6. Kết cấu luận văn
2.2.2. Đội ngũ công nhân
Về số lượng công nhân.
Nguồn than khai thác ngày càng khan hiếm, những vỉa than tốt, gần và dễ khai thác đã hết, chỉ còn lại vỉa dốc, vỉa than kém phẩm chất, các vỉa (9,9b) đã bị bỏ lại trong những năm trước vì khó khăn trong khai thác. Mặt khác cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chế chính sách còn nhiều kẽ hở, tình hình kinh tế, xã hội có nhiều biến động, giá cả vật tư hàng hóa tăng nhanh ảnh hưởng xấu tới Mỏ. Hoạt động khai thác than ở các lò hoạt động cầm chừng, khó khăn trong việc mở rộng quy mô khai thác. Từ năm 1986, khi Nhà nước chuyển cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN, do phải hợp lí hóa tổ chức và dây chuyền sản xuất dẫn tới số công nhân thiếu việc làm tăng lên hàng nghìn người. Tình trạng đó buộc Mỏ phải động viên những người đủ tiêu chuẩn tự giác xin nghỉ hưu. Toàn bộ Mỏ thực hiện một tuần làm 5 ngày, nghỉ luân phiên. Một số nghỉ tự túc chăn nuôi, tăng gia được Mỏ tạm thời trợ cấp lương hàng tháng. Do vậy sau gần 3 năm (1989-1999) Mỏ đã giảm được 2320 người và 11 đầu mối.
Số lao động dao động như sau:
Bảng 2.1. Bảng số lƣợng công nhân viên mỏ Mạo Khê từ năm 1987-1994
Đơn vị: Người
Năm 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994
Tổng số công
nhân viên 6663 6407 5267 4257 3984 3778 3505 3474
(Nguồn: Danh sách tổng hợp CBCNV Công ty than Mạo Khê tính từ năm 1954 đến tháng 6/2004. Lưu trữ tại phòng tổ chức lao động Công ty than Mạo Khê)
Tuy nhiên bước sang những năm 1997 trở đi do nhu cầu tiêu thụ than trong nước và trên thế giới ngày càng cao, để đáp ứng sản xuất nhiều than hơn nữa Mỏ đã tuyển thêm công nhân và đầu tư vốn, kĩ thuật vào khai thác.
Bảng 2.2. Tổng số công nhân viên mỏ Mạo Khê từ năm 1997 - 2000)
Đơn vị: Người
Năm 1997 1998 1999 2000
Tổng số công nhân viên 3444 3501 4537 4558
(Nguồn: Danh sách tổng hợp CBCNV Công ty than Mạo Khê tính từ năm 1954 đến tháng 6/2004. Lưu trữ tại phòng tổ chức lao động Công ty than Mạo Khê)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về trình độ tay nghề
Thực hiện công tác nâng cao trình độ tay nghề, ý thức an toàn lao động của công nhân. Mỏ tăng cường huấn luyện lại hàng nghìn công nhân để nâng cao tay nghề, ý thức tự giác bảo đảm an toàn lao động. Những người biết nghề kèm cặp những người chưa biết nghề lò [43, 4]. Do đó sau một thời gian ngắn chất lượng đội ngũ công nhân viên của Mỏ được nâng cao rõ rệt. Mỏ than Mạo Khê tiến hành tuyển chọn những công nhân có trình độ, chuyên môn cao, ưu tiên những người có kinh nghiệm. Hàng năm vẫn lấy công nhân ở các nơi, đặc biệt là đội ngũ công nhân trẻ, có năng lực chuyên môn, có khát khao cống hiến tại trường Đại học Mỏ Quảng Ninh (Yên Thọ - Đông Triều - Quảng Ninh).
Về đời sống công nhân
Trước sự thay đổi cơ chế, công nhân thiếu việc làm tăng, tình hình tài chính khó khăn nên lương của công nhân thường phải nợ trung bình hơn một tháng. Để động viên tinh thần và an tâm sản xuất, Mỏ xây dựng quỹ tương trợ theo chế độ đóng góp bình quân, trước hết hỗ trợ cho cán bộ, công nhân viên về nghỉ chế độ hàng năm hoặc xin thôi việc [19, 154]. Nhằm giải quyết kịp thời tiền lương cho công nhân, cuối năm 1988, đầu năm 1989, do tiền mặt khan hiếm, Mỏ buộc phải trích trả cho cơ quan đơn vị dịch vụ lấy tiền mặt từ 5 - 10%. Vì vậy lương bình quân chia theo đầu người ở mỏ than Mạo Khê mỗi năm một tăng (năm 1993 đạt 392640 đồng/ người/ tháng, năm 1995 đạt 808500 đồng/ người/ tháng; năm 2000 đạt 976815 đồng/ người/ tháng). Bên cạnh đó việc cải thiện nơi ăn ở, điều trị cứu chữa người bệnh của Mỏ và nhân dân khu vực cũng được mỏ than Mạo Khê quan tâm đúng mức [13, 6].
Bằng sự lỗ lực của mình trong công tác tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dựng đội ngũ công nhân vững mạnh, mỏ than Mạo Khê còn thực hiện đổi mới toàn diện trên nhiều phương diện khác nhau mà đặc biệt là đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mới về trình độ quản lí điều hành, kinh doanh phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và thực tiễn yêu cầu đặt ra.