Tiếp tục xây dựng, củng cố đội ngũ công nhân

Một phần của tài liệu mỏ than mạo khê trong thời kỳ đổi mới (Trang 62 - 72)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Tiếp tục xây dựng, củng cố đội ngũ công nhân

Bước sang thiên niên kỉ mới với nhiều cơ hội, thách thức mới cho sự phát triển của mỏ than Mạo Khê. Toàn bộ cán bộ công nhân viên của Mỏ ra sức lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, tăng cường số lượng, bắt kịp với yêu cầu của thực tế. Nhận thức được vấn đề cốt yếu để phát triển Mỏ không thể thiếu được yếu tố rất quan trọng là nguồn nhân công, đặc biệt là nhân công kĩ thuật. Do đó việc xây dựng tổ chức, đào tạo, tuyển dụng công nhân luôn được Mỏ quan tâm.

Nguồn tuyển công nhân

Sau năm 1990 đến nay, nguồn cung ứng lao động cho Công ty Than Mạo Khê chủ yếu từ các trường học nghề như: trường Đại học mỏ Quảng Ninh (Đông Triều - Quảng Ninh), trường Cao đẳng Hữu nghị Việt - Xô (Uông Bí - Quảng Ninh), trường Đại học Mỏ địa chất (Hà Nội), trường cao đẳng kĩ thuật cơ điện (Chí Linh - Sao Đỏ - Hải Dương). Bên cạnh nguồn lao động tuyển từ các trường học nghề trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, mỏ than Mạo Khê còn có điều kiện thuận lợi để thu hút, tuyển chọn được nhiều công nhân có trình độ cao. Do trên địa bàn thị trấn Mạo Khê kinh tế khá phát triển, kết cấu dân số trẻ (chiếm hơn 50%), đây là nguồn cung cấp dồi dào về nhân lực cho Mỏ.

Với nguồn tuyển thuận lợi, dồi dào như vậy, Mỏ có thể tuyển chọn những người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung vào nguồn nhân lực của mình, vì vậy số lượng lao động của Mỏ được tăng cường khá đông đảo.

Về số lượng công nhân

Đầu kì năm 2002, toàn Mỏ có 5468 công nhân, trong đó 1077 công nhân nữ, so với các năm trước số lao động được bổ sung là 439 người (68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nữ). Số lượng lao động giảm là 26 (nghỉ hưu 2 người, thôi việc 8 người, lí do khác 16 người). Đến cuối kì năm 2002 số công nhân là 5281 người (1036 nữ), trong đó số người không phải kí hợp đồng lao động là 101 người (58 nữ), số người kí hợp đồng không thời hạn là 5180 người (978 nữ). Đầu kì năm 2003 số công nhân tăng lên 5469 người, trong đó 4767 lao động đã qua đào tạo. Số lao động tăng 465 người (84 nữ), số lao động giảm 56 người (11 nữ). Tính tới ngày 30/6/2004 toàn Mỏ có 5878 người (1150 nữ) trong đó có 5159 người đã qua đào tạo. Số người kí hợp đồng lao động không thời hạn là 5780 người; năm 2005 là 5171 người (1055 nữ); năm 2006 là 5153 người (900 nữ); năm 2007 là 5797 người; năm 2010 là 5548 người và dự tính quy hoạch đến năm 2015 là 5763 người.

Cùng với việc tăng số lượng công nhân, mỏ than Mạo Khê cũng tiến hành đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân kĩ thuật và luôn được bổ sung số lượng qua các năm. Năm 2004, số lượng công nhân kĩ thuật hiện có của Mỏ là 3764 người, (340 nữ, 448 đảng viên). Trong quản lí điện có 766 công nhân kĩ thuật, tập trung ở một số bộ phận chính như: vận hành máy điêzen có 3 người, điện ắc quy 89 người, trạm biến thế 4 người, điện xí nghiệp 60 người, điện hầm lò 583 người. Đối với ngành khai thác và chế biến than có 2512 công nhân (114 nữ). Tình hình phân bố lao động kĩ thuật trong các ngành của mỏ than Mạo Khê có sự chênh lệch.

Số lượng công nhân có trình độ kĩ thuật chiếm tỉ lệ khá cao so với tổng số công nhân của Mỏ (năm 2004 số công nhân kĩ thuật là 3764 người, (chiếm tỉ lệ 64%) trong tổng số 5878 công nhân của toàn Mỏ. Đây là lợi thế hết sức to lớn để Mỏ hoạch định những chính sách, những chiến lược phát triển lâu dài trong tương lai khi đưa các công nghệ tiên tiến cần có công nhân kĩ thuật cao vào sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1. Số lƣợng công nhân kĩ thuật

Đơn vị: Người Năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số 3764 3874 3981

Công nhân kĩ thuật nữ 340 307 282

Ngành điện Tổng số 766 891 946 Vận hành máy phát điện Điêzen 3 3 3 điện ắc quy 89 93 82 Trạm biến thế 4 17 15 điện xí nghiệp 60 27 27 điện hầm lò 583 727 748

S/C đường dây cao thế 12 15 14

S/C đường dây hạ thế 8 8 8

Điện ô tô 1 1 1

Điện khác 48

Khai thác và chế biến than 2512 2702 2713

Cơ khí 395 208 209 Vận tải 130 162 177 Bốc xếp 76 48 Vận hành máy tính 14 6 5 Lao động phổ thông và lao động khác 1194 1156 1055

(Nguồn báo cáo chất lượng công nhân kĩ thuật năm 2004; 6 tháng đầu năm 2006 của phòng tổ chức lao động mỏ than Mạo Khê. Lưu trữ tại phòng TCLĐ mỏ than Mạo Khê)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để có được nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là số lượng công nhân kĩ thuật chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu đội ngũ công nhân đó là do các chính sách hợp lí của Mỏ từ khâu tuyển chọn, đào tạo tới sử dụng đúng chuyên môn của từng thợ lò. Các chính sách tuyển dụng công nhân và đào tạo nguồn công nhân kĩ thuật biểu hiện cụ thể như sau: đối với nhân viên kĩ thuật nghiệp vụ; yêu cầu phải có trình độ đại hoặc cao đẳng trở lên, có sức khỏe tốt; trong khi đó công nhân kĩ thuật phải được đào tạo và tốt nghiệp ở các trường nghề với các chuyên ngành như khai thác hầm lò, cơ khí, tuyển khoáng… và phải đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe theo quyết định số 1613/BYT - QĐ ngày 15/8/1997 của Bộ trưởng bộ y tế Đỗ Nguyên Phương như: đối với công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; là nam giới và có sức khỏe loại I, II, chiều cao từ 1,6m trở lên, cân nặng từ 50kg trở lên; nữ giới cân nặng 48kg, cao 1,58m trở lên. Còn đối với lao động thủ công thì người lao động phải có sức khỏe loại I,II hoặc III; nam giới phải có chiều cao từ 1,58m, nặng 48kg trở lên; nữ giới cao từ 1,55m, nặng 45kg trở lên. Đối tượng được xét ưu tiên khi tuyển dụng là vợ (chồng), con của công nhân viên chức bị chết do tai nạn lao động ở Công ty, làm việc ở công ty nhưng được tuyển đi làm nghĩa vụ quân sự bị hi sinh, của cán bộ quản lí doanh nghiệp, cán bộ chủ chốt trong công ty hoặc của các công nhân viên chức đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua liên tục 15 năm trở lên.

Nhìn chung công tác tuyển dụng công nhân đơn giản, chi phí thấp, đáp ứng được yêu cầu của Mỏ… tuy nhiên chính sách và sức thu hút cán bộ, công nhân có trình độ chưa thật sự hấp dẫn. Công tác tuyển dụng lao động chỉ tập trung vào việc bổ sung để bù vào số lao động thiếu trong năm mà chưa có tính chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó các chính sách đào tạo, phát triển nguồn công nhân cũng được thực hiện chặt chẽ, khoa học theo quy chế đào tạo và quyết định số 1130/QĐ - TCLĐ ngày 11/4/2006 của Chủ tịch Công ty than Mạo Khê,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công ty than Mạo Khê thực hiện xây dựng đội ngũ lao động có đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được nhu cầu của công ty đặt ra. Đối với các đối tượng được chọn cử đi đào tạo cần có các tiêu chuẩn, xét tuyển khác nhau như: đối tượng bắt buộc; là cán bộ trong diện quy hoạch, cán bộ đương nhiệm nhưng chưa đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh viên chức (về trình độ chính trị, quản lí kinh tế), công nhân trực tiếp sản xuất phải đào tạo lại do nhu cầu thay đổi công nghệ. Còn đối với công nhân viên chức đi học theo nguyện vọng; là những người phải có thành tích tốt trong lao động, không bị kỉ luật trong thời gian 24 tháng tính tới thời điểm xét đi học, ngành đăng kí học đúng với nghề đang làm tuổi đời không quá 30. Những đối tượng được cử đi học sẽ được bồi dưỡng về lí luận chính trị quy chế, quy định về quản lí và điều hành của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Bên cạnh đó còn được học về quản lí hành chính Nhà nước, quản lí kinh tế, tin học và các kiến thức cơ bản để thi nâng bậc. Do đó trình độ tay nghề của công nhân viên chức ngày càng được nâng cao, là nguồn bổ sung kịp thời cho sự phát triển của Mỏ.

Về chất lượng

Công ty than Mạo Khê có số lượng lao động lớn nhất trong số gần 50 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam, với 5,38% tổng số lao động của cả tập đoàn TKV. Tính đến năm 2010, mỏ than Mạo Khê có tổng số 5548 người; số lao động nam giới chiếm 81,04% tổng số lao động của Công ty, tỉ lệ này vẫn còn thấp. Tỉ lệ lao động nữ còn cao, gây khó khăn bố trí việc làm cho lao động là thợ lò không đủ sức khỏe làm việc trong lò phải chuyển ra ngoài lò làm việc. Tỉ lệ lao động gián tiếp cao (11,03% tổng số lao động) hơn so với tỉ lệ trung bình của Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam từ 5 - 8%. Trong khi đó, mỏ than Mạo Khê có lực lượng lao động đông đảo nhưng chất lượng lao động chưa cao, chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xếp hạng trung bình trong Tập đoàn TKV, điều này ảnh hưởng nhiều tới tình hình tăng năng suất khai thác. Bên cạnh đó số lao động nữ giới đông, không có khả năng lao động nặng nhọc, chủ yếu làm các việc hành chính, do vậy là một mỏ hoạt động dựa trên sức lao động của công nhân là chủ yếu thì số lao động nữ nhiều đã gây một số khó khăn cho Mỏ về vấn đề giải quyết công ăn việc làm.

Số lao động nữ chiếm khá cao trong mỏ than Mạo Khê được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ công nhân nam - nữ Tổng số (ngƣời) Nam Nữ Số ngƣời Cơ cấu (%) Số ngƣời Cơ cấu (%) Cán bộ lãnh đạo 266 255 95,86 11 4,14

Nhân viên quản lí 332 198 59,63 134 40,37

nhân viên phục vụ 30 11 36,66 19 63,34

Công nhân kĩ thuật 4713 4057 86,08 656 13,92 Lao động phổ thông 453 175 38,63 278 61,37 Cán bộ Đảng, đoàn thể 13 10 76,92 3 23,08

Cộng 5807 4706 81,04 1101 18,96

(Nguồn báo cáo tình hình tổ chức bộ máy quản lí năm 2005 của Công ty than Mạo Khê)

Ở mỏ than Mạo Khê, tỉ lệ lao động nữ chiếm tới 18,96% tổng số lao động của Công ty than Mạo Khê, gây sức ép lớn trong vấn đề sắp xếp công việc lao động, nhất là với công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe, tuổi trẻ… do đó đòi hỏi ban lãnh đạo Mỏ phải nghiêm túc bàn bạc tìm cách sử dụng và phát triển nguồn nhân lực này một cách hợp lí, phát huy được hết khả năng tố chất của từng người. Để thực hiện vấn đề này Mỏ đã bố trí các công nhân nữ vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các nhà đèn, nấu ăn, vệ sinh công sở, nhân viên thống kê. Tuy nhiên Mỏ cũng có lợi thế cơ bản là cơ cấu tuổi đời công nhân trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ khá cao, vì vậy nó cho phép mỏ than Mạo Khê có thể sử dụng sức khỏe của công nhân để mở rộng quy mô khai thác cũng như tăng năng suất lao động.

Về tuổi đời của công nhân viên chức thể hiện như sau:

Bảng 3.3. Kết cấu tuổi đời CBCNV mỏ than Mạo Khê

TT Chức danh Số lƣợng (ngƣời) cấu (%) Tuổi đời Dƣới 30 31-45 46-55 56 trở lên 1 Cán bộ lãnh đạo 266 4,58 15 127 114 10 Giám đốc 1 1 Phó giám đốc 6 2 2 2 Trưởng phòng 18 9 9 Phó phòng 40 2 17 21 Quản đốc 29 12 16 1 Phó quản đốc 172 13 86 66 7

2 Nhân viên quản lí 332 5,72 119 143 62 8

3 Nhân viên phục vụ 30 0,52 4 12 14

4 Công nhân kĩ thuật 4713 81,16 1537 2436 733 7 5 Lao động thủ công 453 7,80 114 245 91 3

6 Cán bộ đoàn thể 13 0,22 2 2 8 1

Cộng 5807 100% 1791 2965 1022 29

Tỉ lệ (%) 100% 30,84 51,06 17,60 0,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với tỉ lệ công nhân viên chức chiếm 51,06% trong độ tuổi 31 - 45 là một thuận lợi không nhỏ của Mỏ, đây là độ tuổi có sức khỏe tốt nhất cống hiến được nhiều sức lực cho khai thác mỏ, một ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều sức lực của người lao động. Trên cơ sở lực lượng lao động trẻ, mỏ than Mạo Khê đã mạnh dạn đề ra các mục tiêu sản xuất than vượt mức so với kế hoạch được giao. Song song với việc thực hiện các chính sách trong hoạt động khai thác than dựa trên nguồn nhân lực dồi dào thì vấn đề nâng cao trình độ văn hoá cho đội ngũ công nhân cũng luôn được mỏ than Mạo Khê quan tâm.

Trình độ học vấn của công nhân mỏ than Mạo Khê biểu hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

TT

Đại học, cao đẳng Trung cấp

Công nhân Kỹ thuật Kinh tế CM Khác Kỹ thuật Kinh tế CM Khác 1 Cán bộ lãnh đạo 112 32 16 60 2 1 43

2 Nhân viên quản lí 120 59 15 45 46 47

3 Nhân viên phục vụ 30

4 Công nhân kĩ thuật 256 16 7 400 14 7 4013

5 Lao động phổ thông 2 3 2 17 26 17 386

6 Các đoàn thể 4 6 1 2

Cộng: 494 116 41 522 88 74 4472

Tỷ lệ (%) 8,5 2,0 0,7 9,0 1,5 1,3 77

Tỷ lệ (%) 11,20 11,80 77

(Nguồn: báo cáo tình hình tổ chức bộ máy quản lí năm 2005 của Công ty than Mạo Khê)

Ở mỏ than Mạo Khê số người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỉ lệ 11,20% tổng số lao động; tỉ lệ này nhìn chung còn thấp, chưa xứng tầm với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tầm vóc của mỏ than Mạo Khê, nên gây khó khăn cho việc áp dụng những kĩ thuật mới, công nghệ tiên tiến đòi hỏi cần những con người có tay nghề. Vì vậy Mỏ thực hiện các khối phòng ban tuyển chọn những người có học vấn cao như sau đại học, đại học, đối với tổ trưởng tổ khai thác trở lên cũng phải có trình độ đại học, cao đẳng. Nhìn chung công nhân có trình độ trung cấp vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn so với trình độ cao đẳng, đại học. Đây là hạn chế của Mỏ, do đó Mỏ đã tiến hành công tác nâng cao tay nghề cho công nhân viên như mở thêm các lớp bồi dưỡng quản lí, cử một số công nhân tiêu biểu đi học liên thông lên cao đẳng hoặc đại học, qua đó nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tự giác kỉ luật trong sản xuất.

Bên cạnh lực lượng công nhân kĩ thuật dồi dào thì trình độ tay nghề, tuổi nghề của đội ngũ này cũng có sự khác biệt trong sự phân bố giữa các đơn vị sản xuất của Mỏ.

Bảng 3.5. Cơ cấu độ tuổi lao động công nhân kĩ thuật

Đơn vị: Người Nghề nghiệp Bậc thợ Tuổi đời 2 3 4 5 6 7 <25 2535 3645 4655 >55 Tổng số 323 530 1571 910 753 6 937 1102 1642 411 1 Xây dựng 8 6 21 13 1 34 12 1 SX than 71 195 1269 594 584 702 759 975 276 1 Cơ khí 6 41 44 70 45 3 30 55 95 29 Cơ điện 192 216 211 216 110 1 203 216 442 85 Vận tải 54 70 41 9 1 2 1 38 118 20

(Nguồn: Báo cáo chất lượng công nhân kĩ thuật năm 2005 của Công ty than Mạo Khê)

Công nhân kĩ thuật trong độ tuổi 36 - 45 chiếm tỉ lệ cao, đây là độ tuổi cống hiến được nhiều sức lực, kinh nghiệm nhất cho khai thác than. Số công nhân này tập trung chủ yếu trong ngành điện, khi mà khai thác than đi âm tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu mỏ than mạo khê trong thời kỳ đổi mới (Trang 62 - 72)