0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC LĂNG HIẾU TRÙNG KHÁNH CAO BẰNG (Trang 33 -35 )

7. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Theo A.V. Chêcuchép, Phân tích ngôn ngữ là phương pháp HS dưới sự chỉ dẫn của GV vạch ra những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ những tài liệu ngôn ngữ cho trước, quy các hiện tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ những đặc trưng của chúng. Bản chất của phương pháp này là quan sát, phân tích các hiện tượng ngôn ngữ theo các chủ đề (vấn đề ngôn ngữ ) nhất định và tìm ra những dấu hiệu đặc trưng của những hiện tượng ấy.

Phương pháp phân tích ngôn ngữ bao gồm các thao tác phân tích và tổng hợp. Ở phân môn Chính tả thao tác phân tích thể hiện ở việc phân tích cấu tạo của chữ (ghi tiếng), cách đọc các âm, vần khó hay dễ lẫn, giải thích nghĩa của từ/ tiếng tạo điều kiện thuận lợi cho việc viết đúng chính tả. Phân tích còn là sự so sánh tương đồng hay khác biệt về âm nghĩa của các từ ngữ có trong bài. Việc phân tích giúp HS khắc sâu ghi nhớ và hiểu sâu sắc về hiện tượng chính tả.

Nội dung của phương pháp phân tích ngôn ngữ nằm ở bản thân của quá trình phân tích, chia đối tượng ra thành những đối tượng, những khía cạnh, những mặt khác nhau từ đó tìm hiểu một cách kĩ càng hơn, sâu sắc hơn nhằm

nhận thức đối tượng một cách chính xác, đầy đủ. Vì thế, khi sử dụng phương pháp này không thể tiến hành một cách tùy tiện mà phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.

GV cần chú ý xem việc phân tích đó có đảm bảo đúng đắn nhất tổ chức của đối tượng cần nhận thức (những đối tượng đó chính là hiện tượng ngôn ngữ). Hiện tượng ngôn ngữ có tổ chức như thế nào thì việc phân tích ngôn ngữ phải thể hiện đúng bản chất của tổ chức đó, không nên phân tích một cách áp đặt, máy móc.

Khi chia nhỏ đối tượng phân tích cần phải đảm bảo nguyên tắc cấp bậc, đảm bảo tính hệ thống trong quá trình phân tích, người thực hiện quá trình phân tích ngôn ngữ cần tránh lối phân tích nhảy vọt, cách quãng mà phải tiến hành phân tích từng yếu tố trong hệ thống theo trật tự từng nhánh, sau đó tập hợp những bộ phận nhỏ ấy lại thành chỉnh thế ban đầu. Cách phân tích chi tiết này sẽ đưa đến cho HS có cái nhìn rõ ràng hơn về đối tượng cần nhận thức.

Với những tiếng khó, GV áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để HS ghi nhớ.

VD1: Khi viết tiếng “nặng” HS dễ lẫn lộn với tiếng “nặn” GV yêu cầu HS phân tích cấu tạo hai tiếng này.

Nặng = N + ăng + thanh nặng Nặn = N + ăn + thanh nặng

So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “nặng”có âm cuối là “ng”, tiếng “nặn” có âm cuối là “n”. HS ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.

VD2: Khi viết tiếng “buông” HS dễ lẫn lộn với tiếng “buôn”, GV yêu cầu HS phân tích cấu tạo hai tiếng này:

buông = b + uông buôn = b + uôn

So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “buông” có âm cuối là “ng”, tiếng “buôn” có âm cuối là “n”. HS ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ không viết sai.

Một biện pháp khác để khắc phục lỗi chính tả cho HS là giúp HS hiểu nghĩa chính xác của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn và trong tiết Chính tả.

VD: Phân biệt lan và lang : lan có thể là hoa lan lang có thể là khoai lang

Sau khi GV phân tích xong yêu cầu HS phải viết chính tả.

Bước 1: Yêu cầu HS viết những từ GV viết lên bảng vào bảng con (xem HS viết có sai không).

Bước 2: GV đọc, HS nghe rồi viết vào bảng con, GV nhận xét và sửa lại cho HS viết đúng.

Bước 3: GV đọc lại cả bài chính tả cho HS viết rồi thu bài.

Ngược lại với phân tích là tổng hợp. Các thao tác của tổng hợp thể hiện trong việc khái quát các hiện tượng chính tả thành qui tắc chính tả hay thành các mẹo chính tả cho HS dễ nhớ, dễ viết. Thao tác phân tích và tổng hợp được phối hợp với nhau một cách linh hoạt trong suốt giờ chính tả, nhưng thể hiện rõ nhất trong bước luyện viết đúng các từ ngữ khó và trong quá trình thực hiện các bài chính tả âm – vần.

Muốn hoạt động phân tích ngôn ngữ đạt hiệu quả cần phải tạo điều kiện cho HS thực hiện phân tích và tổng hợp. GV không làm hộ mà giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, giúp đỡ HS làm rõ các hiện tượng chính tả cần quan tâm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC LĂNG HIẾU TRÙNG KHÁNH CAO BẰNG (Trang 33 -35 )

×