TÍCH RỪNG TRỒNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Là một huyện vùng cao của tỉnh Lạng Sơn, địa hình chủ yếu là đồi núi, theo đó diện tích lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tỷ trọng sử dụng các loại đất. Với nguồn tài nguyên rừng tự nhiên khá phong phú về chủng loại và số lượng, chất lượng tốt (chủ yếu là gỗ với các loại: Nghiến, Lát, Măn...), trong những năm trước đây, do buông lỏng quản lý, với nạn chặt phá rừng bừa bãi, đến những năm 1995, diện tích rừng tự nhiên gần như cạn kiệt, diện tích rừng còn lại cơ bản chỉ là thứ sinh nghèo kiệt, với trữ lượng rất thấp và đất trống, đồi núi trọc. Tổ thành gồm những cây ưa sáng mọc nhanh như: Sau sau, Kháo, Dẻ… (khu vực núi đất) và cây Mương, Trá, Hu đay, Mạy tèo, Sảng nhung…(khu vực núi đá). Rừng trồng tại thời điểm đó chủ yếu là Hồi, với diện tích khoảng 5.000 ha.
Cùng với chủ trương giao đất, giao rừng và sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với ngành lâm nghiệp thông qua các dự án về lĩnh vực lâm nghiệp được đầu tư trong khoảng 15 năm trở lại đây, ý thức quản lý, bảo vệ rừng của nhân dân địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực; trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đã ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả rõ rệt. Công tác phân chia các loại rừng cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở để hoạch định các chính sách liên quan đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38
công tác quản lý và phát triển vốn rừng ở địa phương. Vì vậy, rừng tự nhiên trên địa bàn hiện đang được phục hồi, chất lượng rừng từng bước được nâng lên đáng kể; công tác trồng rừng tiếp tục được quan tâm đầu tư và có sự phát triển tốt, kết quả trồng rừng hàng năm đều tăng, đạt và vượt so với chỉ tiêu giao (năm 1999, trồng rừng đạt 210 ha, đến 2004 đạt 705 ha, năm 2005 đạt 970 ha, năm 2008 đạt 1.056 ha, năm 2009 đạt 883 ha... ), bình quân đạt trên 590 ha/năm; tỷ lệ che phủ của rừng đạt 42% vào năm 2006, đến năm 2009 tăng lên 47%, cao hơn so với bình quân chung của tỉnh (tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Lạng Sơn năm 2009 theo số liệu công bố tại Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 45,1%).
4.1.1. Đặc điểm, trữ lƣợng và diễn biến rừng trồng các loại nhƣ sau
Loài cây trồng chủ yếu là Hồi, Keo tai tượng (Dự án 327 và 661), Bạch đàn các loại, Keo tai tượng (rừng sản xuất, cây phân tán). Theo số liệu đánh giá của UBND huyện Văn Quan năm 2009 (số liệu tính đến ngày 01/01/2010), diện tích rừng trồng hiện có là: 11.833 ha, chiếm 31,9% diện tích đất có rừng; trong đó, rừng trồng sản xuất là 9.779,57 ha, rừng trồng phòng hộ là 2.053,44 ha. Các loài cây được bố trí trồng chủ yếu là thuần loài; ngoài ra người dân địa phương còn trồng một số loài cây lâm nghiệp khác như: Trám, Lát..., tuy nhiên, với diện tích trồng hàng năm ít, chủ yếu trồng bổ sung làm giàu rừng. Công tác chăm sóc, bảo vệ và ý thức người dân về thâm canh lâm nghiệp chưa cao, đặc biệt là cây Hồi được trồng chủ yếu bằng kinh nghiệm của người dân, với mật độ trồng chưa hợp lý, chất lượng cây giống chưa thực sự đảm bảo nên chất lượng rừng chưa cao.
- Rừng Hồi
Hồi là cây đa mục đích, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vừa có tác dụng che phủ bảo vệ đất cũng như bảo vệ môi trường sinh thái lâu dài và bền vững, vì vậy trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001- 2010 của Chính phủ, Hồi là một trong những cây trồng chính được đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39
Diện tích Hồi toàn huyện hiện có 8.000 ha (chiếm 30% tổng diện tích Hồi toàn tỉnh), được trồng tập trung tại các xã: Tân Đoàn, Yên Phúc, Bình Phúc, Tràng Sơn, Đại An, Khánh Khê, Đồng Giáp; ngoài ra, được trồng ở một số xã khác trên địa bàn, tuy nhiên diện tích và sản lượng quả không nhiều do điều kiện đất đai không phù hợp. Nhìn chung, diện tích Hồi cho sản lượng thu hoạch ổn định hiện có, cơ bản được nhân giống, trồng và chăm sóc theo kinh nghiệm của các hộ nông dân từ những năm 1950 đến 1990, nên các giống chưa được cải thiện, kỹ thuật trồng truyền thống là chủ yếu, do vậy năng suất chất lượng chưa được cao. Những diện tích được trồng từ những năm 2000 trở lại đây, đang trong giai đoạn sinh trưởng, một số cây bắt đầu cho thu hoạch, tuy nhiên sản lượng còn ít.
- Rừng Keo tai tƣợng
Keo được nhân dân đưa vào trồng chủ yếu từ những năm 2000 trở lại đây, diện tích trồng khoảng 1.500 ha, chủ yếu là Keo tai tượng (trên 90%), được trồng dải rác hầu hết các xã trong huyện và trên nhiều loại lập địa khác nhau, là loài cây sinh trưởng, phát triển nhanh, khả năng cải tạo đất tốt; tuy nhiên, do điều kiện khí hậu có sự chênh lệc cao giữa hai mùa, lượng mưa không đều, công tác chăm sóc bảo vệ còn chưa được quan tâm đúng mức, nên tốc độ sinh trưởng của Keo tai tượng trồng trên địa bàn nhìn chung chậm so với ở các địa phương khác. Trên địa bàn huyện, Keo tai tượng được trồng chủ yếu là thuần loài, tập trung tại các xã: Tri Lễ, Hòa Bình, Tú Xuyên... ngoài ra người dân địa phương còn trồng tại vừa nhà, làm bóng mát trong các khu đất chuyên dùng...
- Rừng Thông
Loài Thông được người dân đưa vào trồng tại địa phương chủ yếu bắt đầu từ những năm 1990 trở lại đây thông qua các dự án, chương trình trồng cây phân tán, trồng cây nhân dân do tỉnh thực hiện được triển khai trên địa bàn, chủ yếu là giống Thông mã vĩ; trong những năm đầu triển khai, huyện đã tập trung chỉ đạo đưa vào trồng hầu khắp các xã, thị trấn, nhất là những vùng có điều kiện đất đai không thích hợp để trồng Hồi; tuy nhiên, do nhận thức của người dân còn hạn chế, đồng thời công tác tuyên truyền, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40
còn chưa quyết liệt và triệt để, nên tỷ lệ cây sống thấp; diện tích Thông mã vĩ hiện có chủ yếu tập trung thuần loài ở một số xã như: Lương Năng, Tú Xuyên, thị trấn Văn Quan, với diện tích khoảng trên 130 ha; diện tích rừng Thông hiện có đang trong giai đoạn sinh trưởng, tạo sinh khối, chưa cho thu hoạch.
- Rừng Bạch đàn
Bạch đàn được trồng tại huyện Văn Quan hiện nay có diện tích tương đối lớn, khoảng 1.200 ha; trong đó, diện tích trồng từ những năm 1980 đến năm 1985 khoảng 300 ha, được trồng tập trung tại xã Tú Xuyên; diện tích này do Lâm trường Văn Quan trồng; thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho nhân dân và các tổ chức quản lý, với đặc điểm lịch sử của địa phương, UBND huyện đã giao cho các hộ dân quản lý bảo vệ. Hiện nay diện tích Bạch đàn này đã cơ bản được khai thác hết, diện tích còn lại chủ yếu là rừng Bạch đàn tái sinh hỗn giao với các loài cây rừng tự nhiên và trồng mới khác như: Sau sau, Chẹo trắng, Trám... Diện tích rừng Bạch đàn được trồng sau năm 2000 khoảng 900 ha (chủ yếu là Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh) khi chương trình trồng rừng phân tán, trồng cây nhân dân của UBND tỉnh thực hiện triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh, với chủ trương UBND tỉnh cấp cây không thu tiền cho dân trồng (thông qua nguồn sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh hàng năm). Do Bạch đàn là loài cây dễ trồng, ít bị gia súc phá hoại như những loài cây khác và có giá trị sử dụng khá đa dạng nên, trong những năm gần đây, người dân địa phương đã lựa chọn Bạch đàn là một trong những loài cây chủ lực trong phát triển kinh tế rừng, vì vậy diện tích rừng Bạch đàn ở địa phương đã tăng lên đáng kể, cũng giống như Keo, Bạch đàn được trồng ở hầu khắp các xã, thị trấn trong huyện, chủ yếu trồng thuần loài, tuy nhiên tập trung nhiều tại các xã: Văn An, Lương Năng, Hòa Bình, Tri Lễ, Chu Túc...
Diễn biến diện tích rừng trồng tại địa bàn nghiên cứu:
Sau khi điều tra, nghiên cứu, tổng hợp các số liệu, chỉ tiêu đánh giá về hiện trạng và quá trình diễn biến nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn nghiên cứu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41
xác định được diễn biến diện tích rừng trồng trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2009, mức độ diễn biến được thể hiện ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tổng hợp diễn biến diện tích rừng trồng huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1985- 2009
ĐVT: ha. STT Loài cây trồng Năm 1985 Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 So sánh 1985- 2009 01 Hồi 5.000 4.500 5.200 5.800 7.000 8.000 + 3.000 02 Bạch đàn 300 300 350 500 800 1.200 + 900 03 Keo 0 0 0 150 700 1.500 + 1.500 04 Thông 0 20 50 75 90 133 + 133 05 Loại khác 300 470 500 600 800 1.000 + 700 Tổng cộng 5.600 5.290 6.100 7.125 9.390 11.833 + 6.233
Qua bảng trên, có thể thấy rằng, diện tích rừng trồng trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 1985- 2009 có sự tăng lên khá lớn, tổng diện tích rừng trồng năm 2009 tăng hơn so với năm 1985 là 6.233 ha (bằng 111%), bình quân tăng xấp xỉ 250 ha/năm; tuy nhiên trong từng giai đoạn (ở đây tác giả chia ra thành các giai đoạn theo khoảng cách 5 năm để so sánh) thì thấy rằng, trong mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ gia tăng diện tích rừng trồng nói chung và diện tích từng loại rừng nói riêng cũng có sự khác nhau khá rõ rệt (nguyên nhân đã được phân tích ở phân trên); được thể hiện rõ qua Biểu đồ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Năm 1985 Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Hồi Bạch đàn Keo Thông Loại khác
Hình 4.1. Biểu đồ diễn biến diện tích rừng trồng giai đoạn 1985- 2009.
Từ hình 4.1, có thể thấy được trên địa bàn huyện Văn Quan hiện nay, Hồi vẫn là cây trồng chính trên địa bàn, với diện tích lớn nhất (chiếm 67,6% tổng diện tích rừng trồng); đồng thời, diện tích rừng Hồi giữ được tốc độ tăng trưởng khá tốt; Bạch đàn và keo là 2 loài cây mới được đưa vào trồng tại địa phương. Do thói quen canh tác của người dân địa phương còn khá bảo thủ, nên trong những năm trước đây, diện tích rừng trồng hai loài cây này có sự tăng trưởng chậm, do người dân chưa chủ động đưa vào trồng; trong khoảng 5 năm trở lại đây, với các chủ trương lớn của nhà nước về phát triển kinh tế rừng và kinh doanh nghề rừng cho nhân dân miền núi, đồng thời, người dân đã thấy được những lợi ích từ phát triển rừng nguyên liệu, nhất là ở những địa bàn cây Hồi đưa vào trồng đem lại hiệu quả thấp, nên Keo và Bạch đàn được người dân địa phương lựa chọn đưa vào trồng rừng. Chính vì vậy, bên cạnh Hồi, Keo và Bạch đàn đã có sự tăng trưởng về diện tích khá nhanh, nhất là trong 2 năm trở lại đây. Với diện tích đất rừng sản xuất lớn, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế đồi rừng mạnh của tỉnh, trong những năm tới, ngoài cây Hồi là thế mạnh, thì Keo và Bạch đàn sẽ góp phần không nhỏ vào nâng cao diện tích, trữ lượng rừng ở địa phương, đồng thời cũng sẽ góp phần nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn huyện có cuộc sống gắn liền với sản xuất nông, lâm nghiệp.