Hệ thống chỉ tiêu khái quát:
Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp khái quát và các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố. Các chỉ tiêu này cần phải được tính toán trong nhiều kỳ, phân tích xu hướng vận động của chúng và vẫn phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra
Yếu tố đầu vào
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng cho chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
Kết quả đầu ra được tính bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng giá trị sản phẩm hàng hoá, tổng doanh thu, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần trước thuế, tổng lợi nhuận sau thuế, lợi tức gộp… Còn yếu tố đầu vào bao gồm: giá vốn, tổng tài sản ngắn hạn, tổng tài sản cố định, tổng vốn chủ sở hữu, tổng chi phí sản xuất kinh doanh, vốn vay,…
2.4.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh các nhà phân tích sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu:
+ Sức sinh lời của Tài sản( ROA): Sức sinh lời của
tài sản( ROA)
= =
Lợi nhuận sau thuế Nguyên giá bình quân TSCĐ
34
(2.5)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tốt. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này, đồng thời với việc tăng lượng sản phẩm bán ra, doanh nghiệp phải giảm tuyệt đối những tài sản cố định thừa, không cần dùng vào sản xuất, bảo đảm tỷ lệ cân đối giữa tài sản cố định tích cực và không tích cực, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định.
+ Sức sản xuất của TSCĐ:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị TSCĐ đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu, doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSCĐ hoạt động tốt là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Sức sản xuất của TSCĐ =
=
Doanh thu thuần Giá trị TSCD bình quân + Sức sinh lời của TSCĐ:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị TSCĐ đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế:
Sức sinh lời của tài sản CĐ
= =
Lợi nhuận sau thuế
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng lớn và ngược lại
+ Sức hao phí của tài sản cố định:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết, để có một đồng doanh thu cần phải có bao nhiêu đồng giá trị TSCĐ, đó là căn cứ để đầu tư TSCĐ cho hiệu quả
Sức hao phí của TSCĐ
= =
Nguyên giá bq TSCĐ hay GTCL của TSCĐ Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế
35
(2.8)
(2.9)
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế cần bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo với chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định và chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định. Do đó, chỉ tiêu này có giá trị càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp ít tốn chi phí cố định hơn, có hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
Trong các chỉ tiêu trên thì:
Nguyên giá bình quân tài sản cố định
= =
Tổng nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + cuối kỳ 2
2.4.3.2. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
+ Sức sinh lợi của doanh thu:
Ý nghĩa: Sức sinh lời của doanh thu( ROS) phản ánh 1 đơn vị doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Sức sinh lời của doanh thu
= =
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần + Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu( ROE):
Ý nghĩa: Phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của DN. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
= =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân + Tỷ suất lợi nhuận so với vốn cổ phần:
Ý nghĩa: Phản ánh lợi nhuận mà các cổ đông thường thu được trên 100 đồng vốn đầu tư của họ. Chỉ tiêu này càng cao càng hấp dẫn nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận so =
=
Lợi nhuận sau thuế
36
(2.12)
(2.13)
(2.14)
Vốn cổ phần bình quân
Đối với những người tham gia mua cổ phần của Dn, chỉ tiêu này được họ
quan tâm hàng đầu.., người ta muốn biết sẽ có bao nhiêu từ sự đầu tư này.
+ Thu nhập 1 cổ phiếu phổ thông:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này được phản ánh cứ một đồng cổ phiếu phổ thông của DN thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Thu nhập 1 cổ phiếu phổ thông
= =
Lợi nhuận sau thuế- Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi Số cổ phiếu phổ thông lưu hành
Để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh các nhà phân tích thường đánh giá hiệu quả sử dụng TSCD và TSNH . Được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau
+ Số vòng quay của Tài sản ngắn hạn:
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn
= =
Tổng doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tài sản ngắn hạn quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là “hệ số luân chuyển”.
Thời gian của một vòng luân chuyển
= =
Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay TSNH trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho tài sản ngắn hạn quay được một vòng. Thời gian của một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Trong công thức trên, thời gian của kỳ phân tích được tính theo ngày và được quy định 1 tháng là 30 ngày, 1 quý là 90 ngày, 1 năm là 360 ngày.
Ngoài hai chỉ tiêu trên, khi phân tích còn có thể tính ra chỉ tiêu “hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn”
Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn = = Tài sản ngắn hạn bình quân 37 (2.15) (2.16) (2.17) (2.18)
Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần thì cần mấy đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản ngắn hạn cho nên càng nhỏ càng tốt.
Cách tính từng chỉ tiêu theo công thức trên như sau:
- Tổng số doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng trong kỳ - (tổng
số thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế xuất khẩu phải nộp + chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại).
(2.19)
- Tài sản ngắn hạn bình quân được tính theo công thức:
Tài sản ngắn hạn bình quân
= =
Tài sản ngắn hạn đầu kỳ + cuối kỳ 2
Ngoài ra, để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có thể phân tích thêm một số chỉ tiêu sau:
Hệ số quay vòng của hàng
tồn kho (Hệ số quay kho) == Giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ
Số vong quay TSNH trong kỳ
Thời gian của một
vòng quay ==
Thời gian theo lịch Hệ số quay vòng
Hệ số quay kho càng lớn thì hiệu quả sử dụng nguyên liệu vật liệu hay lượng hàng tiêu thụ trong kỳ càng cao, tình hình tài chính tốt, doanh nghiệp làm ăn phát đạt. Ngược lại, hệ số quay kho nhỏ chứng tỏ tình hình dự trữ vật tư không hợp lý, hàng hoá ế ẩm, tồn đọng nhiều làm giảm tốc độ của vốn kinh doanh.
38
(2.20)
(2.21)
Tóm tắt chương 2
Trong Chương 2, Luận văn đã đưa ra được những khái niệm cơ bản nhất về phân tích tài chính donah nghiệp, ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghệp, đồng thời, Luận văn cũng chỉ ra được nguồn số liệu phục vụ cho một cuộc phân tích tài chính doanh nghiệp. Nội dung của một phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung gồm nhiều mảng khác nhau như đánh giá khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả kinh doanh,... Với những mục đích khác nhau mà các nhà phân tích có thể tập trung phân tích vào một hoặc một số phần việc trên. Ngoài ra, luận văn còn tập trung giới thi một số phương pháp được các nhà phân tích sử dụng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và cách thức tổ chức một cuộc phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
Tóm lại, trong Chương 2, luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và các bước công việc thực hiện một cuộc phân tích tài chính doanh nghiệp, đồng thời Luận văn cũng như chỉ ra sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CPXD CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 419