0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Rèn luyện kĩ năng viết đúng cho HS qua các bài tập chính tả

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC LĂNG HIẾU TRÙNG KHÁNH CAO BẰNG (Trang 40 -41 )

7. Cấu trúc đề tài

2.3. Rèn luyện kĩ năng viết đúng cho HS qua các bài tập chính tả

Làm bài tập chính tả là hình thức đưa HS vào hoạt động thực hành và viết chính tả một cách có ý thức. Chỉ có con đường luyện tập thực hành thì mới hình thành được năng lực viết của HS một cách có hiệu quả. Để có hiệu quả thì việc luyện tập thực hành phải có mục đích, phải có nội dung, phương pháp luyện tập phong phú và đa dạng.

Ở lớp 3 có hai loại bài tập chính tả cơ bản đó là bài tập chính tả bắt buộc và bài tập chính tả tự chọn.

Bài tập chính tả bắt buộc là loại bài tập sử dụng chung cho tất cả các vùng phương ngữ trên toàn quốc, các bài tập này nhằm rèn luyện cho HS viết đúng các âm, vần khó.

VD : Điền vào chỗ trống oa hay oao?

Ngọt ng..., mèo kêu ng... ngao..., ng... ngán

(Tiếng Việt 3 - tập 1 trang 10)

Bài tập tự chọn là bài tập dành cho những vùng phương ngữ khác nhau nhằm viết đúng chính tả âm vần dễ bị lẫn do bị ảnh hưởng cách phát âm ở địa phương. Mỗi bài tập lựa chọn gồm 2- 3 bài tập nhỏ dành cho từng vùng phương ngữ nhất định, GV căn cứ vào đặc điểm phương ngữ và những lỗi chính tả HS thường hay mắc để lựa chọ bài tập phù hợp với đối tượng HS.

VD : Điền vào chỗ trống? Con ...âu, ...in lỗi, ...ung túc.

Khi hướng dẫn HS làm bài tập chính tả, GV cung cấp cho HS những qui tắc chính tả, các mẹo chính tả, giải nghĩa từ cho HS giúp HS khắc sâu các hiện tượng chính tả một cách có hiệu quả hơn.

VD : Khi hướng dẫn HS viết từ “ nghĩ ngợi” thì GV hướng dẫn cách viết theo nhóm thanh điệu (huyền, ngã, nặng, sắc, hỏi, ngang).

GV cho HS đọc thầm bài chính tả và tự nêu lên những từ mà HS thấy khó viết, GV viết toàn bộ những từ khó đó lên bảng rồi phân tích, so sánh cho HS để HS nắm chắc cách viết.

VD : Viết tiếng “ trường ”- GV cho HS phân tích “ Tr + ương +huyền”, sau khi HS phân tích xong GV cho HS đọc lại những từ mà HS phân tích để HS nắm vững cách đọc đúng sau đó GV cho HS viết lại những từ đó vào bảng con nhằm tái hiện lại cách viết.

Dù là loại bài tập nào, GV cũng phải là người gợi ý tổ để HS làm bài, không làm thay các em.

Đối với các bài tập chính tả lựa chọn, GV phải căn cứ vào đặc điểm ngôn ngữ của HS khu vực mình giảng dạy để lựa chọn các bài tập có nội dung thích hợp. Với các bài tập không có tác dụng rèn kĩ năng chính tả cho HS địa phương, GV có thể thay thế bằng bài tập khác do GV sưu tầm hoặc tự xây dựng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC LĂNG HIẾU TRÙNG KHÁNH CAO BẰNG (Trang 40 -41 )

×