XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ TRỒNG RỪNG THÍCH HỢP NHẰM

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 75 - 116)

NHẰM ĐÁP ỨNG ĐƢỢC LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CÁC BON CHO MÔI TRƢỜNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Từ các kết quả cụ thể của đề tài nghiên cứu, tôi đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị và khuyến cáo đối với cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương trong lựa chọn loài cây đưa vào trồng rừng nhằm nâng cao sản lượng gỗ, khả năng tích lũy các bon và nâng cao thu nhập của người dân địa phương như sau:

4.4.1. Trong công tác quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67

có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng, làm cơ sở để các nhà quản lý ngành lâm nghiệp của địa phương đưa ra các biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng nói chung và đầu tư trồng rừng một cách hợp lý, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nguyên liệu gỗ cho công nghiệp, xây dựng và các mục đích khác, cũng như trong công tác quản lý quy hoạch của địa phương về ngành nông lâm nghiệp, môi trường... Vì vậy, trong công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần có những nghiên cứu, đánh giá từng giai đoạn của rừng về đặc điểm, trữ lượng, diễn biến và các yếu tố tác động đến rừng để có những định hướng và biện pháp quản lý thích hợp.

4.4.2. Xác định mục tiêu trồng rừng

Cần phải căn cứ vào quy hoạch và kết quả phân chia 3 loại rừng ở địa phương để đầu tư kinh doanh rừng phù hợp với chức năng của từng loại rừng cụ thể. Đồng thời, cần nghiên cứu những định hướng cụ thể trong quy hoạch phát triển ngành lâm nghiệp của vùng, của tỉnh, của huyện để xác định mục tiêu kinh doanh hợp lý, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho nguồn lao động ở địa phương, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn.

4.4.3. Lựa chọn loài cây trồng

Đối với huyện Văn Quan, trong thời gian tới, loài cây trồng chủ đạo vẫn là Hồi, tuy nhiên, Hồi là cây trồng có chu kỳ kinh doanh dài, lâu cho thu nhập ổn định, vì vậy bên cạnh việc giữ và phát triển diện tích Hồi hiện có trên những vùng có điều kiện đất đai phù hợp, thì cũng cần phải quan tâm đầu tư phát triển thành các vùng rừng nguyên liệu ở những xã, những vùng điều kiện đất đai không phù hợp với cây Hồi, nhằm tận dụng tối đa diện tích đất lâm nghiệp hiện có, phát huy lợi thế từ rừng và đất rừng trên cơ sở lựa chọn những loài cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai..., đáp ứng được nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu các loại của địa phương và các vùng lân cận như: Trám, Lát, Keo, Bạch đàn, Thông, Tre các loại... Qua kết quả nghiên cứu của đề tài trên hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68

loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn được người dân và chính quyền địa phương lựa chọn đưa vào trồng rừng trong thời gian vừa qua là Keo tai tượng và Bạch đàn trắng, tác giả thấy rằng, việc lựa chọn Keo tai tượng để đưa vào trồng rừng ở địa phương sẽ cho hiệu quả kinh tế và môi trường cao hơn Bạch đàn trắng, do Keo tai tượng có khả năng sinh trưởng sinh khối và khả năng tích lũy các bon cao hơn Bạch đàn trắng.

4.4.4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc để có năng suất, chất lƣợng cao

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ cây trồng trên đơn vị diện tích ở địa phương là khá cao, bình quân từ 2.500- 3.000 cây/ha. Qua điều tra thực tế từ kết quả công tác trồng rừng hàng năm của huyện, tác giả thấy rằng công tác chăm sóc, bảo vệ chưa thực sự tốt, dẫn đến hiệu quả trồng rừng của địa phương chưa cao; tốc độ sinh trưởng bình quân của 2 loài cây (Keo tai tượng và Bạch đàn trắng) ở địa bàn nghiên cứu so chậm hơn với ở những địa bàn khác. Vì vậy, các cơ quan chức năng của địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông, khuyến lâm đối với người dân và công tác quản lý, bảo vệ rừng, trong đó quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao nhận thức cho người dân để họ thấy được những lợi ích lâu dài của đầu tư kinh doanh, thâm canh rừng kể cả về kinh tế và về mặt môi trường và xã hội. Từ đó, người dân sẽ quan tâm hơn đến công tác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng đúng kỹ thuật để đem lại kiệu quả kinh tế cao nhất.

4.4.5. Xây dựng các cơ chế, chính sách để ngƣời dân tiếp cận đƣợc với các dự án CDM

Với những cam kết thực hiện Nghị định thư Kyoto, các nước nằm trong danh sách phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính có nhu cầu rất lớn về mua chứng nhận giảm phát thải từ các nước đang phát triển và chưa phải thực hiện giảm phát thải như Việt Nam, thực tế cho thấy thị trường mua bán giảm phát thải ở các nước rất sôi động, tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta, việc mua bán chứng nhận giảm phát thải chưa phổ biến, ít người biết đến, kể cả các cơ quan nhà nước ở các cấp của các địa phương cũng chưa nắm chắc và hiểu biết sâu về các dự án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69

CDM. Chính vì vậy, tác giả đề xuất và đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện Văn Quan và các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn cần tích cực tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh và các Bộ, ngành có liên quan để Nhà nước xây dựng các thể, cơ chế chế cụ thể tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để người dân nông thôn miền núi có thêm nguồn thu nhập từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính cho các doanh nghiệp, các tổ chức hoặc các nước có nhu cầu thông qua trồng rừng.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Trên địa bàn huyện Văn Quan, công tác quản lý và bảo vệ rừng đã được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm về nhiều mặt và từng bước đi vào nề nếp, việc quản lý và bảo vệ rừng đã nhận được sự tham gia tích cực của nhân dân địa phương. Song, chất lượng rừng nói chung và rừng trồng nói riêng còn chưa cao, trữ lượng thực tế của rừng thấp; nguyên nhân chủ yếu là do công tác chăm sóc rừng của người dân trong khu vực điều tra còn chưa được trú trọng, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Trong thời gian tới, cần phải tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hơn nữa để cải thiện chất lượng rừng các loại.

2. Keo và Bạch đàn là hai loài cây có biên độ thích nghi rộng với các điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau; ở địa bàn nghiên cứu, tốc độ sinh trưởng, tăng sinh khối của Keo tai tượng ở tuổi 5 là 56,938m3/ha và ở tuổi 7 là 110,45m3

/ha nhanh hơn so với Bạch đàn trắng (ở tuổi 5 là 34,197m3/ha và ở tuổi 7 là 57,322m3

/ha); từ đó khả năng tích lũy các bon của Keo tai tượng nhiều hơn Bạch đàn trắng. Cụ thể: tỷ lệ tích lũy các bon của Keo tai tượng ở tuổi 5 là 22,24 tấn/ha, ở tuổi 7 là 44,72 tấn/ha; tỷ lệ tích lũy các bon của Bạch đàn trắng ở tuổi 5 là 14,8 tấn/ha, ở tuổi 7 là 23,42 tấn/ha. Vì vậy, lựa chọn Keo tai tượng để đưa vào trồng rừng ở địa phương sẽ cho ưu thế hơn về lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội so với Bạch đàn trắng.

3. Hạch toán chi phí và doanh thu từ Keo tai tượng và Bạch đàn trắng ở tuổi 7 có tính đến khả năng tích lũy các bon, tác giả thấy rằng, tổng thu nhập từ Keo tai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70

tượng là 44.368.500 đồng/ha và thu nhập từ Bạch đàn trắng là 17.738.340 đồng/ha; chênh lệch thu nhập giữa Keo tai tượng và Bạch đàn trắng là 26.630.160 đồng/ha. Từ đó, cho thấy việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế kết hợp với nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của các loại cây trồng trước khi đưa vào trồng đại trà là cần thiết, tạo cơ sở cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách và người dân có sự lựa chọn hợp lý khi đầu tư kinh doanh rừng để đảm bảo lợi ích về nhiều mặt.

4. Trồng rừng để bán chứng nhận giảm phát thải là hướng đi mới trong đầu tư kinh doanh nghề rừng ở Việt Nam, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và tạo cơ hội cho người dân được góp phần tích cực trong trồng rừng, bảo vệ nguồn đất, nguồn nước và nâng cao chất lượng môi trường sống ở Việt Nam, đồng thời có thêm nguồn thu nhập quan trọng từ bán chứng nhận giảm phát thải cho các doanh nghiệp, tổ chức của nước ngoài và vẫn đảm bảo nguồn thu nhập ổn định từ kinh doanh nghề rừng thông qua khai thác, bán các sản phẩm từ rừng.

TỒN TẠI

1. Do điều kiện thời gian có hạn, nên đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá khái lược những đặc điểm cơ bản, trữ lượng và diễn biến của rừng trồng ở địa phương, chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá cụ thể để có số liệu phản ánh chích xác.

2. Đề tài mới chỉ đánh giá và so sánh khả năng tích lũy các bon giữa hai loài cây là Keo tai tượng và Bạch đàn đỏ, chưa nghiên cứu được ở các đối tượng rừng và cây trồng khác, để có được sự so sánh và đánh giá phong phú hơn đối với các loại cây đưa vào trồng rừng tại địa phương.

3. Phạm vi của Đề tài chỉ nghiên cứu ở hai xã trên địa bàn huyện, số lượng ô mẫu điều tra ít nên tính đại diện chưa cao. Vì vậy, có thể chưa phản ánh được chính xác với các giá trị, các chỉ số bình quân chung của cả huyện; cần tiếp tục có những nghiên cứu với số lượng mẫu nhiều hơn để có số liệu đánh giá được chính xác hơn.

4. Đề tài chưa đi sâu nghiên cứu được ảnh hưởng và mối quan hệ giữa Keo tai tượng và Bạch đàn với các loài cây trồng khác và với điều kiện khí hậu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71

đất đai ở địa phương và ngược lại, đó là anh hưởng của điều kiện khí hậu, đất đai tới khả năng sinh trưởng và phát triển của hai loài cây này.

KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả nghiên cứu của Đề tài, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

1. Cần phải có những đề tài nghiên cứu sâu, rộng hơn về đánh giá tốc độ sinh trưởng, tạo sinh khối; khả năng tích lũy các bon của nhiều loại cây trồng và trạng thái rừng trên nhiều lâm phần khác nhau tại địa bàn nghiên cứu, để có số liệu đánh giá được chính xác, đồng thời có nhiều hơn sự so sánh và lựa chọn được loài cây trồng cho hiệu quả kinh tế và khả năng bảo vệ môi trường cao nhất tại địa phương.

2. Cần có nghiên cứu sâu hơn các tác động của điều kiện ngoại cảnh (đất đai, khí hậu, điều kiện chăm sóc bảo vệ...) đến khả năng sinh trưởng, tích lũy các bon của rừng trồng Keo tai tượng và Bạch đàn trắng, từ đó có những biện pháp tác động tích cực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng ở địa phương.

3. Hiện nay, việc mua bán chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính ở các nước trên thế giới đang diễn ra rất phổ biến, qua kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể thấy rõ được những lợi ích kinh tế từ việc bán chứng nhận giảm phát thải từ lượng các bon tích lũy được trong sinh khối các thành phần của rừng; cấp ủy, chính quyền huyện Văn Quan cũng như các cơ quan chức năng của tỉnh cần tích cực tham mưu cho UBND tỉnh và các Bộ, ngành liên quan tạo cơ chế và cơ hội cho người dân nông thôn miền núi được tiếp cận với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài có nhu cầu mua chứng nhận giảm phát thải để mở ra hướng đi mới trong đầu tư kinh doanh nghề rừng ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt:

1. Lê Huy Bá (2004), Môi trường. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 2. Lê Huy Bá, Nguyễn Thị Phú, Nguyễn Đức An (2001): Môi trường khí hậu thay

đổi mối hiểm hoạ của toàn cầu. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 3. Bảo Huy (2005): Bài giảng Lâm học nhiệt đới cho lớp Cao học. Trường Đại học

Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Phạm Xuân Hoàn (2005): Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại các bon trong lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp.

5. Lê Văn Khoa và cộng sự (2001): Khoa học môi trường. NXB Giáo dục

6. NEDO và MONRE: Giới thiệu cơ chế phát triển sạch trong hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam.

7. Phan Minh Sang, Lưu Cảnh Trung (2006): Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. 8. Phạm Nhật(2001): Bài giảng Đa dạng sinh học. Trường Đại học Lâm nghiệp. 9. RUPES (Rewarding Upland Poor for Environment Services) (2004): Chiến lược

mới nhằm đền đáp cho người nghèo vùng cao Châu Á để bảo tồn và cải thiện môi trường của chúng ta. World Agroforestry Center, ICRAF.

10. Nguyễn Văn Thêm (2002): Sinh thái rừng. Nxb Nông nghiệp.

11. Nguyễn Phước Tương (1999): Tiếng kêu cứu của Trái đất. Nxb Giáo dục. 12. UNEP: Cơ chế phát triển sạch – Clean Development Mechanism.

13. Uỷ ban nhân dân huyện Văn Quan (2010): Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2005-2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73

năm 1999 đến năm 2009.

15. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2008): Báo cáo quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

16. www.tuoitre.vn/Kinhte/178634/Mua bán "Chứng nhận giảm phát thải": Bắt đầu sôi động (20/12/2006- Quốc Thanh).

17. www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/chuyenlaman/38635/Đấu giá thành công chứng nhận giảm phát thải dự án dầu khí Rạng Đông (04/8/2010- TTXVN).

18. Phạm Tuấn Anh (2006): Đánh giá năng lực hấp thụ CO2 của rừng thường xanh làm cơ sở xây dựng chính sách về dịch vụ môi trường tại tỉnh Dăk Nông. Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp.

19. Mai Phương Bắc (2010): Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi khác nhau tại huyện Yên Bình- Yên Bái. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2. Tiếng Anh:

20. Arild Angelsen and Sven Wunder (2003): Exploring the Forest – Poverty link. Key concept, issues and research implications. CIFOR Occasional Paper No. 21. Daniel Murdiyarso (2005): Sustaining local livelihood through carbon

sequestration activities: A research for practical and strategic approach. Carbon Forestry, Center for International Forestry Research, CIFOR.

22. Esteve Corbera (2005): Bringing development into Carbon forestry market: Challenges and outcome of small – scale carbon forestry activities in Mexico. Carbon Forestry, Center for International Forestry Research, CIFOR.

23. Joyotee Smith and Sara J. Scherr (2002): Forest Carbon and Local Livelohhods. Assessment of Opportunities and Policy Recommendations. CIFOR Occasional Paper No.

24. Kurniatun Hairiah, SM Sitompul, Meine van Noodoijk and Cheryl Palm (2001):

Carbon stocks of tropical land use systems as part of the global C balance. Effects of forest conversion and options for clean development activities. International Centre for research in Agroforestry, ICRAF.

25. Kurniatun Hairiah, SM Sitompul, Meine van Noodoijk and Cheryl

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 75 - 116)