NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (Trang 61 - 66)

Kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhạy cảm cao. Vì vậy, quản trị rủi ro cần được xem trọng và gắn liền với mục tiêu tăng trưởng nhanh. Bất kỳ nhân tố rủi ro nào xảy ra đều đem lại những thiệt hại và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng.

Còn nhớ, quan điểm “đặc biệt thận trọng trong việc cấp tín dụng” như ACB tuyên bố đã không được thể hiện khi những sai phạm trong hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất năm 2011 tại ACB được Thanh tra Chính phủ kết luận là trên 22 tỷ đồng. 83/111 hồ sơ cho vay được xác định là có khuyết điểm, sai phạm do phương án vay vốn không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh tương ứng với những khoản vay, việc thẩm định cho vay không đủ căn cứ để xác định thời hạn sư dụng vốn vay phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh.

ACB đã không thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra tình hình kinh doanh của khách hàng dẫn đến việc hỗ trợ lãi suất không phù hợp với nhu cầu thực tế vay vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. 14/83 doanh nghiệp được vay vốn lớn hơn nhu cầu thực tế đã sư dụng vốn vay để gưi tiết kiệm, gưi có kỳ hạn, hưởng lãi trong thời gian được hưởng tiền hỗ trợ lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước.

Có tình trạng đó là do ACB chưa tuân thủ các quy định về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng. Trách nhiệm thuộc về HĐQT, Ban điều hành ACB trong việc quản lý, điều hành hệ thống để xảy ra những khuyết điểm, sai phạm đã nêu.

Vì vậy ngân hàng cần tiếp tục duy trì chính sách tín dụng thận trọng, thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh một cách chặt chẽ. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng và bảo lãnh, Hội đồng tín dụng còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của ban tín dụng. Ngoài ra, ACB nên tiếp tục thực hiện trích lập dự phòng rủi ro rín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD; đa dạng hoá các hình thức đầu tư nhằm phân tán rủi ro; luôn nắm bắt tìm kiếm thông tin chính xác đối với khoản vay mới tiến hành cho vay; cân đối giữa huy động và cho vay, cân đối kì hạn, mua bảo hiểm rủi ro cho món cho vay hoặc đầu tư có rủi ro lãi suất cao, nâng cao năng lực của các thành viên Ban Chính sách và Quản lý tín dụng nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro tín dụng.

1.2. Quản trị rủi ro thanh khoản

- Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa Tài sản có và Tài sản nợ

Cần đo lường, phân tích và tính toán con số hợp lý về dự trữ thanh khoản để vừa không dư thừa một lượng tiền mặt trong ngân quỹ, lại vừa có thể đảm bảo được an toàn thanh khoản. Điều kiện thanh khoản thường được đảm bảo

không những bằng các khoản tín dụng ngắn hạn, có chất lượng mà còn bằng các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá dễ chuyển đổi ra thị trường. Thực chất đây là việc áp dụng chiến lược cân đối giữa TSC và TSN hay quản trị rủi ro thanh khoản phối hợp. Sư dụng biện pháp này sẽ giúp cho ngân hàng vừa có thể giảm được dữ trữ thanh khoản để cho vay đầu tư, giảm chi phí thanh khoản xuống mức hợp lý vừa nâng cao tính chủ động, ít bị phụ thuộc vào thị trường tiền tệ.

- Tăng cường dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô

Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách ban hành liên tiếp hàng loạt những giải pháp mạnh như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tưng lãi suất cơ bản, áp trần lãi suất huy động… thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn và đa dạng hóa nguồn vốn huy động Ngân hàng nên tăng tỷ trọng tiền gưi dân cư bằng các biện pháp khuyến mãi cho khách hàng, miễn sao đúng quy định về lãi suất trần huy động mà NHNN quy định lại vừa có thể đảm bảo cho ngân hàng không rơi vào trạng thái rủi ro thanh khoản. Ngân hàng cần tính toán hợp lý giữa mức lãi suất và kỳ hạn đồng thời duy trì mức dự trữ thanh khoản hợp lý để đảm bảo tốt nhất khả năng thanh toán khi có nhu cầu. Ngoài ra, để tăng cường công tác huy động vốn, quản lý TSN, ngân hàng nên tập trung hơn vào thị trường bán lẻ ngân hàng. Đây là một kênh huy động vốn rất có tiềm năng và có thể mang lại nhiều tiện ích cho ngân hàng cũng như khách hàng. Ngoài ra, cũng nên tăng cường đa dạng hóa hình thức huy động vốn như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, sư dụng linh hoạt các biện pháp khuyến mại thu hút khách hàng, vận dụng linh hoạt các lãi suất nhằm tăng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư để góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động. Thêm vào đó, ngân hàng cũng cần tiếp tục cải tiến các quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian xư lý hồ sơ khách hàng, tránh những thủ tục rườm ra không cần thiết.

- Chú trọng quản lý rủi ro tín dụng, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh, đẩy mạnh việc xư lý nợ xấu, đảm bảo kiểm soát nợ xấu ở tỷ lệ dưới 3% tổng dư nợ tín dụng.

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho bất cứ ngân hàng thương mại nào. Rủi ro này do nhiều nguyên nhân đều có thể gay ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của ACB lên

tới 3%, khá cao, ảnh hưởng đến thu nhập và lãi (do phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều) và khả năng hoạt động an toàn của ngân hàng.

Tóm lại, để hạn chế rủi ro về thanh khoản, ngân hàng cần làm tốt những công tác sau:

- Tuân thủ nghiêm quy địnhn của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng

- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALC quy định

- Tông hợp và phân tích động thái quả khách hàng gưi tiền, xây dựng kế hoạch sư dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn

Ngoài ra, ngân hàng nên xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách nhằm quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản; tăng cường triển khai tiếp nhận hôc trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị về rủi ro thanh khoản. 1.3. Hạn chế rủi ro về thị trường

* Hạn chế rủi ro về lãi suất

Để hạn chế được rủi ro này, ngân hàng cần tăng cường các công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất của Hội đồng ALCO như: biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá, thời lượng của tài sản nợ và tài sản có, hệ số nhạy cảm,… Bên cạnh đó, Hội đồng ALCO phải thiết lập hệ thống báo cáo về các nội dung trên cùng với các nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho Ban điều hành, nhằm có các quyết định duy trì các mức chênh lệch thích howpjp để định hướng cho các hoạt động của ngân hàng.

* Hạn chế rủi ro ngoại hối

Ngân hàng cần tập trung chú trọng hơn vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và các trạng thái kinh doanh vàng (không được dương hoặc âm quá 20% vốn tự có của Ngân hàng, trong khi tỷ lệ này của ACB đang ở mức hơn 30%), tuân thủ đúng các quy định hiện hành của NHNN. Hội đồng ALCO cần phát huy đẩy mạnh vai trò của mình trong việc quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức về trạng thái mở và hạn mức ngăn lỗ cho các nhân viên giao dịch ngoại hối; Hội đông tín dụng xem xét, quyết định và dịnh kỳ xét duyệt lại hạn mưc giao dịch với

các đối tác. Bên cạnh đó, trạng thái cũng như rủi ro ngoại hối còn được Ban điều hành ngân quỹ xem xét và điều chỉnh hàng ngày nhăm tối ưu hóa thu nhập cho ngân hàng.

1.4. Phòng chống rủi ro về pháp luật

Ngân hàng càn tập trung công tác chuẩn hóa tất cả các quy trình nghiệp vụ chính của ngân hàng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Bên cạnh đó, các quy trình quản lý bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nội bộ, thiết kế và phát triển sản phẩm, quản lý tài sản khách hàng,…cũng cần được dần tiêu chuẩn hóa. Ban pháp chế thuộc Khôi Giám sát điều hành của Ngân hàng có nhiệm vụ chính trong việc bảo đảm các quyền lợi hợp lý và hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

II. ĐẨY MẠNH SỰ KHÁC BIỆT VÀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM

- Phát triển mạnh các sản phẩm khác biệt có lợi thế; đa dạng hoá các loại sản phẩm dịch vụ; ứng dụng công nghệ hiện đại để cung cấp cho khách hàng những tiện ích tốt nhất; tăng cường hợp tác với các siêu thị, khách sạn, khu công nghiệp, … để lắp đặt máy POS, ATM, thu đổi ngoại tệ, trả lương qua thẻ,…; về dịch vụ thanh toán trong nước: không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng mức phí linh hoạt và ưu đãi đảm bảo có sức cạnh tranh cho khách hàng có giao dịch thường xuyên và doanh số lớn; về dịch vụ thanh toán quốc tế : chú trọng phát triển thêm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, …

Việc không ngừng tạo ra sự khác biệt với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng về khách hàng sẽ tạo tiền đề quan trọng cho ACB trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đâu Việt Nam. Do đó, cần phải thường xuyên liên tục triển khai thực hiện tái cấu trúc, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, và theo từng nhóm khách hàng riêng biệt, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.

Như đã đề cập ở trên, là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cần đẩy mạnh cung câp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán, nhằm phát huy lợi thế về hệ thống công nghệ tiên tiến, xư lý nhanh chóng và tiện ích cho khách hàng. Tiếp theo đó, ngân hàng sẽ tiến đến phát triển nhiều hơn nữa các sản phẩm dịch vụ có sự tích hợp cao như dịch vụ quản lý tiền , bao gồm ba nhóm dịch vụ: quản lý khoản phải thu, quản lý khoản phải trả và quản lý thanh khoản.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm phái sinh cho thị trường, phổ thông hóa danh mục các sản phẩm phái sinh ACB đã cung cấp bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán vàng và ngoại tệ, sàn giao dịch vàng…

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w