HS rất cao, HS chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi viết bài nên bài viết mắc ít lỗi chính tả. Điều đó chứng minh tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Tìm hiểu biện pháp sửa lỗi chính tả cho HS DTTS là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn nhất là đối với trường tiểu học miền núi ở Cao Bằng. Nghiên cứu đề tài này, tác giả góp thêm tiếng nói tháo gỡ phần nào khó khăn đó.
2. Việc rèn luyện đúng chữ đúng, đẹp cho HS Tiểu học nói chung và cho HS DTTS nói riêng là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho tất cả những người làm công tác giáo dục. Phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở nhà trường phổ thông nói chung. Chính tả không chỉ là công cụ giúp HS chiếm lĩnh văn hóa, trau dồi kiến thức, tư duy để học tập mà nó còn tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người trong các em, ngoài ra nó còn rèn cho các em tính kiên trì, cẩn thận và óc thẩm mĩ giúp các em hoàn thiện nhân cách bản thân.Với ý nghĩa quan trọng như vậy, phân môn Chính tả là một môn học được coi trọng trong nhà trường và việc tập viết, luyện chữ đẹp, viết đúng với chuẩn chính tả tiếng Việt là một việc hết sức cần thiết.
3. Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng dạy – học chính tả lớp 3 ở trường Tiểu học Lăng Hiếu chúng tôi thấy rằng thực trạng đó chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng giáo dục đặt ra hiện nay: Trình độ được đào tạo của đội ngũ GV trong nhà trường chưa đồng đều, GV còn coi nhẹ phương pháp dạy học chính tả. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. HS dân tộc thì coi Chính tả như một môn học bắt buộc, đặc biệt chữ viết của các em chưa đẹp, chữ cẩu thả và tốc độ viết còn chậm. Và như vậy dẫn đến thực tế đáng buồn về chất lượng dạy học chính tả trong nhà trường còn ở mức thấp là điều không thể tránh khỏi. Biểu hiện tập trung nhất là tình trạng mắc lỗi chính tả của HS DTTS còn phổ biến, HS thường mắc lỗi cơ bản đó là: lỗi về phụ âm đầu, lỗi về âm vần, lỗi về dấu thanh và lỗi viết hoa.
4. Dựa trên nghiên cứu về cơ sở lí luận, tác giả đã đề xuất 4 biện pháp sửa lỗi chính tả cho HS DTTS lớp 3 trường tiểu học Lăng Hiếu – Trùng Khánh- Cao Bằng, đó là:
1. Giáo dục cho HS về tầm quan trọng của chính tả 2. Vận dụng các phương pháp dạy học chính tả
3. Giúp HS viết đúng chính tả qua các bài tập chính tả 4. Hướng dẫn HS sử dụng qui tắc viết hoa
Các biện pháp tác giả đề xuất đã được vận dụng trong thiết kế thể nghiệm và bước đầu đã chứng minh được tính khả thi của các phương án đề xuất: kết quả học tập của HS được nâng lên rõ rệt, phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý của HS vào bài học rất cao, HS chăm chú và cũng có ý thức hơn khi các em viết bài nên các em ít mắc lỗi hơn, những em trước kia thường sai từ 10 - 12 lỗi thì nay chỉ còn 3 - 4 lỗi, những em trước kia sai 5 - 6 lỗi thì nay chỉ còn 1 - 2 lỗi thậm chí là không còn mắc lỗi nữa.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do điều kiện thời gian và năng lực nên đề tài còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Thành Thị Yên Nữ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1996)
Phương pháp dạy học tiếng Việt - (giáo trình chính thức đào tạo GV tiểu học)
NXB Giáo dục.
2. Lê A (1982) Chữ viết và dạy chữ viết ở tiểu học, NXB ĐHSP
3. TS.Võ Xuân Hảo (1995), Dạy học chính tả cho HS tiểu học theo vùng phương ngữ, NXB Giáo dục.
4. Lê Trung Hoa (2005), Chữa lỗi chính tả và cách khắc phục, NXB KHXH,
TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Sinh Huy (1997) Giáo trình tâm lí học Tiểu học, NXB Giáo dục. 6. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (2002) Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB ĐHSP 7. Phan Ngọc (1982) Chữa lỗi chính tả cho HS Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 8. Trần Thị Minh Phương, Nguyễn Đắc Điệu Lam (2006), Dạy lớp 1, 2, 3 theo
chương trình mới, NXB Giáo dục.
9. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Dự án phát triển GVTiểu học), ( 2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục Hà Nội.
10. (2001), Sách giáo viên, sách thiết kế tiếng Việt 3 - theo chương trình mới. 11. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (2006), Phương pháp dạy tiếng Việt cho HS
PHỤ LỤC 1
Chính tả (Nghe - viết) ĐỐI ĐÁP VỚI VUA A/ Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng bài chính tả, viết 1 đoạn văn trong bài: “ Đối đáp với vua”.
Làm bài tập phân biệt s/x
- Rèn hs viết đúng chính tả. Viết hoa các chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng, trình bày sạch, đẹp. Làm đúng bài tập phân biệt s/x
- GD h/s có ý thức luyện viết chữ đúng và đẹp B/ Đồ dùng dạy - học
GV: SGK - bảng phụ
HS: SGK - vở chính tả - bút C/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy Thời
gian Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ: con gián, hồ dán, bánh rán
- Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới
3.1-Giới thiệu bài:
(Nghe-viết): Đối đáp với vua 3.2- Nội dung: a - Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc bài chính tả lần 1 - Gọi 1 HS đọc 1 3 1 6 - HS hát - HS lên bảng viết - Nhận xét - HS đọc đầu bài - HS theo dõi SGK - 1 HS đọc, lớp theo dõi
- Những chữ nào cần viết hoa?
- Chữ đầu đoạn được viết như thế nào? - Hướng dẫn HS viết từ dễ lẫn vào bảng con - GV sửa sai b-Viết bài: - GV đọc bài chính tả lần 2 - Hướng dẫn HS cách trình bày bài
- GV đọc bài chính tả cho HS viết vào vở
- GV uốn nắn, nhắc nhở c - Chấm, chữa bài:
- GV đọc bài cho HS soát lỗi - GV chấm điểm 1 số vở, nhận xét
3.3- Luyện tập: * Bài tập (2)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2a và làm bài vào nháp
- Gọi HS nêu miệng từ tìm được
- Nhận xét, tuyên dương
* Bài tập (3) Thi tìm những từ ngữ chỉ hoạt động
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3a 14 3 5 3 tên riêng
- Viết lùi vào 1 ô so với lề
- HS viết bảng lớp, bảng con
+ vua, lệnh, vế đối, tức cảnh, Cao Bá Quát, bị trói,...
- HS theo dõi SGK
- HS viết bài vào vở
- HS soát bài - HS đọc - Làm bài vào nháp - HS nêu: + sáo + xiếc - Nhận xét - 1 - 2 HS nêu
- Thảo luận làm bài + báo cáo: + S: san sẻ, xe sợi, so sánh, soi đuốc…
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu thảo luận làm bài
* Nhóm 1: Chứa tiếng bắt đầu bằng S
* Nhóm 2: Chứa tiếng bắt đầu bằng X
- Nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố - dặn dò
- Những chữ nào cần viết hoa?
- Nhắc lại cách trình bày bài chính tả?
- GV tổng kết nội dung bài
- Về tập viết từ dễ lẫn, những chữ viết sai
- Nhận xét giờ học.
+ X: xé vải, xào rau, xới đất, xê dịch, xẻo thịt, xiết tay, xông lên, xúc đất…
- Nhận xét
- các chữ đàu câu, đầu đoạn, tên riêng
PHỤ LỤC 2
PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Điền tr hay ch?
1. ….ong sáng 2. …ong trẻo 3. …on trâu 4. yên….í 5. Hình …òn 6. …trung …ành 7. ..ơi bời 8. vững …ãi 9. Kì .. ĩ 10. trang ..ọng 11. ..ao đaỏ
Câu 2: Điền s hay x? 1. …an sẻ 2. trong …uốt 3. …úc xích 4. …inh xắn 5. trong …suốt 6. …em phim 7. 8. cay ..è 9. …u hướng 10. ...uôn sẻ 11. chính…ách.
Câu 3: Điền uyên hay iên?
1. Câu tr…. 2. Tr…thuyết 3. l…hoàn 4. V…thuốc 5. Con …iến 6. M… núi 7. Chim kh…. 8. C...nghành 9. Q…góp 10. L….quan 11. Câu ch…
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HỌC CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH DTTS LỚP 5 (Phiếu số 1) Họ và tên:………. Dân tộc:………... Lớp:……….. Trường:……….. Câu 1: a) Điền vào chỗ trống x hay s Mong sao mọi việc đều …uôn…ẻ Bạn Linh trông thật …inh …ắn..
b) Hãy chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống
- ( ch/tr ) …ương trình, …a tấn, …ung thành, …âỳ xước, con …âu, …ực ban, giáo ...ình
- ( gh, kh ) quả …ế, bàn …ế . Câu 2: Điền vào chỗ trống.
a) uân hay ân
- ch… mực, gian tr…., tr …trọng, h… chương, l…, hồi, bản th…. b) iên hay uyên
- đèn đ…, t… nữ, câu ch…., chim ch… ch…, m…nam. c) ăn hay ăng
- ………… quả nhớ kẻ trồng cây.
- Đứng cho th…bằng
- Tiếng nói ai đó v….v….
Câu 3: Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu nặng.