MỨC ĐỘ THANH KHOẢN

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (Trang 50 - 61)

5.1. Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) (xem phần I.1.1)

5.2. Các chỉ số thanh khoản – Phương pháp phân tích các chỉ số thanh khoản * Chỉ tiêu H1 – chỉ số trạng thái tiền mặt

H1 =

Năm Giá trị (%)

2011 (8.709.990 + 80.224.260)/281.019.319 = 31,652012 (7.096.310 + 20.328.299)/176.307.607 = 15,55 2012 (7.096.310 + 20.328.299)/176.307.607 = 15,55 2013 (2.043.490 + 7.215.519)/ 166.598.989 = 5,56

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ tiền mặt trong tổng tài sản của ngân hàng. Về lý thuyết, chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh toán tức thời để xư lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này trên thực tế quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống bởi vì các tài sản tiền mặt hoặc tương đương tiền thường ít đem lại lợi tức cao cho ngân hàng.

Từ số liệu trên bảng ta thấy, tiền mặt ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng, chứng tỏ ngân hàng không có đủ tiền mặt để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản tức thời. Chỉ số này thấp hơn 10% vào từ năm 2013 tới nay nên khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, thì chắc chắn ngân hàng buộc sẽ đi vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao. Thực tế chứng minh cho nhận định này đó chính là vào năm 2012 với sự kiện bầu Kiên bị bắt, và tiếp đến năm 2013, ngân hàng phải giải quyết các vấn đề liên quan đến bầu Kiên.

* Chỉ tiêu H2 - Chỉ số năng lực cho vay H2 =

2011 (102.809.156 + 1.285.250)/ 281.019.319 = 37,042012 (101.312.766 + 1.673.230)/ 176.307.607 = 58,41 2012 (101.312.766 + 1.673.230)/ 176.307.607 = 58,41 2013 (105.642.038 + 1.985.143)/ 166.598.989= 64,60

Vì tín dụng và cho thuê tài chính được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đó nếu chỉ tiêu năng lực cho vay càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản tuy nhiên đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng do hoạt động tín dụng phát triển mạnh.

Nhìn chung, hoạt động chủ yếu của ACB nói riêng và của các NHTM Việt Nam nói chung vẫn là hoạt động tín dụng. Chỉ số năng lực cho vay của ACB vẫn đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngân hàng, dư nợ tín dụng nên đạt trong tầm 30% và phải luôn được kiểm soát thì khả năng rơi vào rủi ro của các NHTM mới có thể hạn chế được. Như vậy, với mức dư nợ tín dụng cao như trên thì ACB vẫn có nguy cơ đứng trước nhiều rủi ro. Dễ thấy, một khi ACB không thể đáp ứng được các nhu cầu thanh khoản tức thời, rủi ro thanh khoản hoàn toàn có thể xảy ra.

* Chỉ tiêu H3

H3 =

Năm Giá trị (%)

2011 (102.809.156 + 1.285.250)/ 142.218.091= 73,192012 (101.312.766 + 1.673.230)/ 125.233.595 = 82,24 2012 (101.312.766 + 1.673.230)/ 125.233.595 = 82,24 2013 (105.642.038 + 1.985.143)/ 138.110.836 = 77,93

Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng đã sư dụng bao nhiêu phần trăm tiền gưi khách hàng để cung ứng tín dụng. Giá trị càng thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn khá an toàn do vẫn giữ được dưới mức 100%, đúng với tiêu chí thận trọng cho vay của ACB

* Chỉ tiêu H4

H4 =

Năm Giá trị (%)

2011 (1.048.787+ 329.006)/ 142.218.091= 0,972012 (1.246.566 + 4.536.769)/ 125.233.595 = 4,62 2012 (1.246.566 + 4.536.769)/ 125.233.595 = 4,62 2013 (851.161 + 1.078.309 )/ 138.110.836= 1,40

Đây là những chứng khoán có độ thanh khoản cao (trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất). Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản càng lớn thì rủi ro thanh khoản mà ngân hàng đối mặt càng giảm.

Từ số liệu trên, ta thấy ACB đã chủ động nắm giữ một lượng chứng khoán để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá biến động qua các năm, năm 2011 và 2013 đặc biệt thấp, sang năm 2014 đã có tín hiệu được cải thiện (đạt mức 3,32% tính đến nưa đầu năm 2014). Qua đó cho ta thấy ngân hàng đang tạo ra khả năng thanh khoản cho mình nhưng chưa thực sự đáng kể.

* Chỉ tiêu H5

H5 =

Năm Giá trị (%)

2011 (80.224.260 + 1.285.250 – 9.639)/ 34.714.041= 234,77

2012 (20.328.299 + 1.673.230 – 15.534)/ (9.299.888 + 4.448.912) =

159,91

2013 7.215.519/ 7.793.776 = 92,58

Qua bảng số liệu trên, ta thấy chỉ số này khá cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần. Trong hai năm đầu được xét, giá trị của chỉ số lớn hơn 100% , thậm chí hơn 200%, chứng tỏ ngân hàng đã đi gưi nhiều hơn đi vay các TCTD khác, cho thấy lợi thế trong việc huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, thanh khoản của ACB có xu hướng giảm, dư nợ tăng lên, tỷ lệ tài sản có mức thanh khoản thấp tăng lên, vì vậy ngân hàng phải tăng cường vay từ các TCTD để hạn chế gặp rủi ro thanh khoản (tính đến nưa đầu năm 2014, đạt mức 73,98%)

* Chỉ tiêu H6

H6 =

Năm Giá trị (%)

2011 (8.709.990 + 80.224.260)/ 142.218.091= 62,532012 (7.096.310 + 20.328.299)/ 125.233.595 = 21,90 2012 (7.096.310 + 20.328.299)/ 125.233.595 = 21,90 2013 (2.043.490 + 7.215.519)/ 138.110.836 = 6,70

Qua số liệu trên ta thấy, từ năm 2013 tới nay, chỉ tiêu này đã hạ xuống dưới mức an toàn (<10%), có một sự sụt giảm đáng kể so với năm 2011 và 2012.

Như vậy, khả năng thanh khoản của ACB đang bị sụt giảm, tình trạng nợ xấu ngày càng tồi tệ hơn.

5.3. Phân tích tương quan giữa kỳ hạn tiền gưi và cho vay * Cơ cấu danh mục cho vay theo kỳ hạn

Bảng II.5.3.a. Danh mục cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2011 – 2013 (đơn vị: triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Cho vay ngắn

hạn 53.316.844 55.878.105 56.837.993

Tỷ trọng 52,32 54,87 53,53

Cho vay trung

hạn 26.899.822 18.807.961 16.685.473

Tỷ trọng 26,4 18,47 15,71

Cho vay dài

hạn 21.690.967 27.146.037 32.655.471

Tỷ trọng 21,28 26,66 30,76

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn được duy trì trên 50% trong khi cơ cấu cho vay trung và dài hạn có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng các khoản vay dài hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay trung hạn.

* Cơ cấu danh mục tiền gưi theo kỳ hạn

Bảng II.5.3.b. Danh mục tiền gửi theo kỳ hạn

(đơn vị: triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền gưi

không kỳ hạn 15.069.902 13.450.374 17.798.615

Tiền gưi có kỳ

hạn 23.636.628 7.421.169 11.787.998

Tỷ trọng 16,55 5,86 8,54

Tiền gưi tiết

kiệm 97.580.356 104.596.065 106.696.736

Tỷ trọng 68,32 82,57 77,25

Tiền ký quỹ 6.424.340 1.069.208 1.302.462

Tỷ trọng 4,5 0,84 0,94

Tiền gưi vốn

chuyên dùng 117.174 143.063 525.025

Tỷ trọng 0,05 0,11 0,38

Cơ cấu tiền gưi theo kỳ hạn không có nhiều biến động khi tiền gưi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là tiền gưi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Mặc dù tiền gưi tiết kiệm chiếm đến khoảng 77% tổng số dư tiền gưi, kỳ hạn chủ yếu vẫn là từ 1 năm trở xuống, các khoản tiết kiệm trên 1 năm chiếm tỷ trọng không đáng kể. Do hơn hơn 70% các khoản tiền gưi của khách hàng tập trung ở kỳ hạn dưới 3 tháng ( năm 2013 là 77,15%, quý I/2014 là 77,71%) nên chênh lệch thanh khoản ròng dưới 3 tháng của ACB luôn bị âm. Tuy nhiên, nhờ các khoản tín dụng chủ yếu ở kỳ hạn trên 3 tháng (năm 2013 là 90,08% , quý I/2014 là 74,52%) nên chênh lệch thanh khoản ròng tại các kỳ hạn trên 3 tháng của ACB vẫn đạt mức dương. Vì vậy, với cơ cấu huy động dài và cho vay ngắn, rủi ro kỳ hạn không phải là mối lo ngại lớn của ACB.

Nhằm kiểm soát , phòng ngừa rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng, ACB cũng đã sư dụng chiến lược quản trị thanh khoản phối hợp giữa quản trị TSC và quản trị TSN. Chiến lược này được coi là phù hợp và an toàn đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt với ngân hàng ở các nước đang phát triển, tiềm lực tài chính còn hạn chế. Chiến lược này cho phép NHTM có được nguồn cung thanh khoản từ hai phía: từ tài sản thanh khoản dự trữ bao gồm: Tiền mặt, Tiền gưi và cho vay tại NHNN và TCTD khác, đầu tư vào chứng khoán. Phần còn lại từ hoạt động huy động và đi vay từ NHNN, TCTD và từ khách hàng dân cư.

(đơn vị: triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền mặt và vàng gưi tại

quỹ 8.709.990 7.096.310 2.043.490 Tiền mặt và

vàng gưi tại

NHNN 5.075.817 5.554.977 3.065.322 Tiền mặt và

vàng gưi tại

TCTD khác 80.224.260 5.624.520 20.328.299 Chứng khoán

do Chính phủ

phát hành 269.036 3.860.352 555.909 Chứng khoán

vốn đã niêm

yết 664.096 1.179.774 1.078.309 Chứng khoán

nợ đã niêm yết 269.036 3.860.352 555.909 Tổng tài sản

thanh khoản

dự trữ 95.212.235 27.176.285 27.627.238 Tông nợ phải

trả 269.060.227 163.683.155 154.094.787

Tổng TSC thanh toán ngay/ Tổng Nợ phải trả

35,39% 16,60% 17.93%

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay của những khoản nợ phải trả. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán ngay lập tức của ngân hàng càng tốt. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm mạnh nhưng sang đến năm 2013 đã

có sự cải thiện. Các chỉ số qua các năm đều đạt mức >15% theo quy định trong thông tư 13, đạt mức thanh khoản khá khả quan. Tuy nhiên, so sánh với mức vốn đi vay và nhận tiền gưi từ NHNN và TCTD khác cho thấy, ACB có xu hướng sư dụng chiến lược quản lý TSN để trang trải cho nhu cầu thanh khoản khi đến hạn. Điều này đương nhiên có nhiều lợi thế: NHTM giảm được chi phí cơ hội cho dự trữ thanh khoản mà ngân hàng dùng để đề phòng RRTK, đồng thời, ngân hàng có thể lựa chọn vay khi thực sự cần vốn và không làm thay đổi quy mô bảng cân đối tài sản và kết cấu TSC, nhưng làm thay đổi kết cấu TSN.

KẾT LUẬN: Qua việc phân tích mức độ thanh khoản, ta có thể nhận thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã gặp những khó khăn nhất định trong việc đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng, do những bất ổn trong bộ máy chính trị cấp cao cũng như tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Những vấn đề cần chú ý là dư nợ còn ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng dẫn tới rủi ro thanh khoản tức thời, mức độ nắm giữ các tài sản thanh khoản cao giảm. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, chỉ số tổng cho vay/tổng tiền gưi vẫn nhỏ hơn 1, cho thấy thanh khoản ngân hàng vẫn được đảm bảo. Tính tới thời điểm nưa đầu năm 2013, thanh khoản của ACB đã được cải thiện và có dấu hiệu tích cực hơn.

VI. MỨC ĐỘ NHẠY CẢM ĐỐI VỚI RỦI RO THỊ TRƯỜNG

Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiện chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.

Theo báo cáo thường niên của ACB giai đoạn 2011 - 2013, các rủi ro thị trường mà ACB gặp phải trong quá trình hoạt động là:

- Rủi ro lãi suất: rủi ro khi dòng tiền trong tương lai của công cụ tài chính diễn biến bất thường do những biến động của lãi suất thị trường. Rủi ro lãi suất liên quan đếm giá trị hợp lý là rủi ro khi giá trị của các công cụ tài chính biến động do sự thay đổi của lãi suất thị trường.

Ngân hàng quản lý tủi ro lãi suất bằng cách theo dõi định kỳ hàng tháng mức độ không phù hợp của lãi suất theo từng kỳ hạn.

- Rủi ro tiền tệ: giá trị của các công cụ tài chính bị biến động xuất phát từ biến động tỷ giá. ACB được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền hạch

toán kế toán là Đồng Việt Nam. Các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng của ngân hàng chủ yếu bằng Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ.

Ban Tổng giám đốc Ngân hàng đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ, bao gồm cả vàng. Trạng thái đồng tiền được giám sát hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được ngân hàng sư dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

- Rủi ro về gía công cụ vốn chủ sở hữu: liên quan đến các khoản đầu tư vào chứng khóa vốn kinh doanh được quản lý qua việc phân tích các biến động của giá thị trường và quyết định đầu tư phụ thuộc vào mục tiêu thu lợi nhuận ngắn hạn. Đầu tư chứng khoán vốn sẵn sàng để bán phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của ngân hàng co tính đến mục tiêu đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Tất cả những biến động nói trên có thể làm tăng, giảm phần lợi nhuận mà ngân hàng đã ghi nhận. Vì vậy, ngân hàng luôn đề cao vai trò của việc đánh giá độ nhạy của rủi ro thị trường, dựa trên sự biến động của các biến số rủi ro chủ yếu như lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu, trong khi các biến số khác giữ nguyên không đổi.

Do hạn chế về tài liệu nghiên cứu cũng như khả năng phấn tích, đánh giá, nhóm ATC xin phép được trình bày phần tìm hiểu hai rủi ro chính sau:

6.1. Mức nhạy cảm với lãi suất:

Để đo lường rủi ro lãi suất, ta so sánh giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất với nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất. Cụ thể trong những thời kỳ có sự thay đổi lãi suất lớn, tỷ số này phản ánh rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận, từ đó có thể tiên đoán cho xu hướng của thu nhập.

Bảng II.6.1. Mức độ nhạy cảm với lãi suất giai đoạn 2011 – 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng mức chênh giữa Tổng tài sản và Tổng nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất nội ngoại bảng (triệu đồng)

6.818.029 8.290.908 7.552.086

Tỷ lệ tài sản nhạy cảm với lãi suất / nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất

Từ bảng trên ta thấy,từ năm 2011 đến nay, nhìn chung, tổng mức chênh lệch giữa Tổng tài sản và Tổng nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất nội, ngoại bảng có xu hướng giảm, tỷ lệ tài sản nhạy cảm với lãi suất với nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất lớn hơn 1, cho thấy thu nhập của ngân hàng sẽ thấp hơn khi lãi suất giảm và cao hơn nếu lãi suất tăng. ACB quản lý rủi ro lãi suất bằng cách theo dõi định kỳ hàng tháng mức độ không phù hợp của lãi suất theo từng kỳ hạn.

6.2. Mức nhạy cảm với tỷ giá hối đoái

Hoạt động ngoại hối của ACB chủ yếu nhằm phục vụ thanh toán quốc tế cho các khách hàng doanh nghiệp. Các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế chiếm tỷ trọng không lớn. Hội đồng ALCO quyết định và định lỳ xét duyệt lại hạn mức về trạng thái mở và hạn mức ngăn lỗ cho các nhân viên giao dịch ngoại hối. HĐTD xem xét, quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức giao dịch với các đối tác. Bên cạnh đó, trạng thái cũng như rủi ro ngoại hối còn được Ban điều hành ngân quỹ xem xét và điều chỉnh hàng ngày nhằm tối ưu hóa thu nhập cho Ngân hàng.

Vì ngoại tệ là USD chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động ngoại hối của ACB, nên trong phạm vi nghiên cứu bài thảo luận, nhóm xin trình bày về trạng thái tiền tệ (USD quy đổi)

=> Trạng thái tiền tệ nội, ngoại bảng (USD quy đổi) giai đoạn năm 2011-2013 Thời điểm 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Giá trị (Triệu USD)

1.208.747 (4.796.439) (3.463.044)

=> Việc mất cân bằng giũa Tài sản và Nợ nội bảng, giữa doanh số mua và bán ngoại bảng dẫn đến rủi ro tỷ giá cho Ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, trạng thái tiền tệ (USD quy đổi) của ACB từ dương nhỏ chuyển sang duy trì âm, tức là nếu có biến động tỷ giá tăng thì ngân hàng phát sinh lỗ và ngược lại.

Biểu đồ II.6.2. Trạng thái tiền tệ nội, ngoại bảng tại thời điểm 31/03/2014 (đơn vị: tỷ USD)

(Nguồn: BizLIVE) Biểu đồ trên cho thấy, trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam được thống kê, ACB là ngân hàng có trạng thái ngoại tệ USD âm lớn nhất (âm hơn 5.000 tỷ) tính đến thờ điểm quý I/2014. Vì vậy, khi Thống đốc NHNN quyết định

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w