của Michael Porter
Theo Michael Porter, các ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Những phân tích về hoạt động kinh doanh của Tabico-op cũng đã được áp dụng trong mô hình này để thấy được bất kì ngành kinh doanh nào cũng chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh này.
a. Nhà cung cấp: Nhà cung cấp hàng hóa cho NPP Tabico-op là công ty Unilever Việt Nam. Công ty Unilever Việt Nam đã cung cấp nhiều mặt hàng với số lượng lớn cho Tabico-op từ 4-5 lần/tuần.
Công ty Unilever đã có những hổ trợ hết sức cần thiết và quan trọng cho NPP như: dành nhiều ngân sách khuyến mãi để giúp NPP đẩy mạnh lượng hàng còn tồn kho, hổ trợ trong việc vay vốn để NPP đầu tư xe cộ, đưa các Giám sát bán hàng có năng lực về hổ trợ hoạt động kinh doanh (đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên, khai thác thị trường mới,…)
Bên cạnh đó, công ty Unilever còn gây áp lực cho NPP về thời hạn thanh toán tiền mua hàng (thời gian để NPP trả tiền mua hàng cho công ty là 05 ngày kể từ ngày ra hóa đơn), tiền thưởng hoa hồng thấp (0,75%/ tổng giá trị đơn hàng). Với tiền thưởng hoa hồng thấp như vậy có nhiều tháng NPP không bù đắp được chi phí mà NPP đã bỏ ra.
GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung 40 SVTH: Khúc Thu Loan
b. Nguy cơ của sản phẩm / dịch vụ thay thế: NPP Tabico-op có nhiệm vụ phân phối hàng hóa từ công ty Unilever đến các cửa hàng thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng trẻ và năng động.
Dịch vụ phân phối sản phẩm của Tabico-op đang phải chịu áp lực từ các dịch vụ phân phối của những NPP khác có vị trí giáp ranh với sáu quận của Tabico-op.
Những NPP này có thể bán hàng cho các đại lý sỉ của Tabico-op qua điện thoại và giao hàng đến tận cửa hàng với phí vận chuyển bằng 0% và các cửa hàng còn được hưởng chiết khấu cao hơn chiết khấu của NPP Tabico-op là 1,15%.
Ngoài ra, dịch vụ thay thế cho NPP Tabico-op còn là những kênh siêu thị. Các cửa hàng có thể đến siêu thị mua hàng với số lượng lớn và họ sẽ mất một khoản phí để vận chuyển hàng hóa về đến cửa hàng. Họ có thể chấp nhận chi trả khoản phí đó để có được những chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ siêu thị cho các khách hàng mua với số lượng nhiều và khuyến mãi “hàng tặng hàng”.
Do đó, những dịch vụ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến doanh số bán hàng của NPP. c. Áp lực từ khách hàng: Khách hàng của NPP Tabico-op là những cửa hàng bán sỉ và
lẻ.
Các cửa hàng thường gây áp lực với Tabico-op về dịch vụ đi kèm sau bán hàng (giao hàng hóa), các chương trình khuyến mãi, sự thỏa mãn về giải quyết những khiếu nại, việc thanh toán khi mua hàng (trả tiền mặt hoặc bán nợ), chiết khấu mua hàng,… Khi những cửa hàng này yêu cầu NPP Tabico-op tăng tỷ lệ chiết khấu mua hàng nhưng NPP chưa thể đáp ứng, họ sẽ không mua hàng từ nhân viên của Tabico-op mà mua từ những NPP khác để được hưởng tỷ lệ chiết khấu cao hơn, hoặc khi các cửa hàng không hài lòng về những giải đáp của nhân viên cho những sản phẩm liên tục tăng giá và không có bất kì chương trình khuyến mãi nào để hổ trợ thì họ sẽ lựa chọn mua hàng ở kênh siêu thị để khi sản phẩm tăng giá họ còn có những chương trình khuyến mãi kèm theo cho việc bán được sản phẩm.
Ảnh hưởng của những cửa hàng đến doanh số bán hàng của Tabico-op là không nhỏ vì lợi nhuận của NPP đều phụ thuộc vào doanh số bán hàng mà nhân viên bán được. Các cửa hàng không lựa chọn Tabico-op cho việc phân phối sản phẩm có nghĩa
GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung 41 SVTH: Khúc Thu Loan
là doanh số bán hàng sụt giảm, một khi doanh số giảm thì lợi nhuận ít hoặc không có lợi nhuận và sẽ không bù đắp được những chi phí mà NPP đã bỏ ra.
Do đó áp lực từ các cửa hàng trong việc phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng là hết sức khó khăn cho Tabico-op.
d. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Như đã phân tích trong mục Sản phẩm / dịch vụ thay thế thì các NPP có vị trí giáp ranh với sáu quận của Tabico-op và những kênh siêu thị như: Metro, Co.op Mart, BigC, Maximax là những đối thủ cạnh tranh trong dịch vụ phân phối hàng hóa với Tabico-op.
Đây là những đối thủ có cùng cách thức phân phối hàng hóa như Tabico-op nên các cửa hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc mua hàng hóa. Bên nào bán hàng có nhiều chương trình khuyến mãi và chiết khấu mua hàng cao hơn sẽ được các cửa hàng lựa chọn.
Vì vậy, áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành là rất lớn vì nó có thể làm giảm doanh số bán hàng và làm giảm thị phần bao phủ đến các cửa hàng của NPP Tabico- op.
e. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của NPP Tabico-op có thể là những đại lý hoặc những doanh nghiệp, công ty, những cửa hàng sỉ lớn có chức năng nhận phân phối hàng hóa đến từng cửa hàng, những con hẻm nhỏ nhất trong địa bàn sáu quận kinh doanh của Tabico-op.
f. Giới chức địa phương:
NPP cần tạo ra và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với giới chức địa phương để quá trình hoạt động kinh doanh được tốt đẹp. Cần phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng, và NPP Tabico-op đã làm tốt điều này qua đó vừa được giới chức địa phương tuyên dương vừa mang lại hiệu quả trong việc tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng.
Cuối tháng 04/2012, công ty Unilever và NPP phối hợp với Ủy ban Nhân dân phường Hòa Thạnh và quận Tân Phú tổ chức chương trình “Hãy rửa tay sạch cùng Lifebuoy”
GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung 42 SVTH: Khúc Thu Loan
tại một số trường tiểu học trên địa bàn phường Hòa Thạnh và quận Tân Phú. Tại buổi