230.634 Chi phí dự phòng trợ cấp

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (Trang 45 - 50)

IV. KHẢ NĂNG SINH LỜ

181.064 230.634 Chi phí dự phòng trợ cấp

Chi phí dự phòng trợ cấp

thôi việc 24.000

Tổng chi phí 4.270.661 3.759.397 Tổng chi phí hoạt động giảm 12% trong khi tổng thu nhập giảm 22,3%. ACB cần nỗ lực hơn nữa trong việc quản lí chi phí trong điều kiện tổng thu nhập giảm mạnh như hiện nay

4.2. Lợi nhuận ròng sau thuế trên vốn điều lệ

Vốn điều lệ : Năm 2013, vốn điều lệ của ACB là 9.377 tỷ đồng, không thay đổi so với con số của năm 2011.

Lợi nhuận ròng sau thuế trên vốn điều lệ năm 2011 3.207,841 / 9.377 = 34,2%

Lợi nhuận ròng sau thuế trên vốn điều lệ năm 2013 826,493 / 9.377 = 8,8%

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời trên một đồng vốn điều lệ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngân hàng càng có hiệu quả. Khi vốn điều lệ không thay đổi, tỉ lệ lợi nhuận ròng sau thuế trên vốn điều lệ giảm 25,4% từ năm 2011 đến năm 2013. Có thể thấy hoạt động kinh doanh của ACB có xu hướng giảm sút.

4.3. Thu lãi trên tài sản có sinh lời bình quân

Bảng II.4.3. Tài sản có sinh lời bình quân năm 2012 -2013

(đơn vị: triệu đồng)

Năm 2012 Năm 2013

Tiền gưi tại NHNN Việt Nam 5.554.977 3.065.322 Tiền gưi và cho vay các TCTD khác 21.985.995 7.215.519 - Tiền gưi tại các TCTD khác 20.328.299 5.624.520 - Cho vay các TCTD khác 1.673.230 1.985.995 - Dự phòng rủi ro tiền gưi tại

và cho vay các TCTD khác (15.534) (394.144) Chứng khoán kinh doanh 981.737 851.161

- Chứng khoán kinh doanh 1.246.566 1.078.309 - Dự phòng giảm giá chứng

khoán kinh doanh (264.829) (227.148) Các công cụ tài chính phái sinh và

các tài sản tài chính khác 12.338 150 Cho vay khách hàng 101.312.766 105.642.038

- Cho vay khách hàng 102.814.848 107.190.021 - Dự phòng rủi ro cho vay

khách hàng (1.502.082) (1.547.983) Chứng khoán đầu tư 24.324.653 33.482.828

- Chứng khoán đầu tư sẵn

sàng để bán 4.536.769 7.232.001 - Chứng khoán đầu tư giữ đến

ngày đáo hạn 20.096.357 26.502.417 - Dự phòng giảm giá chứng

khoán đầu tư (308.473) (251.590) Tổng tài sản có sinh lời bình quân năm 2013 là

( 150.257.018 + 154.172.466) / 2 = 152.214.742

Chỉ tiêu này của năm 2013 là 15.205.073 / 152.214.742 = 9,9%

Như vậy chỉ tiêu này là 9,9%. ACB đã hoạt động tương đối hiệu quả, quản lí tốt tài sản để có thể tạo ra lợi nhuận.

4.4. Chi lãi trên tài sản có lời bình quân

Chỉ tiêu này năm 2013 là : 10.818.660 / 152.214.742 = 7,1%

Chỉ tiêu này lớn hơn 6% cho thấy ACB đang phải trả chi phí lãi tương đối lớn. 4.5. Tổng chi phí/ tổng thu nhập

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là 1 chỉ số tài chính quan trọng, đặc biệt là trong việc đánh giá hoạt động ngân hàng. Nó cho thấy được mối tương quan giữa chi phí với thu nhập của ngân hàng đó. Công thức tính bao gồm : Chi phí hoạt động ( Chi phí quản lí và chi phí cố định như lương, chi mua TSCĐ, không bao gồm các khoản nợ xấu, nợ khó đòi) chia cho thu nhập. Tỷ lệ này cho nhà đầu tư một cái nhìn rõ hơn về hiệu quả hoạt động của tổ chức, tỉ lệ càng nhỏ thì ngân hàng đó hoạt động càng hiệu quả.

Kiểm soát chi phí trong tình hình tăng trưởng doanh thu khó khăn là một nhiệm vụ hàng đầu của Ban Điều hành theo sự chỉ đạo của Hội đồng Quản trị. Kết quả, chi phí hoạt động năm 2013 giảm 12% so năm 2012, trong đó chi phí nhân viên giảm 17,5%, chi phí quản lý công vụ giảm 14,6% và chi về tài sản giảm 5,8%. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập ở mức 66,5%; tuy vẫn còn cao nhưng giảm tương đương 6,7% so năm 2012, nằm trong chiều hướng đưa tỷ lệ này về mức 40% như trước năm 2012.

4.6. Lợi nhuận trên tổng thu nhập

Bảng II.4.6. Lợi nhuận và tổng thu nhập giai đoạn 2011 – 2013

(đơn vị: triệu đồng)

Năm Lợi nhuận Tổng thu nhập Lợi nhuận / Tổng thu

nhập 2011 4.499.069 27.017.246 16,6%

2012 1.564.067 21.543.016 7,3%

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng tốt. Lợi nhuận tăng nhanh hơn so với tổng thu nhập cho thấy ngân hàng ACB đã có những biện pháp quản lí chặt chẽ, cắt giảm chi phí hợp lí.

4.7. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu quan trọng, đo lường khả năng sinh lời, qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

ROA được tính theo công thức :

ROA = Tổng lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

Biểu đồ II.4.7. ROA và ROE giai đoạn 2011 - 2013

ROA của năm 2013 là 0,6% ở mức tương đương so với năm 2012 (0,5%) do lợi nhuận và tổng tài sản không có gì thay đổi nhiều. Qua đó cho thấy trên một đồng tài sản, mức lợi nhuận thu được mới chỉ có sự tăng nhẹ là 0,1 đồng.

NIM = thu nhập lãi thuần / Tổng tài sản có sinh lời Ta có năm 2013:

NIM = 4.386.413 / 152.214.742 = 2,9%

Chỉ tiêu này của năm 2012 là : 6.870.928 / 185.150.500 = 3,7%

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. Chỉ tiêu NIM qua 2 năm đã giảm 0,8% , đây là dấu hiệu cho thấy mức độ tối đa hoá các nguồn thu từ lãi của ngân hàng chưa tăng. Chỉ tiêu này giảm do thu nhập lãi thuần và tổng tài sản có sinh lời đều giảm, nhưng mức giảm của thu nhập lãi thuần mạnh hơn mức giảm của tổng tài sản có sinh lời.

Năm 2013, tổng tài sản có sinh lời là 152.214.742 triệu đồng, giảm 32.935.758 triệu đồng, tương ứng 17,8%.

Thu nhập lãi thuần năm 2013 là 4.386.413 triệu đồng, giảm 2.484.515 triệu đồng, tương ứng 36,1%.

Có thể nói, hoạt động huy động vốn và cho vay của ACB có xu hướng suy giảm. 4.9. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần (N-NIM)

N-NIM = Thu nhập ngoài lãi thuần / Tổng tài sản bình quân Năm 2013, ta có:

Tổng tài sản bình quân = (166.598.989 + 176.307.607) / 2 = 171.453.298 triệu đồng

Thu nhập ngoài lãi thuần = Lãi / lỗ từ hoạt động dịch vụ + Lãi / lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng + Lãi / lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Lãi / lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Lãi / lỗ thuần từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần = 1.263.174 triệu đồng

Vậy năm 2013 ta có :

N-NIM = 1.263.174 / 171.453.298 = 0,74%

N-NIM năm 2012 là : -1.036.200 / 228.663.463 = - 0,45%

Như vậy, N-NIM năm 2013 tăng so với năm 2012, chứng tỏ ACB đã chú trọng hơn tới các dịch vụ ngoài lãi, mở rộng đối tượng khách hàng và danh mục

sản phẩm, thay vì quá chú tâm tới mảng tín dụng để hướng tới mô hình hoàn thiện, toàn diện và hiện đại.

KẾT LUẬN: Trong những năm gần đây, ACB đã có những suy giảm nhất định trong lợi nhuận và thu nhập, nhưng ngân hàng cũng đã có dấu hiệu phục hồi, quản lí chi phí tốt hơn, mở rộng sản phẩm dịch vụ, hướng tới phát triển mạnh hơn.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w