0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phương pháp trò chơi

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC LĂNG HIẾU TRÙNG KHÁNH CAO BẰNG (Trang 38 -40 )

7. Cấu trúc đề tài

2.2.4. Phương pháp trò chơi

Trò chơi là một hình thức học tập có hiệu quả đối với HS. Thông qua các trò chơi, HS được luyện tập làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và với tinh thần hợp tác. Cùng với những hình thức học tập khác, trò chơi tạo cơ hội để HS học bằng tự hoạt động: tự củng cố kiến thức và tự hoàn thiện kĩ năng.

Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.

Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho HS chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho HS ngay từ khi bắt đầu bài học mới.

Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

Bước 2: Hướng dẫn chơi, bước này bao gồm những việc làm sau:

- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.

- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)

- Cách chơi: từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…

- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi (nếu có).

Bước 3: Thực hiện trò chơi Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi:

- GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.

Một số HS nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. Trò chơi phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Mục đích của trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng ở từng bài, từng nhóm bài, từng phần của chương trình; nội dung chơi là một đơn vị kiến thức, một số thao tác của một kĩ năng hay của nhiều đơn vị kiến thức; hình thức của trò chơi phải đa dạng giúp cho HS luôn được thay đổi cách thức hoạt động trong lớp, phối hợp được nhiều cơ quan vận động và các giác quan tham gia hoạt động cùng một lúc để các em học tập một cách linh hoạt và hứng thú; cách chơi cần đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Mỗi trò chơi cần thu hút nhiều HS tham dự; điều kiện để tổ chức trò chơi cần đơn giản, phương tiện để chơi dễ làm, GV có thể tự chuẩn bị và tự tổ chức ngay trong phòng học.

- Có nhiều loại hình trò chơi để học Chính tả, chẳng hạn: + Ở lớp 3 có thể tổ chức các trò chơi:

* Trò chơi thì tìm từ, tiếng mở đầu bằng chữ cái: giúp HS học các quy tắc chính tả

VD : GV chia lớp ra thành hai đội, mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt lên bảng viết các từ, tiếng có nghĩa chứa vần uyên, đội nào tìm được nhiều từ đúng nhất trong khoảng thời gian qui định sẽ là đội thắng cuộc.

Chú ý: Không được lạm dụng phương pháp chơi để học trong dạy chính tả. Tùy vào yêu cầu, nội dung của bài học mà GV có thể tổ chức một hoặc hai trò chơi cho một bài học, cũng sẽ có những bài học không có trò chơi. Việc tổ chức hoạt động chơi để học trong giờ học cần được GV cân nhắc kĩ để điều hòa với các hoạt động khác.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC LĂNG HIẾU TRÙNG KHÁNH CAO BẰNG (Trang 38 -40 )

×