Hoạt động sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu mỏ than mạo khê trong thời kỳ đổi mới (Trang 52 - 62)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Hoạt động sản xuất, kinh doanh

Từ những năm 1985 trở về trước, Mỏ còn gặp nhiều hạn chế trong hoạt động sản xuất như: năng suất lao động còn thấp, hệ thống sử dụng thiết bị toàn ngành chưa cao, ngày giờ công hoạt động và hữu ích vẫn còn thấp; nhịp điệu sản xuất và cung ứng than trong các năm không đều, chất lượng than cục, than cám chưa nâng lên được [22, 11]. Trong khi đó nguồn than khai thác ngày càng khan hiếm, những vỉa than tốt, gần, dễ khai thác đã cạn kiệt, tình trạng bòn vét tận thu tài nguyên ở các hầm lò kéo dài nên chất lượng than cám 6 kém (độ tro cao 34 - 40%) khó tiêu thụ. Một số lò chợ phải ngừng sản xuất vì chất lượng than kém. Than tồn kho có lúc lên tới 30000 tấn [19, 144]. Mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác, theo Quyết định số 176 của Hội đồng Bộ trưởng từ đầu năm 1989, thực hiện xóa bỏ chế độ bao cấp trong sản xuất kinh doanh, xí nghiệp tự chủ về tài chính; trong khi cơ chế chính sách còn nhiều kẽ hở, trình độ quản lí của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu; tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, giá cả vật tư hàng hóa tăng nhanh, giá đầu vào của một số tấn than tăng theo giá cả thị trường và tỉ giá hối đoái của nhà nước quy định; số công nhân của Mỏ tăng lên hàng nghìn người. Do đó gây cho Mỏ thiếu hụt về tài chính trầm trọng, thường xuyên nợ tiền lương của công nhân từ 60 - 75 ngày, không có vốn mua phụ tùng vật tư thiết bị, nợ thường xuyên trên một tỉ đồng.

Từ thực tế đó, Mỏ đã nhìn nhận thẳng thắn vào các vấn đề còn hạn chế để tìm ra những biện pháp, hướng đi phù hợp với thực tiễn, thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả trước sự thay đổi của cơ chế thị trường.

Bắt tay vào sản xuất, Mỏ khôi phục lò giếng -80, mở rộng lò mức -25, mở thêm diện khai thác than Yên Tử; thi công các điểm lộ vỉa khác thuộc vỉa 6, vỉa 9b, vỉa 1b, vỉa 13. Rà soát thăm dò thiết kế, khai thác tận thu các khoảnh than trước đây do khó khăn bỏ lại ở các khu vực 56, 58, Tràng Khê 1 thuộc khu lò bằng từ +30 trở lên. Để giảm gỗ, sắt, thép chống lò, Mỏ áp dụng các tiến bộ kĩ thuật và sáng kiến vào sản xuất như: áp dụng thí điểm hai hệ thống khai thác bắn luồng lưu than (cải tiến 6 buồng), bắn mìn lưu than lò thượng xía cá tại vỉa 6 Bình Minh năm 1988 đầu năm 1989; dùng vì sắt ma sắt chống lò chợ vỉa 7, vỉa 8, dùng một phần tre thay gỗ chống lò; đưa neo bê tông cốt thép và xây gạch ở lò đá [43, 4]. Năm 1992 - 1993, Mỏ thí điểm chống lò đá dọc vỉa 6 mức -25 vì neo bê tông cốt thép. Năm 1993, Mỏ cho thi công công nghệ hạ trần ở vỉa 5 Yên Tử để tận thu than lớp vách, được 4 cột, giảm chi phí từ 70m3

xuống 46m3/ 1000 tấn than, xây lò đá bằng gạch đất nung, thay vì sắt, vì neo dẻo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tỉ lệ than cám 4, than cục đều tăng so với trước. Phương pháp chia lớp nghiêng không để lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

than làm nóc giả và trụ bảo vệ, khai thác trong vùng phay phá và suối cạn mang lại hiệu quả. Tổn thất tài nguyên hàng năm ở mức thấp (12 - 15%). Đối với các vỉa dày, dày dốc đã áp dụng có hiệu quả nhiều dạng công nghệ như: cột lưu than ở vỉa 3, vỉa 6, vỉa 7; dàn chống cứng và dàn chống vòm, lò chợ kiểu xương cá ở vỉa 6. Áp dụng có hiệu quả phương pháp phá hỏa đá vách ở vỉa 6 có góc dốc từ 45 - 56 độ, đã giảm được chỉ tiêu sử dụng gỗ ở lò chợ này từ 71m3

/ 103 T xuống còn 55m3/ 10m3T [43, 7].

Đến ngày 10/10/1994, Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập, theo quyết định số 563 - TTG Của Thủ tướng Chính phủ, mỏ than Mạo Khê trở thành thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam, tạo điều kiện cho mỏ than Mạo Khê trở thành đơn vị hạch toán độc lập, và mạnh dạn tiến hành đổi mới trong hoạt động sản xuất. Để khai thác có hiệu quả cao, Mỏ đã áp dụng khoa học kĩ thuật nhằm giảm tiêu hao gỗ, sắt, thép chống lò như: tận dụng sắt lòng moong thu hồi làm cũi lợn ở lò chợ khai thác 2, khai thác 6, khai thác 9, thí điểm dùng neo ống ở các đường lò có điều kiện cho phép; áp dụng phương pháp khấu buồng có độ an toàn cao ở vỉa có độ dốc >500 (cánh tây) ở lò vỉa chợ 7, tầng mức -25+30. Vì vậy hệ số tổn thất than khai thác hầm lò giảm 8,41%, tiêu hao gỗ chống lò giảm 7,22%, mức giảm giá thành khai thác than lò chợ đạt 1540 đồng/ tấn.

Đến tháng 5/1999, Mỏ đưa cột thủy lực đơn Trung Quốc vào lò chợ vỉa 9 tây phân xưởng KT4, giảm gỗ chống lò từ 43 m3/ 1000 tấn than xuống còn 15 m3/ 1000 tấn than. Ở các lò chợ đều được áp dụng cũi lợn sắt lòng mo và thực hiện một số cũi lợn sắt cải tiến giảm 8 m3 gỗ/ 1000 tấn than. Vỉa than có độ dốc > 500 đều sử dụng công nghệ bắn buồng (các vỉa 65+5, 9 khu 56). Các lò đá, thực hiện tổ chức khảo sát để áp dụng chống neo phun bê tông ở tổ XV TB1. Các lò chợ, từ khai thác đến vận chuyển than luôn được thực hiện theo một quy trình khép kín, đảm bảo than có chất lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơ đồ quy trình khép kín khai thác và vận chuyển than

Đi đôi với khai thác và vận chuyển than cùng với áp dụng công nghệ tiến bộ vào sản xuất, Mỏ còn đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm duy trì và đẩy mạnh sản xuất, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Thường xuyên điều chỉnh để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên.

Từ năm 1996 - 2000, Mỏ tập trung mở vỉa khu vực -25, (năm 1998 mở các công trình hầm lò chủ yếu là -80). Đưa công nghệ bơm phụt vữa khôi phục xử lí phay FA và đào lò xuyên vỉa Tây Bắc I, đào lò qua phay, khai thác vỉa dốc tầng -25+30 từ vỉa 6, vỉa ở cánh tây -25+30. Thi công hệ thống đường bê tông (1500m trị giá hơn 800 triệu đồng), trạm khí nén trung tâm, cải tạo cảng Bến Cân, nâng cấp trạm cảnh báo khí Mê tan khu vực -25/+30, băng tải số 4, số 5, các loại vận tải, đào lò và khai thác than.

Bằng những việc làm cụ thể, kịp thời, sản lượng khai thác than nguyên khai và than sạch của Mỏ mỗi năm một tăng.

Bảng 2.3. Sản lƣợng than nguyên khai và than sạch

Đơn vị (tấn)

Năm 1993 1996 2000

Sản lượng than nguyên khai 347091 486655 764737

Sản lượng than sạch 284383 428937 664111

(Nguồn: Báo cáo của Đảng bộ mỏ than Mạo Khê. Lưu trữ tại văn phòng Đảng ủy Công ty than Mạo Khê)

Lò chợ Máng cào Xe goòng

goòng

Tàu điện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 1999, Mỏ phải tạm ngừng sản xuất để chuyển chế độ làm việc trong điều kiện Mỏ có khí nổ loại 1 lên loại 3. Thay đổi các thiết bị trong dây chuyền sản xuất cũ bằng dây chuyền sản xuất mới. Lắp đặt hệ thống cảnh báo khí Mê tan ở khu vực -25. Xử lí nước thải hầm lò, chỉnh lại hệ thống điện nguồn 24 bộ thu lôi lắp đặt trên mạng 610W, thu lôi 35 KV, thu hồi trạm ATIII - 500/275… vấn đề an toàn lao động được đảm bảo.

Đi đôi với hoạt động sản xuất, công tác bảo vệ sản xuất được Mỏ quan tâm, nhất là trong điều kiện nạn khai thác than trái phép, gây lãng phí và phá hoại tài nguyên môi trường diễn ra trầm trọng. Nhằm đảo bảo cho sản xuất và đời sống cũng như tài sản, Mỏ đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, huấn luyện quân sự, xây dựng phương án bảo vệ tài sản, tài nguyên. Tăng cường các biện pháp giáo dục, kết hợp với biện pháp hành chính đối với các hiện tượng tiêu cực xâm phạm tài sản, tài nguyên của doanh nghiệp. Triển khai mô hình tự quản từ Mỏ đến các đơn vị, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân viên chức. Tăng cường hiệu lực quản lí nhằm giữ vững sản xuất, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trong Mỏ. Kết hợp với địa phương xây dựng cụm an ninh khu vực, xây dựng phương án phòng chống bão, phòng cháy chữa cháy. Giải quyết triệt để các đơn thư khiếu nại, đề nghị lãnh đạo Mỏ xử lí nghiêm các vụ tiêu cực, vi phạm chính sách, trộm cắp tài sản, đào than trái phép, đánh bạc. Do đó, các vụ việc vi phạm trật tự an ninh giảm, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh phát huy tốt.

Mặc dù có nhiều biện pháp, nhưng giá than vẫn quá cao so với giá bán chung, ảnh hưởng tiêu cực tới tiêu thụ sản phẩm. Để bù đắp phần nào, Mỏ đã thiết kế mở vỉa và xây dựng cơ chế làm than lộ vỉa, nhằm tận thu than ở các đầu vỉa trước đây đã khai thác hầm lò ở cụm vỉa cánh bắc và khai thác đầu vỉa ở một số vỉa cánh nam, từ tuyến 1 - 11. Trên thực tế, các vỉa than này lại mỏng, nhiều cám 6, có một ít cám 5 nằm rải rác với chiều dài gần 5km, khó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bảo vệ và quản lí. Vì vậy Mỏ khoán cho các phân xưởng khai thác, tranh thủ phương tiện khai thác của các đơn vị bạn, phù hợp với phương thức khai thác các vỉa nhỏ, trên cơ sở đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tiến hành định giá bán, quản lí đối với số than làm ra.

Nhằm tăng năng xuất và chất lượng than, Mỏ thực thiện cơ chế trả lương bằng biện pháp kĩ thuật kết hợp với giáo dục, tổ chức lại sản xuất. Áp dụng các biện pháp pha trộn, hạn chế bắn mìn trong lò chợ, giảm đất đá lẫn trong than [43, 7]. Do đó năm 1989, than các lò sản xuất tới 60% cám 6 và 40% cám 5, cuối năm 1994 đã đạt được 30% cám 4, còn lại là cám 5.

Trước sự thay đổi nhạy bén, linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường cùng với tinh thần tìm tòi sáng tạo, Mỏ đã gặt hái được một số kết quả khả quan trong sản xuất và kinh doanh than. Đến hết năm 1992, Mỏ trả hết số lỗ của những năm bao cấp chuyển sang với số tiền là 1,6 tỉ đồng. Bắt đầu từ năm 1993 trở đi sản xuất bắt đầu có lãi, lương bình quân toàn Mỏ năm 1993 là 392640 đồng/ người/ tháng, 6 tháng đầu năm 1994 tăng lên 464989 đồng/ người/ tháng [43, 8]. Sản lượng than làm ra ngày càng nhiều, chất lượng than được nâng lên, tỉ lệ cám 6 giảm, than cám 4 tăng, do đó đảm bảo cung cấp đủ và chất lượng cho các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh của mình, bên cạnh những thuận lợi nhất định, Mỏ vẫn gặp rất nhiều khó khăn như giá than biến động, yêu cầu khắt khe của các ngành công nghiệp khác về chất lượng than… Để đáp ứng các yêu cầu đó, Mỏ tìm mọi biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm; thực hiện cơ chế khoán tổng hợp, khoán xe máy, khoán công trình và mạnh dạn áp dụng đấu thầu trong xây dựng. Cơ chế khoán được tiến hành từng bước, thận trọng, vừa thực hiện, vừa đúc rút kinh nghiệm, bổ sung sửa đổi phù hợp với thực tế.

Hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn tổng thể ngày càng phát triển nhưng sự phát triển đó không đều, có lúc phát triển mạnh, có lúc lại suy yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mỏ vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ. Năm 1998, Mỏ chỉ đạt 100240 triệu đồng, chỉ bằng 93,54% kế hoạch, giảm 7,24% so với năm 1997. Về số lượng, chủng loại đều giảm so với năm 1997. Sản lượng tiêu thụ chưa đạt yêu cầu nên than cục giảm 8200 tấn, các loại than khác giảm 1096 tấn, than cám giảm 19031 tấn.

Do thị trường tiêu thụ ngày càng khó tính, than sản xuất ra bị ứ đọng nhiều, mỏ than Mạo Khê đã thực hiện giảm sản lượng than, tăng cường tiêu thụ để giảm tồn kho. Đề ra các giải pháp như thực hiện tốt công tác nghiệm thu chất lượng sản phẩm, đổi mới và đẩy mạnh công tác tiếp thị, sản xuất đa dạng sản phẩm, cỡ hạt, chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Chuyển các phân xưởng lò than vào khai thác ở các diện sản xuất than có chất lượng tốt hơn (làm cho than cám 4b vào diện đạt 70 - 80%). Tiếp tục đẩy mạnh các công việc khác như xây dựng kho chứa than, bổ xung việc lắp đặt hệ thống băng tải, tạo điều kiện cho tiêu thụ nhanh. Đẩy mạnh hơn nữa trong khai thác các hợp đồng kinh tế và giữ chân khách hàng cũ (Nhiệt điện Phả Lại, Công ty chế biến than Hà Bắc), đồng thời mở rộng mối quan hệ với Công ty hóa chất phân đạm Hà Bắc, nhà máy Xi măng Lam Thạch (Quảng Ninh), thị trường khu vực Tây Bắc, Thanh Hóa… nhờ đó năm 1999, sản lượng tiêu thụ là 532554 tấn, tăng 4,31% so với cùng kì năm 1998. Năm 2000, tiêu thụ 735000 tấn, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển thu được nhiều kết quả cao [19, 173]. Do đó thu nhập của công nhân Mỏ than Mạo Khê được nâng lên, tạo niềm tin và sự an tâm cho đội ngũ này trong hoạt động sản xuất. Hàng năm mỏ than Mạo Khê đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỉ đồng.

Với các biện pháp cụ thể có tính thực tiễn cao được áp dụng vào hoạt động sản xuất đã có tác dụng tích cực như: tăng năng suất và chất lượng than, đồng thời hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong quá trình khai thác. Vì vậy than nguyên khai đều được tiêu thụ dễ dàng và có uy tín trên thị trường. Điều này được thể hiện qua kết quả sản xuất và kinh doanh than ở Mạo Khê như sau.

Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999 - 2000

Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính

Năm 1999 Năm 2000 Kế hoạch Thực hiện Tỉ lệ (%) Kế hoạch năm Thực hiện 6 tháng Tỉ lệ so với kế hoạch năm (%)

Than nguyên khai Tấn 552.000 575000 104 600.000 307.648 51,2

Than sạch 476.000 516.179 108,44 530.000 297.232 56

Tiêu thụ 575.000 532.554 92,6 575.000 330.000 57,39

Tổng doanh thu Triệu đồng 135.500 126.162 93 141.257 72.818 51,55

Trong đó

Doanh thu than Triệu đồng 123.929 119.197 96 128.754 71.112 55,23

Thu nhập BQ đồng/ng/tháng 1.055.698 791.453 74,97 837.225 787.379 94

Lợi nhuận Triệu đồng 82,895

Nộp ngân sách Triệu đồng 8.263.041 4.578,426

(Nguồn: Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ mỏ than Mạo Khê tại ĐHĐB đảng bộ lần 26. Lưu trữ tại văn phòng Đảng ủy mỏ than Mạo Khê)

Thực hiện đường lối đổi mới đất nước mà đại hội Đảng lần thứ VI đề ra, các doanh nghiệp, các xí nghiệp, các tổ chức trước đây hoạt động theo mô hình bao cấp, nay phải tự mình tìm cách thích nghi với điều kiện mới, vừa làm vừa học tập rút ra kinh nghiệm, đề ra các biện pháp, phương hướng cho

Một phần của tài liệu mỏ than mạo khê trong thời kỳ đổi mới (Trang 52 - 62)