Những khó khăn thử thách

Một phần của tài liệu mỏ than mạo khê trong thời kỳ đổi mới (Trang 27 - 103)

6. Kết cấu luận văn

1.2.2. Những khó khăn thử thách

Sau khi kháng chiến chống thực Pháp thắng lợi, Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Miền Bắc nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ và đi lên xây dựng CNXH. Việc trước mắt là khôi phục hàn gắn vết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thương chiến tranh. Với tinh thần tự lực, mỏ than Mạo Khê tiến hành khôi phục và sản xuất than cho tổ quốc trong điều kiện còn nhiều khó khăn như thiếu tài liệu, bản đồ cũ… nên “Cuối năm 1954 đến đầu năm 1955 còn đang tìm hiểu tình hình các lò, chưa nắm vững được các vỉa than thường hay bị vập vào các lò cũ. Các công trường lộ thiên chỉ còn rất ít than, chỉ có tính cách bòn - vét, các hầm lò cũ đều đã sâu, hiện nay hầu hết đã sập đổ…” [21, 3]. Để có thể tiến hành khai thác trở lại các mỏ than trên cần phải đầu tư các phương tiện kĩ thuật như quạt gió, bơm nước, nhưng cơ sở vật chất lúc này quá nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trong khi đó nhiều lò bị ngập nước, lò thì bị bỏ lâu năm không chống đỡ, nhiều nóc lò bị sụt không bảo đảm tính an toàn trong khai thác, máy móc vẫn chưa có gì, sản xuất hoàn toàn thủ công, dụng cụ khai thác than vẫn chỉ là xẻng, cuốc chèng búa, đèn, dụng cụ rèn nguội; do đó việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.

Về tình hình công nhân: cuối năm 1954 mỏ than Mạo Khê có một đại đội thanh niên xung phong, gồm có 158 người tới khai thác. Một số thanh niên mới về Mỏ lao động do thiếu năng lực chuyên môn và tính chuyên nghiệp nên phải vừa học vừa làm, vì vậy năng suất lao động thấp hơn hẳn so với những công nhân giàu kinh nghiệm. Cuối tháng 12/1954, Mỏ có thêm 41 công nhân Miền Nam tập kết ra Bắc, hầu hết là thợ đúc, thợ dệt, thợ nguội, không có thợ mỏ, tới ngày 14/1/1955 có thêm 24 người. Công nhân xí nghiệp Hải Vân thuyên chuyển đến gồm thợ mộc, thợ đúc, nhưng không có thợ mỏ. Công nhân địa phương có 25 người, trong đó có 10 my- nơ và 15 súc đội. Bên cạnh những khó khăn tuyển dụng công nhân thì tình hình nhà cửa của Mỏ vẫn chưa kiến thiết được gì, công nhân phải ở tạm trong nhà điện cũ. Năm 1955, Tại công trường mới có 1 nhà kho 3 gian làm tạm để trú nắng mưa, nơi làm việc rèn nguội còn làm ngoài trời che tạm bằng mấy tấm tôn.

Trong khai thác và vận chuyển than, mỏ than Mạo Khê cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vận chuyển than từ các công trường sản xuất ra bến bãi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“đường dài trung bình 3km500 có thể thực hiện bằng 2 phương tiện vận tải bằng ô tô, đường goòng” [21, 4]. Đường ô tô đã lâu ngày không sử dụng đến, mưa sụt nhiều quãng, cây cỏ mọc cao muốn sử dụng phải sửa chữa hết. Đường goòng địch phá để lấy nguyên liệu xây đồn bốt, còn lại 2500m ở xa các công trường sản xuất hiện không sử dụng được. Các xe goòng thì nhân dân đã phá hoại hoặc phân tán về nhà dùng gần hết. Còn lại ở xí nghiệp một số rất ít hầu hết là hư hỏng, sửa chữa mất nhiều công và nguyên liệu.

Trong quá trình khôi phục và tiếp tục sản xuất than, mỏ than Mạo Khê nhiều lần là mục tiêu bắn phá của giặc Mĩ, gây thiệt hại về người và của. Làm đảo lộn cuộc sống lao động sản xuất của cán bộ, công nhân. Các nhà xưởng, nhà ăn phải tách nhỏ ra để hạn chế thiệt hại do máy bay Mĩ bắn phá, 4 nhà ăn lớn phải tách ra làm 13 bếp ăn nhỏ. Bên cạnh những khó khăn do giặc Mĩ gây ra thì mỏ than Mạo Khê cũng vấp phải nhiều khó khăn khác như thiên tai lũ lụt nhiều, tài nguyên cạn kiệt, nguyên vật liệu (nhất là gỗ chống lò) thiếu. Kế hoạch trên giao cho quá cao so với thực tế sản xuất của Mỏ, bởi vậy mà các năm 1976, 1977, 1978, 1979, 1985 Mỏ không hoàn thành kế hoạch. Từ năm 1985, tài nguyên khai thác của Mỏ từ mức +30 trở lên lộ vỉa ngày càng cạn kiệt. Những vỉa than tốt, gần và dễ khai thác đã hết, chỉ còn lại vỉa dốc, vỉa than kém phẩm chất, hoặc các khoảnh than của các vỉa năm trước đây do khó khăn không khai thác được phải bỏ lại.

Tuy vậy, với sự lỗ lực của cán bộ, công nhân mỏ than Mạo Khê đã từng bước cải tiến quản lí, công tác tổ chức và cán bộ, khắc phục khó khăn, tìm tòi sáng tạo, thận trọng trong mọi bước đi, cách làm, duy trì sản xuất…từng bước làm thay đổi bộ mặt của Mỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết

Mỏ than Mạo Khê được phát hiện và khai thác từ sớm (1846), đây là Mỏ có trữ lượng than khá lớn, và nhanh chóng được thực dân Pháp khai thác. Lúc đầu Mỏ khai thác dưới hình thức “trưng khai”, phải đến thời kì 1919 - 1929 thực dân Pháp mới đầu tư mạnh hơn giai đoạn trước về cả vốn và tăng sản lượng than. Nhưng chúng không cải tiến máy móc, không áp dụng khoa học kĩ thuật, công cụ lao động chủ yếu vẫn là cuốc chim, xẻng… thô sơ nên năng suất khai thác còn hạn chế, chất lượng than không cao. Dưới thời Pháp cai trị, với nhiều thủ đoạn bóc lột xảo quyệt, đời sống và điều kiện lao động của công nhân mỏ Mạo Khê hết sức khó khăn. Lao động 12 - 14 giờ/ ngày nhưng chủ mỏ chỉ trả những đồng lương chết đói (28 xu/ ngày công, năm1935), đã vậy lại còn thường xuyên bị cúp phạt, đẩy người công nhân vào cuộc sống bần cùng. Năng suất, quy mô khai thác, chất lượng than chỉ thực sự tăng lên từ khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Mỏ tiến hành khôi phục và tăng cường sản xuất phục vụ cho các ngành công nghiệp thiết yếu như nhiệt điện, luyện thép... Trên chặng đường phát triển của mình, Mỏ cũng gặp rất nhiều khó khăn thử thách như thiên tai, máy bay Mĩ bắn phá. Bằng tinh thần và nỗ lực không biết mệt mỏi, toàn Mỏ đã vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì sản xuất.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản như; tinh thần lao động của công nhân cao, vượt qua mọi khó khăn thử thách… Mỏ còn có nhiều hạn chế, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề của công nhân còn ít, trình độ văn hóa thấp, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tồn tại lâu dài ảnh hưởng tới đời sống thợ mỏ… từ đó đặt ra những chủ trương, biện pháp cụ thể, tích cực tạo tiền đề cho Mỏ khai thác có hiệu quả nhất, làm ra những tấn than góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

MỎ THAN MẠO KHÊ TỪ NĂM 1986 - 2000

2.1. ĐƢỜNG LỐI, CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC, BỘ NĂNG LƢỢNG VỀ NGÀNH THAN NÓI CHUNG VÀ CỦA ĐẢNG BỘ MỎ THAN MẠO KHÊ NÓI RIÊNG

2.1.1. Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Nhà Nƣớc, Bộ Năng lƣợng

Sau ngày thống nhất đất nước, nhân dân ta quyết tâm khắc phục mọi khó khăn do chiến tranh để lại. Các nhà máy, xí nghiệp, cầu cống được tu sửa, xây mới đưa vào sử dụng, để thực hiện tốt công cuộc xây dựng XHCN mà đại hội toàn quốc lần thứ IV (12/1976) của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Do đó, trên toàn quốc các nhà máy xí nghiệp, các ngành nghề phát huy hết mọi khả năng của mình trong hoạt động sản xuất và thu được nhiều thành tựu to lớn. Mặc dù vậy những khó khăn, hạn chế vẫn chưa được khắc phục kịp thời. Nền kinh tế mất cân đối, nhập khẩu chiếm tỉ trọng quá cao, lạm phát phi mã, các nhà máy xí nghiệp chỉ còn hoạt động dưới công suất thiết kế hoặc cầm chừng, ít được đầu tư khoa học kĩ thuật dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó sự tồn tại lâu dài của cơ chế bao cấp và đặc biệt là thói quan liêu hách dịch của một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Hiện tượng tiêu cực này gây ra các hiệu ứng tiêu cực khác như: công bằng xã hội bị vi phạm, pháp luật chưa nghiêm minh, một số cán bộ cương trực thẳng thắn bị thù hằn.

Từ những khó khăn, hạn chế đó để thực hiện xây dựng CNXH vững mạnh, việc làm trước tiên là củng cố niềm tin trong nhân dân vào Đảng, Chính Phủ, và phát triển kinh tế hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã vạch ra phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hướng đổi mới đất nước trên mọi lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội mà trọng tâm là đổi mới nền kinh tế.

Để thực hiện đổi mới nền kinh tế một cách thuận lợi, trước tiên Nhà nước tiến hành đổi mới về mặt chính trị, xã hội, làm cơ sở tiền đề cho phát triển kinh tế; Đảng và Chính phủ đã tích cực thực hiện dân chủ hóa xã hội với quan điểm lấy dân làm gốc, luôn chăm lo tới đời sống nhân dân và lợi ích kinh tế của người lao động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, coi đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lí lấy nhà nước của mình. Bên cạnh đổi mới về chính trị, xã hội Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm tới đổi mới về kinh tế như: bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, thực hiện 3 chương trình kinh tế trọng điểm (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu). Sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, coi kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là đặc trưng của thời kì quá độ. Luôn đẩy mạnh cải tạo XHCN, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Đường lối đổi mới của Đảng đã kịp thời tác động tích cực tới nền kinh tế đất nước đang gặp khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Đặc biệt Nhà nước đã trao quyền tự chủ cho các nhà máy xí nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, các cơ sở sản xuất đã phát triển dần dần có lãi và mở rộng quy mô sản xuất, liên kết giữa các xí nghiệp được đẩy mạnh. Vì kinh tế dần phát triển, nền công nghiệp khởi sắc nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho sản xuất ngày càng cao. Trong khi các ngành năng lượng khác còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kĩ thuật, thì ngành than vẫn giữ được vai trò quan trọng và được coi như là nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tố hàng đầu bảo đảm cho các ngành công nghiệp như xi măng, phân bón, luyện thép, nhiệt điện... do đó ngành than luôn được Đảng, Nhà nước, Bộ năng lượng đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển.

Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngành than đã và đang hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình, luôn đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ than cho tiêu dùng của nhân dân cũng như nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp. Để kích thích hoạt động khai thác nhằm đảm bảo sản lượng quy định, Nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp đúng đắn đối với ngành than như hỗ trợ trong vay vốn đầu tư mua máy móc thiết bị, bổ sung các chuyên gia có trình độ khoa học kĩ thuật cao về các mỏ. Bên cạnh việc đầu tư vốn, máy móc một cách thường xuyên thì Nhà nước cũng luôn đặc biệt quan tâm tới những địa phương có trữ lượng than lớn như tỉnh Quảng Ninh để phát huy thế mạnh của mình.

Chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với ngành than:

Để thực hiện khai thác than ở các địa phương có hiệu quả, Ngày 17/3/1982, Hội đồng bộ trưởng (HĐBT) ra chỉ thị số 55/CT về đẩy mạnh khai thác than địa phương, yêu cầu các tỉnh phải tận dụng lao động tại chỗ và điều kiện sẵn có của địa phương đẩy mạnh việc khai thác than trên cơ sở thủ công kết hợp với một phần cơ giới, đặc biệt chú trọng than bùn và than nâu. Các ngành ở Trung ương tùy theo chức năng có nhiệm vụ giúp đỡ các địa phương trong việc khai thác than... Cho phép các tỉnh được ưu tiên sử dụng toàn bộ số than địa phương sản xuất được (kể cả than khai thác được ở tỉnh khác), để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương.

Vùng mỏ Quảng Ninh có trữ lượng than củ và than cám lớn nhất cả nước. Nằm trong vùng tam giác kinh tế Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng, với hệ thống giao thông vận tải dày đặc bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt… nên việc vận chuyển tiêu thụ than tới các nhà máy, các khu công nghiệp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bến cảng Hải Phòng xuất khẩu đi các nước rất thuận tiện. Với vai trò quan trọng bậc nhất trong sản xuất than và có vị trí chiến lược trong đảm bảo an ninh quốc phòng, Nhà nước đã có những chủ trương phát triển và mở rộng mạnh mẽ hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh theo hướng bền vững, ủy nhiệm cho HĐBT tổ chức, sắp xếp lại sản xuất than ở Quảng Ninh. Thực hiện chủ trương đó của Nhà nước, ngày 11/4/1991, HĐBT ra chỉ thị số 108/CT về việc sắp xếp lại sản xuất vùng than Quảng Ninh trong chiến lược kinh tế - xã hội toàn địa bàn. Chỉ thị cũng đã phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất than đề ra các biện pháp khắc phục như: than là tài nguyên không tái sinh, nên trong việc khai thác và tuyển chọn phải tìm mọi biện pháp tận thu tài nguyên, tiết kiệm và nâng cao hiệu suất trong sử dụng; chấm dứt khai thác than bừa bãi, lãng phí, kém hiệu quả, những nhà máy, mỏ than hoạt động không có hiệu quả được chuyển hướng sản xuất hoặc đóng cửa; hoạt động sản xuất than phải luôn luôn gắn liền với bảo vệ sản xuất và bảo vệ môi trường đảm bảo sức khỏe cho công nhân cũng như nhân dân trên địa bàn; trong kinh doanh, tất cả các đơn vị kinh tế quốc doanh phải mua than của các chủ hàng có giấy phép kinh doanh than, chấm dứt tình trạng tranh bán và chào giá bán than cho nước ngoài một cách vô tổ chức.

Năm 1986, Nhà nước giao các nhiệm vụ cụ thể cho ngành than. Về sản lượng, toàn ngành phấn đấu sản xuất 6000000 tấn (trong đó than cục là 838000 tấn, than mỡ 35000 tấn). Đối với các bộ và địa phương, Nhà nước giao chỉ tiêu đạt 300000 tấn. Trong Sản phẩm tiêu thụ, than thương phẩm đạt 5900000 tấn (than cục 922000 tấn, than mỡ 35000 tấn, than luyện 50000 tấn). Bên cạnh việc giao nhiệm vụ cụ thể cho ngành than, Nhà nước còn tăng cường đầu tư vốn để thúc đẩy ngành than phát triển mạnh mẽ và đồng bộ. Vốn cho xây dựng cơ bản là 694 triệu đồng (1986), trong đó các công trình xây lắp, thiết bị được chú trọng. Nhà nước cấp 128000m3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu mỏ than mạo khê trong thời kỳ đổi mới (Trang 27 - 103)