2.4.1.1. Đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán.
* Sự biến động của tài sản:
Căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh số tổng cộng về tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc các năm trước kể cả về số tuyệt đối và số tương đối nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Trong đó cần xem xét sự biến động về quy mô các chỉ tiêu chi tiết như vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản dài hạn…Qua đó nhằm đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại để làm cơ sở dự toán tiềm năng tài chính tương lai của doanh nghiệp.
Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải xem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến động của
việc phân bổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tuỳ theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp.
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng tài sản
= Giá trị của từng bộ phận tài sản x 100
Tổng số tài sản
Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể.
Đối với TSCĐ, tỷ trọng của tài sản này trong tổng sô đối với từng ngành nghề là khác nhau. Tỷ trọng này thường cao đối với các DN sản xuất, nhất là các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao: như công nghệ thăm dò khai thác dầu khí( 90%), ngành luyện kim( 70%), ngành xây dựng cơ bản (80%). Ngược lại, trong các ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ thông thường có trọng TSCĐ thấp, ngoại trừ trong trường hợp kinh doanh khách sạn và hoạt động vui chơi giải trí. Do những đặc điểm trên, để đánh giá hợp lý trong đầu tư TSCĐ cần xem xét đến số liệu trung bình ngành. Ngoài ra tỷ trọng TSCĐ còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư, phương pháp tính khấu hao mà DN đang áp dụng.
Đối với hàng tồn kho, tỷ trọng loại TS này cũng phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại hình DN. Trong các DN sản xuất có chu kỳ kinh doanh dài như xây lắp, đóng tàu.. tỷ trọng hàng tồn kho sẽ cao. Các DN thương mại hàng tồn kho là đối tượng cơ bản trong kinh doanh nên tỷ trọng cũng tương đối cao hơn so với các loại TS khác. Ngược lại, kinh doanh dịch vụ thì tỷ trọng hàng tồn kho thấp. Tỷ trọng này còn phụ thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của DN. Ngoài ra khi phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần phân tích với mối tương quan với tăng trưởng DN.
Đối với khoản phải thu khách hàng, tỷ trọng của loại TS này phụ thuộc vào phương thức bán hàng, chính sách bán hàng, khả năng quản lý nợ của DN, nếu DN bán lẻ,bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu thấp và ngược lại đối với DN bán buôn thì tỷ trọng lại lớn hơn. Nếu thời hạn tín dụng dài, số dư định mức cho khách hàng cao thì tỷ trọng khoản phải thu lớn và ngược lại. Tuy nhiên tín dụng bán hàng lại ảnh hưởng đến doanh số bán hàng nên khi đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu này cần đặt trong mối quan hệ với doanh thu
tiêu thụ của DN.
Trong trường hợp thu thập đầy đủ số liệu, nên phân tích sự biến động vì tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong số TS của Dn qua nhiều năm khác nhau, đồng thời có thể so sánh với cơ cấu chung của ngành để việc đánh giá được toàn diện.
* Sự biến động của nguồn vốn
Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.
Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.
Tỷ trọng của từng bộ phận =
=
Giá trị của từng bộ phận NV Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản là của doanh nghiệp hiện có.
* Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Chính sách huy động vốn không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của DN và tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn không thể hiện chính sách huy động vốn và sử dụng vốn của DN. Do vậy, các nhà phân tích cần phải đi sâu phân tích mối quan hệ giữa TS và NV với các chỉ tiêu tính toán như sau:
- Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản
của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Hệ số này càng cao thì mức độ độc lập 26
về tài chính càng thấp. Hệ số nợ so với TS = = Nợ phải trả Tổng tài sản = 1 – Hệ số tài trợ (1.2)
- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: Phản ánh mức độ đầu tư tài sản của
doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng >1 thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = = Tài sản (1.3) Vốn chủ sở hữu
Như trên đã nêu, phân tích khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản hay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được, vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp:
- Tổng số nguồn vốn: tổng số nguồn vốn cùng với sự biến động tăng giảm của nguồn vốn cuối kỳ so với đầu kỳ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng huy động vốn trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự biến động của tổng số nguồn vốn chưa biểu hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp do có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự tăng giảm nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất nợ phải trả = = Nợ phải trả x 100 (1.4) Tổng nguồn vốn
Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tỷ suất này càng nhỏ càng
tốt. Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp. Theo công thức cơ bản của bảng cân đối kế toán thì: Tỷ suất tự tài trợ + Tỷ suất nợ phải trả = 1
2.4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn trong doanh nghiệp
Để đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có các biện pháp tài chính để huy động và hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán.
Có thể phân loại thành 2 loại:
- Nguồn tài trợ thường xuyên: Là NV mà DN được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ dài hạn
- Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà DN tạm thời vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn, các khoản vay, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, của người mua, của công nhân viên chức.
Thực chất quá trình phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp, tức là xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.
Theo lý thuyết, nếu doanh nghiệp có:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản dài hạn + Tài sản ngắn hạn (1.5)
Khi đó, doanh nghiệp sẽ không cần đi vay hoặc chiếm dụng vốn mà vẫn đảm bảo được các tài sản cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, trên thực tế điều này hiếm khi xảy ra mà thường có hai trường hợp là:
+ Vốn chủ sở hữu > Tài sản dài hạn + Tài sản ngắn hạn
Trường hợp này doanh nghiệp không sử dụng hết vốn sẽ bị chiếm dụng. + Vốn chủ sở hữu < Tài sản dài hạn + Tài sản ngắn hạn
Trường hợp này ngược lại, doanh nghiệp bị thiếu vốn nên phải đi vay 28
hoặc chiếm dụng vốn bên ngoài.
Bên cạnh đó, khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu sau để việc phân tích cụ thể và chính xác hơn. Đó là:
- Hệ số tài trợ thường xuyên:
Hệ số tài trợ =
=
Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn
Ý nghĩa: Cho biết nguồn tài trợ thường xuyên chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn tài trợ của Dn. Hệ số này càng lớn thì tình hình tài chính của doanh nghiệp càng ổn định.
- Hệ số tài trợ tạm thời: Hệ số tài trợ
tạm thời
= =
Nguồn tài trợ tạm thời Tổng số nguồn vốn
Ý nghĩa: Phản ánh nguồn tài trợ tạm thời chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên…Hệ số tài trợ tạm thời càng nhỏ thì tính ổn định và cân bằng tài chính càng lớn và ngược lại.
- Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn: Hệ số giữa nguồn tài trợ thường
xuyên so với tài sản dài hạn
= = =
Nguồn vốn thường xuyên Tài sản dài hạn
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên. Trị số chỉ tiêu này càng lớn thì tính ổn định về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
- Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn: Hệ số giữa tài sản ngắn
hạn so với nợ ngắn hạn
== Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính ổn định về tài chính của doanh
29
(1.9) (1.8) (1.7)
nghiệp càng cao và ngược lại.
2.4.1.3. Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính trong doanh nghiệp
Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ giúp nhà quản lý biết thực trạng tài chính cũng như đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay không tốt.
Đánh giá tình hình tài chính được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh giữa cuối kỳ so với đầu kỳ, so sánh kỳ này với kỳ trước…các chỉ tiêu sau:
- Hệ số tài trợ: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về tài chính hay khả năng tự đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số tài trợ =
=
Vốn chủ sở hữu (1.10) Tổng số nguồn vốn
- Hệ số tự tài trợ: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao chứng tỏ vốn chủ sở hữu đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn. Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự đảm bảo về tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh không cao vì vốn đầu tư ít được sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi
Hệ số tự tài trợ dài hạn == Vốn chủ sở hữu (1.11)
Tài sản dài hạn
Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phải phân tích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo.
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của DN trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này >= 1 thì DN đảm bảo được khả
năng thanh toán và ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 1 thì DN càng mất dần khả năng thanh toán: Công thức tính toán như sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
= =
Tổng tài sản (1.12) Tổng nợ phải trả
Có sự khác nhau trong tài liệu của chỉ tiêu này. Theo các nhà khoa học Vụ chế độ kế toán và kiểm toán và theo PGS. TS Phạm Thị Gái chủ biên, chỉ tiêu này được gọi là” hệ số khả năng thanh toán hiện hành, còn theo tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Công, chỉ tiêu này gọi là “ hệ số khả năng tổng quát” là phù hợp, bởi” hệ số khả năng thanh toán hiện hành” dễ khiến người đọc dễ nhầm lẫn với khả năng thanh toán hiện thời( thanh toán nợ ngắn hạn). Mặt khác “ do chỉ tiêu được tính bằng cách so sánh tổng tài sản hiện có với với tổng số nợ phải trả, phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của DN trong kỳ báo cáo” nên tên gọi” Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là phù hợp.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tổng giá trị tài sản hiện có.
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn:
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (là những khoản nợ mà DN phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh là cao hay thấp)
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
= =
Tổng giá trị TS ngắn hạn (1.13) Tổng nợ ngắn hạn
Theo tác giả, PGS. TS Nguyễn Văn Công, nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN càng thấp.
Tuy nhiên, để đánh giá hệ số này của một DN là tốt hay xấu cần phải xem xét thêm các yếu tố: bản chất ngành kinh doanh, cơ cấu TSNH, hệ số quay vòng của từng loại TS ngắn hạn.
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của DN. Chỉ tiêu này cho