Hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu mỏ than mạo khê trong thời kỳ đổi mới (Trang 73 - 81)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2001, bước vào thiên niên kỉ mới với nhiều cơ hội mới của nền kinh tế đất nước và cũng là năm đầu thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng, tình hình kinh tế nước ta đang trên đà ổn định. Tuy nhiên ngành than nói chung và mỏ than Mạo Khê nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhất là khâu tiêu thụ, cung vẫn lớn hơn cầu, Mỏ chỉ có thể sản xuất 650000 - 700000 tấn than/ năm để cân đối với khả năng tiêu thụ cho phép [10, 15].

Mặc dù còn nhiều khó khăn như vậy nhưng với ý thức kỉ luật và quyết tâm của mình, Mỏ đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, tiếp tục sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao. Tháng 9/2000, Đảng bộ mỏ than Mạo Khê tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ 26. Qua đó đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Mỏ, phân tích những ưu, nhược điểm, những hạn chế, khó khăn để đề ra những phương hướng, những mục tiêu những biện pháp cụ thể, hợp lí. Trong giai đoạn thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, mỏ than Mạo Khê đã đề ra các chỉ tiêu cho năm 2001 và năm 2002 là: “Lãnh đạo hoàn thành xuất sắc các mục tiêu sản xuất kinh doanh, đảm bảo đủ việc làm ổn định thu nhập, đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện và chuẩn bị tốt để mỏ có thể mở rộng phát triển được khi có điều kiện”[3, 15].

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu của mỏ than Mạo Khê từ năm 2000 đến năm 2002 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Than nguyên khai Tấn 600000 630000 650000

Trong đó: - Hầm lò - Than lộ vỉa Tấn Tấn 455000 145000 485000 145000 510000 140000 Than thương phẩm Tấn 530000 555000 572000 Than tiêu thụ Tấn 575000 590000 661000 Mét lò mới Mét 5634 6649 8459 Bóc đất đá lộ vỉa m3 560000 530000 518000 Tổng doanh thu Tr.đồng 141257 144974 170320 Thu nhập bình quân Đồng/ người/ tháng 837225 865000 1035000

(Báo cáo của ban chấp hành đảng bộ mỏ than Mạo Khê tại ĐHĐB lần thứ 26. Lưu trữ tại phòng Đảng ủy mỏ than Mạo Khê)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để thực hiện tốt các chỉ tiêu trên, mỏ than Mạo Khê đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tế như: đẩy nhanh việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công nghệ để đi vào khai thác vỉa dốc; tăng thêm 1 - 2 lò chợ dùng cột thủy lực đơn hoặc cột chống dàn thủy lực, nhằm nâng công suất lò chợ đạt mức 10 vạn tấn/ năm và giảm tiêu hao gỗ; đẩy mạnh việc đào lò xuyên vỉa tây bắc I, nhằm mở ra ở khu vực -80 có từ 5 - 6 lò chợ vào những năm sau 2000, nghiên cứu sớm có kết luận về phương án khai thác khu Tràng Khê II; tiếp tục hoàn thiện và quản lí vận hành tốt dây chuyền vận tải, nhà sàng, bến cảng, đáp ứng thỏa mãn cho sản xuất, đồng thời từng bước chuẩn bị tốt dây chuyền vận tải khu vực -80 phù hợp với yêu cầu từng thời gian.

Bên cạnh áp dụng khoa học kĩ thuật trong khai thác thì công tác an toàn lao động thường xuyên được Mỏ quan tâm. Mỏ than Mạo Khê tiến hành huấn luyện, đào tạo và giáo dục tuyên truyền, hoàn thiện các quy trình, quy định, đầu tư trang thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất. Song song với thực hiện công tác an toàn lao động, công tác lựa chọn, áp dụng các biện pháp nhằm thực hiện tiết kiệm toàn diện trong sản xuất cũng được tiến hành như: mở rộng các đường lò neo, phun bê tông thay vì mét lò chống sắt. Tận dụng triệt để vật tư thiết bị thu hồi để phục hồi sửa chữa, xây dựng và thực hiện khoán chi phí vật tư, thiết bị, năng lượng [10, 16].

Quá trình thực hiện kế hoạch năm 2001, mỏ than Mạo Khê có một số thay đổi: ngày 16/10/2001 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam quyết định đổi tên Mỏ than Mạo Khê thành Công ty Than Mạo Khê.

Tới tháng 1/2003, Đảng bộ Công ty Than Mạo Khê đại hội lần thứ 27, tiếp tục đề ra các mục tiêu cho những năm sau: “Hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn vốn. Chuẩn bị nguồn nhân lực bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ. Từng bước áp dụng tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất, mở rộng đầu tư phát triển, cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường công tác an toàn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, ổn định việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống công nhân viên chức, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”[19, 177]. Thực hiện chủ trương của Công ty than Việt Nam và của Đảng bộ mỏ than Mạo Khê “Từng bước áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất” [19, 178], đổi mới công nghệ trong khai thác.

Áp dụng thí điểm chống cột thủy lực đơn ở phân xưởng khai thác 4, rút kinh nghiệm rồi áp dụng vào các phân xưởng khác như phân xưởng KT5, KT9 bước đầu đã đem lại những hiệu quả cao. Lò chợ KT9 đã đạt 450 tấn/ ngày, ở phân xưởng KT4 cột thủy lực đơn sử dụng qua 3 năm vẫn còn tốt, làm lợi 6,5 triệu đồng/ 1000 tấn than, giữ được chiều cao buồng lò chợ, điều khiển đá vách thuận lợi, an toàn trong sản xuất. Đến năm 2003, đạt 100% (11/11) lò chợ có góc dốc <35o

đã đưa cột chống thủy lực vào chống thay gỗ. Giảm một số công đoạn trong khai thác, khả năng chịu lực của cột thủy lực lớn nên lò không bị nén bẹp dẫn tới tạo điều kiện cho công tác phá hỏa được thuận lợi hơn và tiết kiệm được chi phí giảm gỗ chống lò. Vì vậy 11 lò chợ đều hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, sản lượng bình quân đạt 96418 tấn/ năm (năm 2003), đạt kỉ lục chưa tùng có ở mỏ than Mạo Khê, và bằng 116,68% so với sản lượng bình quân cả năm 2002. Trên những thành quả đạt được do áp dụng chống cột thủy lực, nên các lò có khả năng đi âm sâu hơn dưới lòng đất. Năm 2004, ở mỏ than Mạo Khê đã chuẩn bị xuống tầng -150, các lò dọc vỉa than các vì sắt được thay thế cho các vì gỗ hàng nghìn mét lò, để giảm mét lò xén, giảm chi phí gỗ.[11, 3]

Cùng với việc áp dụng chống cột thủy lực đơn, Công ty tiến hành áp dụng cũi lợn sắt thay gỗ ở một số lò chợ, trước tiên là áp dụng ở phân xưởng KT8, KT9 sau đó là KT6. Mới đầu các cũi lợn sắt đều phải đi mua, đầu năm 2001, Mỏ đã tự chế tạo được 60 cỗ cũi lợn sắt, kết cấu của cũi lợn sắt được cải tiến phù hợp với thực tế. Việc áp dụng cũi lợn sắt tạo cho buồng lò được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thông thoáng, an toàn, giảm chi phí gỗ, việc thu hồi cũi lợn sắt dễ dàng hơn và tận thu được sắt thép thu hồi để sử dụng lại. Mặt khác, dùng thuốc nổ AD1 để đẩy nhanh tốc độ đào lò, tiếp tục áp dụng neo phun bê tông…đạt tốc độ đào lò nhanh của Tổng Công ty Than Việt Nam (70m/ tháng). Đối với vỉa than độ dốc lớn cánh tây (KT7) đào thượng đá thay thượng than để đảm bảo an toàn đưa vào khai thác có hiệu quả, đồng thời cải tạo mạng gió nhằm nâng cao công suất, để đưa sản lượng than từ 1500 tấn lên 3000 tấn/ ngày đêm. Tích cực đầu tư trang thiết bị cho sản xuất, tập trung nghiên cứu máy cắt liên hợp và khấu than; giảm chi phí vật tư, năng lượng điện, bảo đảm yêu cầu thông gió thoát khí CH4 tránh sự cố. Cuối năm 2001, Mỏ đã thay sàng BKG bằng sàng TUCR-62 (GI-XL62), tăng tốc độ và bề rộng băng tải, đầu tư thêm trang thiết bị làm kho bãi, lắp đặt mở rộng dây chuyền sàng sửa chữa đại tu trục tải 2,5m giếng phụ, tăng năng lực trục vận tải ở khu vực -80 cho phân xưởng vận tải 2. Năm 2002 lắp đặt hệ thống quang lật 3 tấn, máy cấp liệu hệ thống đường sắt và băng tải giếng chính -80 lên bằng sân công nghiệp. Chế tạo bể nổi cho trạm bơm nước vỉa 1A, 9A và vỉa 9 cánh Nam, hệ thống máng rửa xe, cải tạo xây dựng hồ lắng than. Sửa chữa tuyến đường sắt, tuyến vận chuyển chính thay tù vẹt gỗ bằng tù vẹt bê tông cốt thép, bổ sung đủ tàu điện ắc quy và xe goòng 3 tấn. Nâng cấp hệ thống đường bộ vận chuyển than từ nhà sàng đi Bến Cân. phân xưởng ô tô được trang bị thêm máy gạt TY 220, 19 xe ô tô (KpaZ 6510), 1 máy xúc lật 21-50C. Đồng thời sửa chữa các phương tiện vận tải hiện có, tăng cường tổ chức và quản lí xe máy nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của thiết bị.

Do áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nên mặc dù phải chuyển diện nhiều do độ dốc của vỉa >500 tại KT8, phải đào lò thượng để tránh phay ở KT10, hay do mưa nhiều nước dột ở KT2, KT4, KT6, KT7, KT8… nhưng sản lượng than toàn Công ty vẫn vượt kế hoạch. Năm 2001 đạt 743699 tấn bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

106,24% kế hoạch; các đơn vị khai thác 2, khai thác 4, khai thác 8, khai thác 9 đạt công suất trên 90000 tấn/ năm, quý IV năm 2002 các đơn vị than hầm lò đã đạt sản lượng 3000 tấn/ ngày.

Nhằm tăng nhanh sản lượng than, tiết kiệm tài nguyên, cải thiện than thương phẩm, giảm giá thành sản phẩm, mỏ than Mạo Khê đã hoàn tất thủ tục, kĩ thuật, hợp đồng bóc đất đá đối với khai thác than lộ vỉa, tranh thủ thời tiết thuận lợi đầu năm và cuối năm tận dụng năng lực xe máy, huy động tối đa các đầu xe để san gạt và ra than. Tiến hành bóc đất đá (năm 2003 đạt 1,286 triệu m3 = 102,3%; năm 2004 đạt 1,447 triệu m3

= 103,4%). Do đó sản lượng than mỗi năm một tăng: đối với than nguyên khai năm 2001 đạt 1100000 tấn; năm 2003 đạt 1450000 tấn = 103%; năm 2004 đạt 1,7 triệu tấn = 114,8%; và 6 tháng đầu năm 2005 đạt 1,078 triệu tấn. Đối với than sạch năm 2003 đạt 1,252 triệu tấn = 103%; năm 2004 đạt 1,434 triệu tấn = 108,6%; 6 tháng đầu năm 2005 đạt 876000 tấn bằng 58,5%.[11, 2] Do sản lượng than tăng kéo theo doanh thu của Mỏ cũng dồi dào hơn. Tổng số doanh thu năm 2003 đạt 342,400 tỉ đồng = 104%; năm 2004 đạt 434,530 tỉ đồng = 100,5%; 6 tháng đầu năm 2005 đạt 226 tỉ đồng = 43,7%. Trên cơ sở đó thu nhập bình quân trên đầu người cũng được cải thiện, năm 2003 đạt 1,9 triệu đồng/ người/ tháng = 102%; năm 2004 đạt >2,4 triệu đồng/ người/ tháng = 112%; 6 tháng đầu năm 2005 đạt 2,4 triệu đồng/ người/ tháng = 83,6% [11, 2].

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh, tăng trưởng cao, có lãi, tiền lương công nhân viên chức khá hơn, song một số lĩnh vực còn tồn tại như: ở các vỉa dầy và dốc việc áp dụng công nghệ khai thác mới chưa được sơ kết đánh giá đầy đủ để triển khai rộng. Việc thăm dò chuẩn bị tài nguyên chưa được chu đáo nên những biến động địa chất lớn không phát hiện thấy, gây khó khăn trong quá trình khai thác, chất lượng than ở các vỉa chưa xác định chính xác, sự sai số lớn dẫn đến chất lượng than bình quân trong lò thấp hơn so với dự kiến. Bên cạnh đó tình trạng vi phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quy trình, nội quy kiến thiết cơ bản còn tồn tại, sự phối hợp giữa các bộ phận kĩ thuật - nghiệp vụ trong công tác thực hiện các dự án đầu tư, quản lí chi phí, giá thành có lúc thiếu đồng bộ, làm chậm trễ tiến độ, ảnh hưởng tới sản xuất theo kế hoạch. Đứng trước những hạn chế, khó khăn đó trong những năm tiếp theo mỏ than Mạo Khê phát huy tinh thần kỉ luật cao, tìm mọi biện pháp thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi, bảo đảm an toàn để phát triển. Giai đoạn 2005 - 2010, Mỏ tiến hành đầu tư thiết bị và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào khấu than và đào lò. Duy trì diện sản xuất than hiện có, triển khai các dự án phát triển mỏ xuống mức sâu. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao đời sống công nhân viên… phấn đấu sản xuất đạt kết quả cao theo mục tiêu đã đặt ra.

Bảng 3.7. Chỉ tiêu sản xuất từ năm 2007 - 2010

Thứ tự Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1

Than nguyên khai + Hầm lò + Lộ vỉa Tấn Tấn Tấn 1600000 1300000 300000 1600000 1300000 300000 1700000 1500000 200000 1800000 1600000 200000 2 Than sạch Tấn 1408000 1408000 1496000 1584000 3 Tiêu thụ Tấn 1408000 1408000 1496000 1584000 4 Mét lò CBSX Mét 12500 13000 12320 12250 5 Mét lò XDCB Mét 5290 2520 1670 2350 6 Bóc đất đá lộ vỉa m3 2000000 2000000 1400000 1400000 7 Tổng doanh thu Tr.đ 450504 420459 438379 471771 8 Tổng thu nhập Tr.đ 263143 263970 281274 309769 9 Thu nhập bình quân đ/ng/th 3270000 3500000 3700000 3900000

(Nguồn: Đảng bộ công ty than Mạo Khê, báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ công ty tại đai hội đại biểu đảng bộ lần thứ 28. Lưu trữ tại phòng Đảng ủy mỏ than Mạo Khê)

Tiến hành thực hiện các chỉ tiêu này trong suốt thời gian dài 6 năm, Mỏ đã đưa các công nghệ hiện đại vào sản xuất theo hướng công nghiệp hóa -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện đại hóa. Các khâu từ thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa máy móc cơ điện phục vụ sản xuất luôn được thực hiện một cách chủ động, kịp thời, vì vậy đã đem lại kết quả vượt mức kế hoạch đề ra. Sản lượng than hầm lò năm 2005 là 1,2 triệu tấn, năm 2009 tăng lên 1,5 triệu tấn. Đào lò năm 2005 là 16000m, tới năm 2009 đã đạt 20000m, tăng trưởng 25%. Tổng mức đầu tư năm 2005: 95 tỉ đồng, năm 2009 là 278 tỉ đồng, tăng trưởng 193%. Doanh thu năm 2005: 603 tỉ đồng, năm 2009 là 847 tỉ đồng, tăng trưởng 40%. Nộp ngân sách Nhà nước năm 2005: 19 tỉ đồng, năm 2009: 53 tỉ đồng, tăng trưởng 179% [12, 1].

Để tồn tại và vững bước phát triển trong những chặng đường tiếp theo, Mỏ luôn quan tâm tới công tác tiêu thụ sản phẩm gắn chặt với hoạt động sản xuất. Có tiêu thụ được than thì mới thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo nền tảng tài chính đảm bảo để mỏ đầu tư mua máy móc, áp dụng kĩ thuật vào sản xuất. Nhận thức được vai trò rất quan trọng này, Mỏ đã tiến hành tiếp thị và chăm sóc khách hàng có hiệu quả. Do vậy kết quả chỉ tiêu thực hiện năm sau đều cao hơn năm trước, năm 2003 đạt 1,244 triệu tấn = 108%; năm 2004 đạt 1,358 triệu tấn = 100%, 6 tháng đầu năm 2005 đạt 724400 tấn = 47% [11, 2]

Đi đôi với đẩy mạnh khai thác, tăng sản lượng than nhanh, tiêu thụ sản phẩm, Mỏ còn đẩy mạnh công tác kiến thiết cơ bản, chuẩn bị sản xuất bằng việc duy trì diện sản xuất hiện có khu vực -25/+30, đẩy nhanh đào lò xây dựng cơ bản mức -80 tích cực đào lò chuẩn bị, đào thông cúp, kết hợp cùng với chuyên gia Trung Quốc hoạch định các vùng tài nguyên để mở rộng các diện sản xuất mới. Tới tháng 12/2002, mỏ than Mạo Khê đã đưa 4 phân

Một phần của tài liệu mỏ than mạo khê trong thời kỳ đổi mới (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)