Khi đó chúng còn có tên gọi là các công ty tín thác (trust company).

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tài chính tiền tệ (Trang 31 - 34)

Dần dần những người gửi tiền nhận thấy rằng thay vì sửdụng tiền vàng vốn khó khăn trong bảo quản và vận chuyển, họcó thểsửdụng các loại giấy chứng nhận quyền sởhữu vàng đểthanh toán. Người nhận các chứng thư này không gặp khó khăn gì trong việc chuyển chúng sang tiền vàng. Đây là mầm mống đầu tiên của nghiệp vụphát hành tiền giấy. Mặt khác những người nhận giữtiền cũng phát hiện ra là trong cùng một khoảng thời gian có một số người đến đổi chứng thư lấy tiền nhưng cũng có những người khác gửi tiền vào. Sựbổsung qua lại giữa lưu lượng gửi vào và rút ra làm xuất hiện một lượng tiền nhàn rỗi trong kho. Điều này chứng tỏnhững người nhận giữvàng giờ đây chỉcần dựtrữtiền vàng với một tỷlệnhất định so với tổng sốtiền gửi, phần còn lại có thểsử dụng đểcho vay. Đến đây các ngân hàng đã bắt đầu tham gia vào quá trình cungứng tiền.

Bảng cân đối của ngân hàng sau khi duy trì tỷ lệ dự trữ

Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ tiền: 200.000 Cho vay: 800.000 Tổng cộng: 1.000.000 Tiền gửi khách hàng: 1.000.000 Tổng cộng: 1.000.000

Giai đoạn từthếkỷthứV đến thếkỷXVII

Đây là giai đoạn phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụcủa một ngân hàng thương mại. Các nghiệp vụghi chép sổsách, hình thành các sốhiệu tài khoản, chi tiết đến đối tượng cho vay, mục đích cho vay cũng như nguồn vốn cho vay - tiền thân của kế toán ngân hàng ra đời từthếkỷthứV đến thếkỷthứX. Cũng trong thời gian này hoạt động thanh toán bù trừ ởdạng sơ khai trong cùng một ngân hàng đã bắt đầu phát triển và sau đó là hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng. Nghiệp vụchuyển tiền và bảo lãnh hình thành vào khoảng cuối thếkỷthứX và sau đó. Vào giai đoạn từthếkỷthứXI - XVII nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu bắt đầu phát triển. Cho đến thếkỷthứXVII các nghiệp vụcủa một ngân hàng kinh doanh đã hoàn thiện, bao gồm:

• Nhận tiền gửi, cho vay

• Phát hành tiền giấy có khảnăng đổi ra vàng • Chiết khấu thương phiếu

• Chuyển tiền, thanh toán bù trừvà bảo lãnh

Động lực chủyếu của quá trình phát triển nhanh chóng này là sựphát triển không ngừng của các hoạt động thương mại trong từng quốc gia cũng như quốc tếcùng với việc tìm ra châu Mỹ và các vùng đất mới. Một ngân hàng hoàn chỉnh các nghiệp vụ này đã hình thành đầu tiênởHà lan vào năm 1609. Sau đó là ngân hàng Thuỵ điển vào năm 1656, hệ thống ngân hàng Anh vào năm 1694, hệthống ngân hàng Hoa kỳvào năm 1791, ngân hàng Pháp vào năm 1800.

anhtuanphan@gmail.com

Giai đoạn từthếkỷXVIII đến cuối XIX

Các ngân hàng thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệvà phát hành tiền dưới dạng các chứng thư hay kỳphiếu thay cho vàng. Hoạt động này thực sựbắt đầu từthời kỳsơ khai trước công nguyên. Khi đó các kỳphiếu ngân hàng chỉ được phát hành mỗi khi có khoản tiền vàng thực sự được gửi vào ngân hàng. Khả năng chuyển đổi kỳphiếu ra vàng rất dễdàng làm cho nó được chấp nhận không hạn chế trong lưu thông như một hình thức tiền tệ. Tuy nhiên đến thế kỷthứXVIII, các ngân hàng bắt đầu lợi dụng ưu thếcủa mìnhđểphát hành một khối lượng lớn các kỳphiếu tách rời khỏi dựtrữvàng đểcho vay, điều này đe doạkhảnăng chuyển đổi ra tiền vàng của các kỳphiếu được phát hành. Vì tất cảcác ngân hàng đều có quyền phát hành tiền nên nhà nước không thểkiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông và càng không thể kiểm soát được tính chất đảm bảo của lượng tiền lưu thông đó. Mặt khác mỗi ngân hàng có qui mô hoạt động, uy tín và khảnăngảnh hưởng khác nhau nên công chúng bắt đầu có sựlựa chọn kỳphiếu được phát hành bởi những ngân hàng khác nhau. Kết quảlà, các kỳ phiếu do các ngân hàng lớn có uy tín phát hành dẫn dần chiếm lĩnh thịtrường và đẩy kỳ phiếu của các ngân hàng nhỏra khỏi lưu thông. Tình trạng này kéo dài gây sựbấtổn định trong lưu thông tiền tệvà nhà nước buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tựvà thống nhất cho việc phát hành tiền, đảm bảo an toàn cho các giấy chứng nhận nợ của ngân hàng. Kết quảcủa sựcan thiệp là hệthống ngân hàng bịchia thành hai nhóm:

• Nhóm thứnhất là các ngân hàng được phép phát hành tiền giấy, được gọi là các Ngân hàng phát hành.

• Nhóm thứhai bao gồm những ngân hàng còn lại, không được phép phát hành tiền mà chỉlàm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán trong nền kinh tế, được gọi là Ngân hàng trung gian.

ỞAnh, quyền phát hành tập trung vào 10 ngân hàng lớn nhất vào năm 1694, sau đó chỉ có duy nhất Ngân hàng Anh (Bank of England) được quyền phát hành tiền vào năm 1844, các ngân hàng khác được phép phát hành nhưng trong giới hạn của đạo luật ngân hàng Anh 1844. Vào năm 1875, tại Đức có 33 ngân hàng tư nhân được thực hiện nghiệp vụ phát hành, sau đó quyền lực này được tập trung vào Ngân hàng Đức vào trước chiến tranh thếgiới thứnhất.

Cho đến cuối thếkỷXIX, hầu hết các nước châu Âu (trừItalia và Thuỵsĩ), cùng với một vài nước thuộc châu Á và châu Phi như Nhật bản, Java, Angiêri đã hình thành ngân hàng phát hành với quyền lực và sự ưu tiên đặc biệt từchính phủ. Tất cảcác ngân hàng này, với những mức độkhác nhau, từng bước đã thực hiện các chức năng của một Ngân hàng trung ương: phát hành tiền, kiểm soát lưu thông tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng

trung gian và là ngân hàng của chính phủ. Với ý nghĩa như vậy, khái niệm “ngân hàng trung ương” bắt đầu được nhắc đến từcuối thếkỷXIX.

Giai đoạn từ đầu thếkỷXX đến nay

Cùng với sựhoàn thiện vềchức năng của các ngân hàng trung ương, các ngân hàng trung gian cũng phát triển đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh. Hoạt động của các ngân hàng không chỉgiới hạnởcác nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại truyền thống. Tuy nhiên ngân hàng thương mại vẫn là loại hình ngân hàng phổbiến và quan trọng nhất hiện nay.

Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽtập trung nghiên cứu hoạt động của các ngân hàng thương mại vìđây là loại hình ngân hàngđóng vai trò chủchốt trong hệthống các ngân hàng trung gian. Hơn nữa, các ngân hàng thương mại hiện nay hầu như có thểtiến hành tất cảcác dịch vụngân hàng, ngược lại, các loại hình ngân hàng khác cũng mang nhiều tính chất như là ngân hàng thương mại. Ranh giới giữa các loại hình ngân hàng là rất mỏng manh. Do vậy những nguyên lý của ngân hàng thương mại hoàn toàn có thể áp dụng cho những hình thức tổchức ngân hàng khác.

4.2. Chức năng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có các chức năng chủyếu sau:

4.2.1. Chức năng trung gian tín dụng

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dưthừa vốn và người có nhu cầu vềvốn.

Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệtạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹcho vay đểcung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cảcác bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

• Đối với người gửi tiền, họthu được lợi từkhoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trảcho họ. Hơn nữa, ngân hàng cònđảm bảo cho họsựan toàn vềkhoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụthanh toán tiện lợi. Người cần vốn Người có vốn Ngân hàng thương mại Gửi Uỷthác đầu tư Cho vay Đầu tư anhtuanphan@gmail.com • Đối với người đi vay, họsẽthoảmãnđược nhu cầu vốn đểkinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều vềsức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cungứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.

• Đối với ngân hàng thương mại, họsẽtìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từchênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở đểtồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. • Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng

trưởng kinh tếvì nóđápứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và đểmởrộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay đểcho vay, nó quyết định sựtồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.

4.2.2. Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từtài khoản tiền gửi của họ đểthanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữtài khoản của họ. Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sởthực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mởcho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi. Đó chính là tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào vịtrí làm trung gian thanh toán. Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủthểkinh tếcó nhiều hạn chếnhư rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn, đặc biệt là với các khách hàngởcách xa nhau, điều này đã tạo nên nhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Việc các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộnền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻrút tiền, thẻthanh toán, thẻtín dụng... Tuỳtheo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữtiền trong túi, mang theo tiền đểgặp chủnợ, gặp người phải thanh toán dù ởgần hay xa mà họcó thểsửdụng một phương thức nào đó đểthực hiện các khoản thanh

toán. Do vậy, các chủthểkinh tếsẽtiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo được thanh toán an toàn. Như vậy, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độthanh toán, tốc độlưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí inấn, đếm nhận, bảo quản tiền...

Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệphí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thểhiện trên sốdư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sởhình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.

4.2.3. Chức năng “tạo tiền”

Khi có sựphân hoá trong hệthống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khảnăng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộphận của lượng tiền được sửdụng trong các giao dịch.

Từkhoản dựtrữtăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng có khảnăng tạo nên sốtiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần sốdự trữtăng thêm ban đầu. Mức mởrộng tiền gửi phụthuộc vào hệsốmởrộng tiền gửi. Hệ sốnày, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷlệdựtrữbắt buộc, tỷlệdựtrữvượt mức và tỷlệgiữtiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Phân tích quá trình tạo tiền của hệthống ngân hàng thương mại, chúng ta sẽthấy rõ sựtác động của các yếu tốnày.

Trước hết, hãy xem xét quá trình tạo tiền đơn giản với hai giảthiết:

• Các ngân hàng thương mại cho vay ra hoàn toàn bằng chuyển khoản, không cho vay ra bằng tiền mặt và khách hàng không có nhu cầu rút tiền mặt, tiền sửdụng trong giao dịch chỉlà tiền tín dụng.

• Hệthống ngân hàng thương mại cho vay hết, chỉgiữlại dựtrữtheo qui định của NHTW, tức là không có dựtrữvượt mức60.

Giảsửmột khách hàng đem tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng A là 100.000 đ. Lúc đó bảng cân đối của ngân hàng A sẽnhư sau (ở đây chỉ đềcập đến biến động của khoản tiền gửi mới tăng):

60Dự trữ vượt mức được hiểu là phần dự trữ tiền giấy mà các ngân hàng giữ lại ngoài phần dự trữ tiền giấytheo qui định của NHTW. Nó bằng tổng dự trữ tiền mặt của ngân hàng trừđi dự trữ bắt buộc.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tài chính tiền tệ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)