7. Cấu trúc đề tài
2.3.3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả sửa lỗi thanh điệu
GV nhắc lại 6 dấu thanh của chữ viết và chỉ rõ cách viết và tác dụng của dấu thanh. Trong một chữ dấu thanh bao giờ cũng đặt ở chữ cái ghi âm chính của vần và dấu thanh có tác dụng phân biệt nghĩa, nhận diện từ, như vậy âm tiết có phụ âm đầu giống nhau mà thanh điệu khác nhau là những từ khác nhau và ý nghĩa của chúng cũng hoàn toàn khác nhau.
HS dân tộc ở lớp 3 mắc lỗi về thanh điệu phổ biến là nặng phát âm và biến thành hỏi.
Với lỗi này GV ghi các âm tiết có hai thanh, “ hỏi, nặng” lên bảng GV đọc rõ, chậm để HS lĩnh hội ghi nhớ, gọi HS đọc, mời HS khác nhận xét đúng hay sai ? nếu sai thì sai ở chỗ nào? GV giải thích nghĩa của từ, đọc đúng và đọc sai về thanh điệu, nhưng các từ đó phải nằm trong một văn cảnh cụ thể để HS dễ so sánh đối chiếu.
Sau khi phân tích xong thì yêu cầu HS viết các từ thường hay mắc lỗi vào bảng con (các bước tiến hành như phụ âm đầu).
Những điểm lưu ý khi sửa lỗi chính tả do phát âm sai dẫn đến viết chính tả sai của HS lớp 3.
Chúng ta đã biết quy tắc chính tả tiếng Việt là quy tắc ghi âm, vị trí phát âm như thế nào thì viết như thế các em viết sai chính tả nghe theo phát âm của GV, GV đọc HS nghe và lĩnh hội, HS phải đọc nhẩm hoặc đánh vần để ghi nhớ hoặc nghĩ đến hình ảnh, âm thanh. Như vậy HS phải tái hiện cách đọc của GV để hình dung (nhớ lại mặt chữ). Trong công đoạn làm việc đó HS phải chú ý mới đạt kết quả cao. Nhưng một thực tế cho thấy với chính tả nghe viết đòi hỏi mức độ cao, cụ thể GV đọc xong HS phải tái hiện lời GV để hình dung cách viết. Vì vậy các em dễ nhầm lẫn các từ có phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu nghe giống nhau, hơn nữa do ảnh hưởng của phát âm tiếng địa phương các em hay nói ngọng, khó phân biệt dẫn đến các em viết sai chính tả. Như vậy lỗi phát âm tiếng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến việc viết sai chính tả của các em HS.
Để khắc phục các lỗi về phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu của HS thì trước hết GV phải rèn cho các em cách phát âm đúng sẽ là tiền đề cho các em viết đúng chính tả, phối hợp các biện pháp giải nghĩa các từ, câu, đối chiếu so sánh để khắc sâu kiến thức cho HS trong quá trình rèn luyện. Luyện viết đúng chính tả không nhất thiết phải luyện ghi tràn lan mà phải tập trung vào những lỗi HS mắc xem đó là trọng điểm để rèn luyện. Luyện tập cho HS GV phải có biện pháp phù hợp để sửa lỗi với từng khối lớp nhằm xóa đi những khoảng cách chênh lệch về sử dụng tiếng Việt cho HS dân tộc.
2.4. Hƣớng dẫn HS Sử dụng qui tắc viết hoa
2.4.1. Quy tắc viết hoa tên người
Tên người Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng. Riêng tên người một số dân tộc trong nước nếu được phiên âm thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
VD: Nguyễn Tất Thành, Kơ-pa Kơ-lơng, …
Tên người nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
VD: Tô-mat Ê-đi-xơn, …
Riêng những tên người nước ngoài được phiên âm Hán - Việt thì viết hoa như tên người Việt Nam.
VD: Lí Bạch, …
2.4.2. Quy tắc viết hoa địa danh
Tên núi, sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, … của Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng.
VD: Cao Bằng, Lăng Hiếu, Sơn La, …
Riêng một số tên phiên âm từ tiếng dân tộc ít người thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
VD: Y-a-li, Đăm-Bri, Pắc-bó, …
Tên núi, sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, … của nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
VD: Mê-kông, Ki-ép, Vôn-ga, …
Riêng những tên được phiên âm Hán - Việt thì viết hoa như tên địa danh Việt Nam.
VD: Trung Quốc, …
2.4.3. Quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng
Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó: Huân chương Lao động, Quả bóng Vàng, …
2.4.4 . Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội
Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, …được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
VD: Đảng / Cộng sản / Việt Nam.
Đoàn / Thanh niên / Cộng sản / Hồ Chí Minh. Đội / Thiếu niên /Tiền phong / Hồ Chí Minh. Trường / Tiểu học / Lăng Hiếu.
2.4.5. Quy tắc viết hoa trong phép đặt câu, viết hoa tỏ thái độ kính trọng, viết hoa tên riêng của các sự vật khác hoa tên riêng của các sự vật khác
Trong phép đặt câu, chữ cái đầu câu, chữ cái đầu dòng thơ, chữ cái đầu bài viết, chương mục đều phải viết hoa; một số danh từ trung và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ quý trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị.
VD: Tổ quốc, Cách mạng, Thủ tướng, Chủ tịch, Giám đốc,…
Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
VD: cô Đậu nành, anh Dưa hấu, Gà mái mơ, chú Mướp.
2.4.6. Viết hoa các trường hợp khác
Tên các năm âm lịch viết hoa cả 2 tiếng; tên các ngày tiết và ngày tết viết hoa tiếng thứ nhất: tiết Lập xuân, tiết Đại hàn, tết Đoan ngọ, tết Nguyên đán; từ chỉ số trong những đơn vị là tên gọi các sự kiện lịch sử không viết bằng con số mà viết bằng chữ hoa: Cách mạng tháng Tám, cách mạng tháng Mười; tên gọi một số thời kì lịch sử lâu dài hoặc các phong trào có ý nghĩa quan trọng thì viết hoa chữ cái đầu của tên đó: Thời kì Phục Hưng, phong trào Cần vương, phong trào Đông du ;viết hoa tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật học: Họ Kim giao, lớp Nhện, cây họ Đậu, họ Dâu tằm; viết hoa chữ cái đầu tiếng thứ nhất của tên các niên đại địa chất: Đại Cổ sinh, khí Các bon; tên gọi các tôn giáo, giáo phái bằng tiếng Việt hoặc tiếng Hán - Việt viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất: Nho giáo, Hồi giáo…
TIỂU KẾT
Muốn dạy tốt môn chính tả người GV cần phải vận dụng linh hoạt, hiệu quả các biện pháp nói trên vào giảng dạy. Tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đối tượng HS: các đặc điểm tâm lí thể chất khả năng nhận thức cho HS để lựa chọn các biện pháp cho phù hợp. Mặt khác còn phụ thuộc vào khả năng vận dụng, sáng tạo của GV trong quá trình giảng dạy và nội dung của từng bài học.
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân gây lỗi, từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy cũng như biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho HS lớp 3 Trường Tiểu học Lăng Hiếu – Trùng Khánh – Cao Bằng là hết sức quan trọng và cần thiết vì vậy, chúng tôi đưa ra một số biện pháp như rèn luyện kĩ năng phát âm đúng, khắc phục lỗi về phụ âm đầu, sử dụng quy tắc viết hoa… nhằm khắc phục lỗi chính tả cho các em. Việc sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả cho HS không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà có kết quả ngay được, đây là một quá trình lâu dài bao gồm cả sự cố gắng của thầy và trò, vì vậy GV phải kiên trì, biết chờ đợi sự tiến bộ của HS thì mới có kết quả tốt.
Tóm lại một GV dạy thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố song yếu tố quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực sử dụng các phương pháp dạy học của người GV, đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến kết quả dạy học.
CHƢƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Những vấn đề chung
3.1.1. Mục đích thể nghiệm sư phạm
Thể nghiệm dạy học là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của đối tượng giáo dục. Đây là một phương pháp đặc biệt cho phép tác động lên đối tượng nghiên cứu một cách chủ động, là sự tác động có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để quá trình ấy diễn ra theo mục đích của người nghiên cứu.
Với ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành thể nghiệm và áp dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của biện pháp đó. Nếu những giờ dạy thu được được thành công nhất định thì có nghĩa là những biện pháp mà chúng tôi đưa ra có tác dụng tốt và có tinh khả thi.
3.1.2. Đối tượng, thời gian, địa bàn thể nghiệm
3.1.2.1. Đối tượng thể nghiệm
Đối tượng mà đề tài lựa chọn thể nghiệm là HS DTTS lớp 3 của trường Tiểu học Lăng Hiếu - Trùng Khánh - Cao Bằng.
3.1.2.2. Địa bàn thể nghiệm
- Thời gian các bài giảng thể nghiệm được tiến hành trong kì II năm học 2013-2014.
- Địa bàn thể nghiệm là trường Tiểu học Lăng Hiếu - Trùng Khánh - Cao Bằng.
3.1.3. Nội dung thể nghiệm và tiêu chí đánh giá thể nghiệm
3.1.3.1. Nội dung thể nghiệm
a. Chọn bài dạy: Chúng tôi chọn bài chính tả so sánh trong chương trình và SGK lớp 3 để thể nghiệm giảng dạy, đó là:
Bài chính tả nghe – viết: “ Đối đáp với vua”, phân biệt s-x Tiếng Việt 3 - tập 2. b. Mục tiêu
+ Kiến thức: Nghe và viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Đối đáp với vua
+ Kĩ năng: HS làm đúng bài tập chính tả điền vào chỗ trống chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc thanh hỏi thanh ngã theo nghĩa đã cho.
+ Thái độ: Giáo dục cho HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
3.1.3.2. Tiêu chí đánh giá
Để đánh giá kết quả thể nghiệm, chúng tôi xác định tiêu chí đánh giá cơ bản dựa vào kết quả học tập của HS (bằng điểm số) thông qua bài viết của HS kết hợp với phiếu bài tập theo thang điểm 10. Kết quả kiểm tra này được chia làm 4 loại: Loại giỏi (9 - 10 điểm), loại khá (7 - 8 điểm), loại trung bình (5 - 6 điểm), loại yếu (0 - 4 điểm).
3.1.4. Tiến trình thể nghiệm
3.1.4.1. Chọn lớp thể nghiệm
- Chúng tôi chọn lớp thể nghiệm là lớp 3A và lớp 3B là lớp đối chứng, tại trường tiểu học Lăng Hiếu và được tiến hành cùng một người dạy để đảm bảo sự tương quan đồng đều.
- Từ lựa chọn trên chúng tôi tiến hành làm việc với GV dạy về ý tưởng của giáo án. Giáo án được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng và có sử dụng các phương pháp được đề xuất trong đề tài: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả qua các bài tập, phương pháp giao tiếp, phương pháp phân tích ngôn ngữ...
- Tổ chức thể nghiệm: dự giờ theo dõi.
3.1.4.2. Phương pháp thể nghiệm
Chúng tôi sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu để tiến hành thực nghiệm. Thực hiện phương pháp do cùng một đối tượng thể nghiệm (người dạy) cùng một nội dung thể hiện (bài dạy), trong đó một đối tượng được áp dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất, một đối tượng được tiến hành học bình thường như các tiết học khác. Sau đó kiểm tra chất lượng ở cả 2 đối tượng HS thông qua bài viết kết hợp phiếu bài tập. Từ đó thu được kết quả rút ra nhận xét, đánh giá tác dụng, hiệu quả phương pháp mà đề tài đề xuất.
3.2. Kết quả thể nghiệm
- Số HS làm thể nghiệm và số HS làm đối chứng có các điều kiện tương tự nhau về sĩ số (HS thể nghiệm: 28 em, HS làm đối chứng: 28 em) và chất lượng.
+ Kết quả trước thể nghiệm
Chúng tôi tiến hành điều tra chất lượng ban đầu thông qua chấm bài và kết hợp phiếu bài tập của HS và thu được kết quả như sau:
Bảng 8: Bảng đánh gía chất lượng viết chính tả của HS trước thể nghiệm
Nhóm Số bài thu chấm Xếp loại Giỏi ( 9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Yếu (0- 4 điểm) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Thể nghiệm (28 HS) 28 8 28,0 13 46,4 5 17,9 2 7,1 Đối chứng (28 HS) 28 7 25,0 10 28,0 7 45,0 4 14,3 + Kết quả sau thể nghiệm
- Sau khi dự giờ, làm việc với GV, HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trên chúng tôi nhận thấy:
Ở lớp đối chứng: Hoạt động chính là GV truyền thụ tri thức và đưa ra một hệ thống các câu hỏi yêu cầu HS đưa vào ngữ liệu và kết quả phân tích của SGK để trả lời, làm bài tập. Vì vậy HS tham gia hoạt động học tập một cách thụ động, máy móc và chỉ tập trung vào nhóm HS khá giỏi và rèn luyện kỹ năng chính tả cho HS còn hạn chế nên hiệu quả làm bài chưa cao.
Ở lớp thực nghiệm: Mức độ hoạt động tích cực của HS trong giờ học được biểu hiện khá rõ ràng. Bằng việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học linh hoạt lấy HS làm trung tâm, trong giờ học hầu hết HS được tham gia quá trình chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng. Học sinh nhút nhát, học sinh yếu được chú ý một cách đúng mức, khuyến khích, động viên kịp thời. Vì vậy, kết quả học tập, rèn luyện được nâng cao. Trong giờ thực nghiệm không có hiện tượng làm việc riêng các em đều bị cuốn hút vào các hoạt động học tập. Qua đó chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Sau khi tiến hành thể nghiệm, chúng tôi kiểm tra chất lượng HS và thu được kết quả như sau:
Bảng 9: Bảng đánh giá chất lượng viết chính tả của HS sau thực nghiệm.
Từ bảng số liệu chúng tôi biểu diễn dưới dạng sơ đồ như sau:
0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Yếu Thể nghiệm Đối chứng
Qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy rằng, kết quả học tập của HS lớp thể nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Thể hiện ở mức độ giỏi tăng từ 28,8% lên 32,1% (tăng 4%), mức độ khá tăng từ 50.0% lên 54.0% (tăng 4%). Mức độ trung bình giảm từ 10.71% xuống còn 7,1% ( giảm 3,61% ), mức độ yếu giảm từ 10,71% xuống còn 7,1% (giảm 3,61 %). Nhóm Số bài thu chấm Xếp loại Giỏi ( 9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Yếu (0-4 điểm) % % % % Thể nghiệm (28 HS) 28 9 32,1 15 54,0 2 7.1 2 7.1 Đối chứng (28 HS) 28 8 28.8 14 50,0 3 10,71 3 10.7 1
Trong đó ở lớp đối chứng, các mức độ vẫn như ban đầu: Mức độ giỏi 28,8%, mức độ khá 50,0%, mức độ trung bình và yếu chiếm tỉ lệ cao (mức độ trung bình 10,71%, mức độ yếu 10.71%).
Đối với nhóm thể nghiệm, việc vận dụng một số biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chính tả làm cho kết quả học tập của HS nâng lên rõ rệt. Phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý của HS vào bài học rất cao, HS chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi viết bài nên bài viết mắc ít lỗi chính tả. Những em trước kia thường sai từ 10 đến 12 lỗi nay chỉ sai 3 đến 4 lỗi, những em trước kia sai 5, 6 lỗi thì nay chỉ còn 1 đến 3 lỗi, thậm chí không còn mắc lỗi nữa. Ngược lại, ở lớp đối chứng hiện tượng HS không tập