Hoạt tính kháng gốc DPPH tự do của các mẫu thử được xác định theo phương pháp của Shimada, Fujikawa, Yahara và Nakamura (1992), có chỉnh sửa cho phù hợp [22], [23], [32].
Nguyên tắc
Các chất nghiên cứu có tác dụng chống oxy hóa sẽ làm giảm màu của DPPH (2,2-diphenyl-2-picrylhydrazyl). Xác định khả năng này bằng cách đo quang ở bước sóng có độ hấp thu cực đại là λmax= 515 nm.
DPPH là gốc tự do, có màu tím nhờ vào điện tử N chưa ghép đôi. Sự làm giảm màu tím đặc trưng của DPPH là do các gốc tự do DPPH đã kết hợp với một nguyên tử
H của chất nghiên cứu (có tác dụng chống oxy hóa) để tạo thành DPPH dạng nguyên tử.
Hiệu quả kháng OH (%) =
Amẫu - Athử không
Cách tiến hành
Pha dung dịch DPPH có nồng độ 0,6 mM trong methanol. Dung dịch này không bền nên chỉ có thể dùng trong vòng 24 giờ sau khi pha.
Pha các mẫu cao chiết và chất kháng oxy hóa đã biết thành các nồng độ khác nhau. Hút 0,5 ml chất thử nghiệm vào ống nghiệm.
Thứ tự tiến hành thí nghiệm như trong bảng 2.5 sau:
Mẫu Mẫu chứng Mẫu thử Nồng độ (µg/ml) 0 Nồng độ thích hợp Dịch thử (ml) 0 0,5 MeOH (ml) 3,5 3 Dung dịch DPPH 0,6 mM (ml) 0,5 0,5
Ủ trong tối, ở nhiệt độ thường trong 30 phút
Đo độ hấp thu ở 515 nm
Công thức tính phần trăm (%) hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) HTCO(%) = − ×100 C T C OD OD OD Trong đó:
ODC : Mật độ quang của dung dịch DPPH và MeOH ODT : Mật độ quang của dung dịch DPPH và mẫu thử
Dựa vào đường chuẩn suy ra IC50