PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 116)

2.4.1. Đánh giá nhanh dự trữ các bon

Sử dụng công cụ RaCSA- là công cụ tổng hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau. Công cụ này được thực hiện qua các bước sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17

Bƣớc 1: Sơ bộ đánh giá cảnh quan, mức độ che phủ rừng và lịch sử sử dụng đất/che phủ đất.

Bƣớc 2: Khảo sát kiến thức sinh thái bản địa (LEK) và lợi ích kinh tế của quản lý rừng ở địa phương kết hợp với khảo sát nhanh kinh tế - xã hội hộ gia đình, nhằm tài liệu hóa các chiến lược sinh kế của người dân gắn liền với các hoạt động sử dụng đất và những nguyên nhân chính của thay đổi cảnh quan.

Sử dụng các bảng câu hỏi khảo sát kiến thức sinh thái (LEK & PEK) để thu thập thông tin ở địa phƣơng:

1. Nhân khẩu học (sự di cư, quy mô gia đình và cấu trúc, lịch sử định cư, trường học, v.v…)

2. Tình hình sử dụng đất (quyền sử dụng đất, các hợp đồng đất đai, quyền sử dụng tài nguyên rừng , v.v…)

3. Tình hình kinh tế (thu nhập, tài sản, thuyền, động cơ, nuôi trồng thủy sản, và ngư cụ, xe gắn máy, v.v…)

4. Văn hóa cộng đồng (niềm tin, tín ngưỡng, các hoạt động của người dân liên quan đến đánh bắt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các hoạt động vui chơi giải trí, v.v…)

5. Việc sử dụng tài nguyên và các xung đột xảy ra (các xung đột trong khai thác nguồn lợi tự nhiên, dạng xung đột và bản chất, giải quyết xung đột, v.v…)

6. Quan điểm về nguồn lợi (quan điểm về nguồn lợi trong tương lai, về sinh kế, các dự án cộng đồng, sự hợp tác giữa người dân, sự bền vững của việc sử dụng nguồn lợi, quan điểm về rủi ro, v.v…)

7. Kiến thức về hệ sinh thái (hiểu biết về hệ sinh thái môi trường và các nguồn lợi, cách thức để truyền bá kiến thức qua các thế hệ, tính phù hợp với các kiến thức khoa học, sự hiểu biết truyền thống về hệ sinh thái trong mối quan hệ với việc sử dụng và việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, v.v…)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18

8. Đặc điểm thị trƣờng (hình thức cung cấp, giá cả, chức năng thị trường, nguyên tắc thị trường, sự ổn định cung cầu, cấu trúc thị trường, v.v…).

Bƣớc 3: Đo đếm tích luỹ Các bon tại các ô tiêu chuẩn đại diện:

Lượng các bon tích lũy trong thảm thực vật được tính thông qua xác định sinh khối (khô) các thành phần. Sinh khối khô bao gồm:

+ Sinh khối trên mặt đất của thảm thực vật ( Thân cây, lá, cây chết…) Để xác định lượng các bon trong các trạng thái rừng ta rút mẫu theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn (mẫu) đại diện cho các trạng thái rừng của Kurniatun Hairiah và cộng sự (ICRAF).

Diện tích ô mẫu, mô tả đầy đủ các đặc điểm sinh thái và đo đếm các nhân tố điều tra tên loài, đường kính, chiều cao, phẩm chất của tất cả các cây có trong ô.

Diện tích ô tiêu chuẩn: 20m x 100m để đo tính C trong cây có D1,3 > 30cm và ô mẫu 5mx40m để đo tính C trong cây có 5cm< D1,3 <30cm. Ô mẫu đặt trong ô tiêu chuẩn. Ô dạng bản có kích thước 1mx1m (1m2) để đo đếm cây bụi thảm tươi và ô có kích thước 0,5mx0,5m để đo đếm tầng thảm mục.

20 m x 100 m

Bảng 01. Dự trữ C cây đứng

OTC số:... Toạ độ (GPS):... Hiện trạng sử dụng đất:...

Người lập ô:... Diện tích OTC: 20 x 100 m2 Ngày tháng:...

Dự trữ C = Sinh khối x C tổng số (kg/ha) Trung bình C tổng số: 46%

5 m x 40 m

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 STT Loài cây Phân cành/không phân cành Chu vi D P (tỷ trọng gỗ) h Sinh khối (kg/cây) Ghi chú 1 ... 2 ... ...

Tổng sinh khối cây đứng

- Trong ô tiêu chuẩn diện tích 200m2 (4m x 50m) để đo các cây cấp đường kính ngang ngực từ 5 – 30cm, số liệu được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 02. Dự trữ C cây đứng

ÔTC số:... Toạ độ (GPS):... Hiện trạng sử dụng đất:...

Người lập ô:... Diện tích ÔTC: 5 x 40 m2 Ngày tháng:...

Dự trữ C = Sinh khối x C tổng số (kg/ha) Trung bình C tổng số: 46% STT Loài cây Phân cành/không phân cành Chu vi D P (tỷ trọng gỗ) h Sinh khối (kg/cây) Ghi chú 1 ... 2 ... ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Xác định sinh khối trên mặt đất của thảm thực vật ( Thân cây, cành lá…) Sinh khối của cây gỗ có D1.3 >5cm.

Tính theo công thức của phương pháp bảo tồn cây (Non- destructivemeasurement):

W = 0.11*p*D2+c (Ketteringet al. 2002)

Trong đó: W = treebiomass, kg/tree. (Sinh khối cây gỗ) D: Đường kính ngang ngực (cm)

p = 0.5 wood density,g/cm3 ( tỷ trọng gỗ) C = 0.62

Sinh khối cây gỗ có D1.3 < 5cm, cây có đường kính D1.3 < 5cm bao gồm cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi. Trên ô 5x40 m lập ô dạng bản 1m2 . Thu toàn bộ các cây trong ô: Xác định trọng lượng tươi. Lấy mẫu đại diện 300g tươi, sau đó chuyển ngay về phòng thí nghiệm để sấy khô.

+ Xác định sinh khối vật rơi rụng (Cành, lá, cây đổ…) Xác định sinh khối cành lá, rụng (Litterfall)

Tại 5 ô dạng bản kích thước 1mx1m (1m2), trên mỗi ô thu toàn bộ vật rơi rụng bao gồm: lá rơi, cành rụng, cây đổ có D < 5cm và L < 50cm, loại bỏ đất dính trên vật rơi rụng. Xác định trọng lượng hiện tại, lấy mẫu đại diện 300g tươi, sau đó chuyển ngay về phòng thí nghiêm để sấy khô.

Xử lý mẫu sấy và công thức quy ra khối lượng khô tuyệt đối mẫu gỗ, lá, vật rơi rụng được xử lý như sau:

Sử dụng phương pháp sấy mẫu bằng tủ sấy ở nhiệt độ 1050C trong khoảng thời gian 6 – 8 giờ. Trong quá trình sấy kiểm tra trọng lượng của mẫu sau 2h đến 4h và 6h đến 8h sấy. Nếu sau 3 lần kiểm tra thấy trọng lượng không đổi thì đó chính là trọng lượng khô của mẫu. Trọng lượng khô kiệt của các chỉ tiêu được tính theo công thức sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 ) ( ) ( ) ( ) ( ) / ( 2 2 m xSA g FW g xDW kg FW m kg DW S S T T

Trong đó: DWTotal - Tổng khối lượng khô tuyệt đối (sinh khối khô) (kg/m2 ), FWTotal - Tổng khối lượng tươi (kg), DWS - Khối lượng khô tuyệt đối của mẫu (g), FWS - Khối lượng tươi của mẫu (g), SA - Diện tích ô mẫu (ô dạng bản) (m2

).

+ Xác định sinh khối tầng thảm mục:

Ô có kích thước 0,5mx0,5m để đo đếm tầng thảm mục;

Xác định theo 2 tầng đất: 0-5cm và 5-10cm. Sử dụng 2 loại khung lấy mẫu (khung sắt) có kích thước: 20x20x5 cm và 20x20x10 cm.

Trong mỗi ô dạng bản tiến hành lấy mẫu trên diện tích 0,04 m2 .

- Với tầng 0 – 5: thu toàn bộ đất sau đó dùng sàng có kích thước mắt 2mm để tách rễ, vụn hữu cơ (> 2mm) và đất. Xác định khối lượng vụn hữu cơ và rễ thu được. Để xác định lượng vụn hữu cơ có kích thước < 2mm: Cân toàn bộ mẫu đất qua sàng 2mm, tiến hành lấy mẫu đất (200 g) để xác định tỷ lệ % vụn hữu cơ kích thước < 2mm có trong tầng đất 0 - 5 cm.

- Với tầng 5 - 15cm: thu toàn bộ đất sau đó dùng sàng có kích thước mắt 2mm để tách rễ và đất. Xác định khối lượng rễ thu được. Cân toàn bộ mẫu đất qua sàng 2mm, tiến hành lấy mẫu đất (200 g) để xác định tỷ lệ % vụn hữu cơ kích thước < 2mm có trong tầng đất 5 - 15 cm.

Rễ cây và vụn hữu cơ (> 2mm) cũng được lấy mẫu và chuyển về phòng TN sấy khô để xác định sinh khối khô.

* Tính toán lượng các bon tích luỹ

Sau khi toàn bộ các giá trị sinh khối của các thành phần được quy ra đơn vị: kg khô/ha, tính tổng toàn bộ các hợp phần tạo thành sinh khối khô trên mặt đất (WTot).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22

Xác định hàm lượng các bon: Hàm lượng các bon (CS) trong sinh khối xác định thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0.46 thừa nhận bởi Uỷ ban quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC, 2003). Nghĩa là hàm lượng các bon được tính bằng cách nhân sinh khối khô với 0.46. Tính theo công thức:

Wcarbon = 0.46*DWT (kg/ha hoặc tấn/ha)

Trong đó: Wcacbon - Hàm lượng các bon; DWT – Sinh khối khô.

Bảng 03. Lƣợng C dự trữ tổng số Thân cây tấn/ha Dƣới tán tấn/ha Vật rơi rụng tấn/ha Rễ tấn/ha Đất 0-5 cm tấn/ha Đất 5-15 cm tấn/ha C dự trữ tổng số 1 2 3 4 5 6 1+2+3+4+5+6 Tổng ……… …

Bƣớc 4: Khảo sát kiến thức sinh thái chính sách (PEK) về quản lý rừng/cây và những quy định về quy hoạch không gian hiện tại, nhằm tìm hiểu các cơ hội cải thiện tích lũy Cácbon ở khu vực nghiên cứu. Sử dụng phương pháp kế thừa và phỏng vấn bán cấu trúc.

2.4.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa Keo tai tƣợng và Bạch đàn trắng

3.4.2.1. Xác định trữ lượng Keo tai tượng và Bạch đàn trắng ở tuổi 7 trên đơn vị diện tích.

3.4.2.2. Tính toán hiệu quả kinh tế giữa 2 loài cây nói trên trên cơ sở xác định trữ lượng gỗ và tính đến khả năng tích luỹ Các bon.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23

- Từ kết quả đo đếm tại các ô tiêu chuẩn 200m2, xác định trữ lượng gỗ của từng cây cá lẻ bằng công thức: M = G x H x f.

Trong đó:

+ G: Tiết diện ngang của cây rừng (m2

/cây). + H: Chiều cao của cây rừng (m/cây).

+ f: Hình số (lấy f = 0,45). - Xác định trữ lượng gỗ:

Trên cơ sở kết quả tính khối lượng của từng cây cá lẻ như trên, xác định được tổng khối lượng gỗ của từng ô tiêu chuẩn, sau đó quy ra khối lượng trên đơn vị ha. Từ kết quả khối lượng gỗ trên đơn vị diện tích 1 ha của 3 ô tiêu chuẩn/trạng thái rừng, xác định khối lượng gỗ trung bình của của trạng thái rừng đó.

- Tính toán thu nhập từ kinh doanh rừng trên cơ sở các kết quả phân tích tại địa bàn nghiên cứu.

2.4.3. Đề xuất các khuyến nghị trồng rừng thích hợp nhằm đáp ứng đƣợc lợi ích kinh tế và khả năng chi trả các bon cho môi trƣờng tại địa bàn nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24

CHƢƠNG III

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1.1. Vị trí địa lý

Văn Quan là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 40 km về phía Tây Nam, có tọa độ trí địa lý: 1060

24 ' tới 1060 43' Kinh độ Đông; 210

43' tới 210 59 Vĩ độ Bắc, tiếp giáp: - Phía Bắc Văn Quan giáp huyện Văn Lãng; - Phía Nam giáp huyện Chi Lăng;

- Phía Đông giáp huyện Cao Lộc;

- Phía Tây giáp 2 huyện Bình Gia và Bắc Sơn.

Huyện Văn Quan nằm trên hai trục quốc lộ 1B và 279 nối liền huyện với các huyện khác trong tỉnh và với các tỉnh khác, đặc biệt là nối với các cửa khẩu Đồng Đăng, Tân Thanh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá dịch vụ khoa học công nghệ, xuất nhập khẩu hàng hoá với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh lân cận và với nước bạn Trung Quốc.

3.1.2. Điều kiện khí hậu

Văn Quan nằm trong vùng khí hậu gió mùa điển hình của vùng Đông Bắc Việt Nam. Biên giới phía Nam, Tây Nam là các dãy núi đá cao chắn gió do đó vùng hưởng trọn các luồng khí hậu lạnh Đông Bắc thổi về trong mùa Đông. Với độ cao trung bình 450-500 m và nằm cạnh các vùng núi đá vôi lớn nên chế độ nhiệt ngày và đêm có độ chênh cao lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25

- Tổng tích ôn năm đạt 7.500 - 7.8000C. Nhiệt độ trung bình năm đạt 21,20C. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 02 năm sau, nhiệt độ đạt thấp từ 12- 150C. Thời gian từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 có biên độ nhiệt ngày đêm đạt 8-90C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có năm lên đến 380 C, song thời gian xuất hiện ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến cây trồng và vật nuôi trên địa bàn.

- Tổng lượng mưa bình quân hàng năm phổ biến đạt 1.350- 1.450 mm. Tất cả các tháng trong năm đều có mưa, nhưng lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 (5 tháng) thường chiếm khoảng 2/3 tổng lượng mưa năm.

- Ẩm độ không khí trung bình năm đạt 82 %. Từ tháng 3 đến tháng 9 có ẩm độ không khí tương đối cao.

- Số giờ nắng trung bình năm 1.598 giờ, chiếm 18-20% tổng số giờ trong năm, thích hợp cho cây Hồi.

- Các yếu tố khác như bão, sương muối, gió nóng ảnh hưởng không nhiều đến sản xuất và sinh hoạt của vùng.

3.1.3. Điều kiện thủy văn

3.1.3.1. Tài nguyên nước mặt

Văn Quan có 2 con sông lớn chảy qua: Sông Kỳ Cùng chảy qua huyện khoảng 35 km, sông Mò Phia chảy qua huyện khoảng 50 km. Ngoài ra, còn có nhiều khe, suối nhỏ, kiệt nước vào mùa khô, chảy len lỏi trong các khe đá, thung lũng nhỏ giữa vùng đồi và núi. Mật độ sông suối ở Văn Quan khoảng 0,6- 1,2km/km2, nhưng do địa hình phức tạp, dòng chảy nhỏ và biến động lớn nên hiệu ích sử dụng nước thấp, lũ lụt, hạn hán đã gây ra những tác hại thường xuyên và cục bộ ở các mức độ khác nhau của từng vùng. Nguồn nước mặt của huyện Văn Quan nói chung chính là Hồ bản Quyền (được tạo thành do chặn dòng sông Mò Phia), con sông này có nước quanh năm , song chế độ dòng chảy biến động lớn giữa mùa nước và mùa khô ; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này mực nước xuống thấp, khả năng đáp ứng cho sản xuất rất hạn chế, chỉ các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26

khu vực sản xuất nằm ven suối mới có khả năng lấy nước tưới bằng bơm, cọn nước và một phần qua các đập nhỏ. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mưa tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 8; lưu lượng dòng chảy mùa này rất lớn do địa hình các vùng đất đầu nguồn có độ dốc lớn, thảm thực vật bị triệt hạ nghiêm trọng, nước thường dồn về nhanh. Các xã thuộc vùng Tràng Sơn, Tràng Các nằm sát khu vực núi đá vôi và thiếu nguồn sinh thủy nên khí hậu hết sức khắc nghiệt. Hạn hán thường xảy ra hàng năm trong vùng, các cây trồng hàng năm thiếu nước thường xuyên, song khả năng xây dựng các công trình thủy lợi rất hạn chế do các cấu trúc địa chất và địa hình chi phối nhiều.

3.1.3.2. Tài nguyên nước ngầm.

Nguồn nước ngầm nhìn chung trên địa bàn huyện thuộc loại khan hiếm, thường ở độ sâu 15-20m mới tới mạch nước ngầm, nhưng biến động thất thường theo mùa và theo vùng, khả năng khai thác và sử dụng rất hạn chế. Vì vậy, nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của Văn Quan cần phải được quan tâm đầu tư lớn.

3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất

Ở Văn Quan chủ yếu là loại đất feralít, phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp như hồi, trám, đậu tương, các loại cây ăn quả như mận, đào, quýt... cây trồng lâm nghiệp hiện nay chủ yếu là Keo tai tượng và Bạch đàn các loại. Văn Quan có độ cao trung bình khoảng 400 m, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)