NHTW chỉ trả lãi cho phần tiền gửi vượt quá so với qui định.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tài chính tiền tệ (Trang 45 - 46)

vượt mức và có thểgửi tại NHTW hoặc để ởkét sắt của ngân hàng trung gian. Sự tăng lên hay giảm xuống của lượng dựtrữvượt mức này phản ánh tình trạng thừa hay thiếu vốn khả dụng của hệthống ngân hàng và là chỉtiêu định hướng điều hành chính sách tiền tệcủa NHTW.

ƒ Tiền gửi thanh toán: Ngoài khoản dựtrữbắt buộc, các ngân hàng trung gian còn phải duy trì thường xuyên một lượng tiền gửi trên tài khoản tại NHTW cho các nhu cầu chi trảtrong thanh toán với các ngân hàng khác trong cùng hệthống hoặc đápứng các nhu cầu giao dịch với NHTW, chẳng hạn các khoản chi trảliên quan đến các khoản vay từNHTW.

3Cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian

NHTWcấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian dưới hình thức chiết khấu lại(tái chiết khấu) các chứng từcó giá ngắn hạn do các ngân hàng trung gian nắm giữ. Thông qua hành vi mua lại này, NHTW đã làm tăng lượng vốn khảdụng cho hoạt động của ngân hàng trung gian, tạo điều kiện cho các ngân hàng này mởrộng các hoạt động tín dụng. Việc cấp tín dụng của NHTW cho các ngân hàng trung gian không chỉgiới hạnở nghiệp vụtái chiết khấu các chứng từcó giá mà còn bao gồm cảcác khoản cho vayứng trước có đảm bảo bằng các chứng khoán đủtiêu chuẩn, các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại NHTW.

Do việc cấp tín dụng của NHTW gắn trực tiếp với việc phát hành ra một lượng tiền giấy mới nên các điều kiện tín dụng thường là chặt chẽ, được giới hạn bởi hạn mức tái chiết khấu, thời hạn và chủng loại chứng từcó giá được chấp nhận chiết khấu.

Ngoài ra, NHTW còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cho sựan toàn của hệ thống ngân hàng thông qua hoạt động cấp tín dụng khiđóng vai trò “Người cho vay cuối cùng” của các ngân hàng. Trong trường hợp một ngân hàng có nguy cơ phá sản, NHTW

có thểsẽcung cấp những khoản tín dụng không hạn chế nhằm giúp cho ngân hàng đó tránh khỏi sự đổvỡ. Tuy nhiên không phải mọi ngân hàng đều nhận được sựhỗtrợcủa NHTW đểthoát khỏi nguy cơ phá sản. Chỉkhi sựsụp đổcủa ngân hàng đó cóảnh hưởng lớn tới sựtồn tại và an toàn của cảhệthống ngân hàng thì NHTW mới can thiệp. Mức lãi suất cho vay của NHTW khi đó cũng thường là lãi suất phạt và ngân hàng nhận hỗtrợ phải chịu nhiều qui định ngặt nghèo của NHTW.

3Là trung tâm thanh toán bù trừcho hệthống ngân hàng trung gian

Vì các ngân hàng trung gianđều mởtài khoản và ký gửi các khoản dựtrữbắt buộc và dự trữvượt mức tại NHTW nên chúng có thểthực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTW thay vì thanh toán trực tiếp với nhau. Khi đó, NHTW đóng vai trò là trung tâm thanh toán bù trừgiữa các ngân hàng trung gian.

Thông qua dịch vụthanh toán bù trừ, NHTW góp phần tiết kiệm được chi phí thanh toán

anhtuanphan@gmail.com cho các ngân hàng trung gian và toàn xã hội, đảm bảo vốn luân chuyển nhanh chóng trong hệthống ngân hàng và phản ánh chính xác quan hệ thanh toán giữa các chủthể kinh tếtrong xã hội. Mặt khác, thông qua hoạt động này NHTW có thểkiểm tra sựbiến động vốn khảdụng của từng ngân hàng trung gian, là cơ sở đểcó những kiến nghịkịp thời.

2.1.3. Ngân hàng của chính phủ

Là một định chếtài chính công cộng, NHTW đãđược xác định ngay từkhi ra đời là ngân hàng của chính phủ. Với chức năng này, NHTW có nghĩa vụcung cấp các dịch vụngân hàng cho chính phủ, đồng thời làm đại lý, đại diện và tư vấn chính sách cho chính phủ. 3Làm thủquỹcho kho bạc nhà nước thông qua quản lý tài khoản của kho bạc

Tuỳtheo đặc điểm tổchức của từng nước, chính phủ có thểuỷquyền cho Bộtài chính hoặc Kho bạc đứng tên chủtài khoản tại NHTW. Hàng ngày, các khoản thu của nhà nước dưới dạng thuế, lợi nhuận hoặc khoản thu khác được gửi vào tài khoản này. NHTW có trách nhiệm theo dõi, chi trả, thực hiện thanh toán và cấp vốn theo yêu cầu của kho bạc và sửdụng sốdư đó khi nhàn rỗi tương tựnhư tài khoản của khách hàng tại một ngân hàng trung gian.

Các khoản tiền gửi của chính phủcó thểdưới dạng vàng, ngoại tệ, các chứng khoán của các tổ chức phát hành khác cả trong nước và nước ngoài. Nó chiếm tỷtrọng đáng kể trong tổng tài sản nợcủa NHTW và thông thường là các khoản nợkhông kỳhạn108. Vì thếkhoản ký gửi của chính phủtrởthành một nguồn vốn cho các hoạt động cho vay và đầu tư của NHTW.

Tuy nhiên NHTW không phải là nơi duy nhất thực hiện vai trò thủquỹcho chính phủ.Ở một sốnước, đặc biệt là các nước áp dụng mô hình NHTWđộc lập với chính phủthì một bộphận lớn vốn của kho bạc được gửiởcác ngân hàng tư nhân bởi sựhấp dẫn của lãi suất tiền gửi. Mặc dù vậy,ởphần lớn các nước NHTW tỏra thích hợp với vai trò này hơn cảbởi bên cạnh việc giữvà quản lý tài khoản cho chính phủ, NHTW còn thực hiện chức năng đại lý và cấp tín dụng cho chính phủkhi cần thiết. Hơn nữa để đảm bảo nguyên tắc quản lý nguồn dựtrữquốc gia, kho bạc buộc phải gửi vàng, ngoại tệvà chứng chỉcó giá bằng ngoại tệtại NHTW.

3Quản lý dựtrữquốc gia

Dựtrữquốc gia bao gồm các loại tài sản chiến lược mà bất kỳquốc gia nào cũng phải dự trữcho nhu cầu chi tiêu trong những trường hợp khẩn cấp: vàng, ngoại tệ, chứng từcó giá của nước ngoài. NHTW là tổchức được giao nhiệm vụquản lý khoản dựtrữnày. Dự trữquốc gia không phải là loại tài sản tĩnh. Vềnguyên tắc, NHTW chỉcần giữcho dựtrữ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tài chính tiền tệ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)