ĐIỀU KIỆN DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 116)

3. 2.1. Điều kiện dân sinh

3.2.1.1. Dân số

Dân số của huyện Văn Quan đến năm 2008 là 59.196 người, chiếm 7,79% dân số cả tỉnh; mật độ dân số trung bình là 107,5 người/km2, tương đương mật độ chung của tỉnh và cao hơn một số huyện khác, bao gồm 3 dân tộc chính là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

Tày, Nùng, Kinh. Sự phân bố dân cư tương đối đều giữa các xã trong huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn nhân lực của Văn Quan khá dồi dào, lao động trong độ tuổi là 28.569 người, chiếm 50,7% so với tổng dân số, số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 25.139 người, chiếm 88,0% tổng số lao động, chủ yếu là lao động ngành nông - lâm nghiệp, chiếm 88,5%; tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 7% trong tổng số lao động, số lao động có trình độ Cao đẳng, đại học là 658 người, chiếm 2,3% trong tổng số lao động.

3.2.1.2. Thực trạng phát triển dân cư

Khu dân cư trên địa bàn huyện được chia thành 23 xã và 1 thị trấn, phân bố rải rác dọc theo các trục đường giao thông, địa hình nơi phân bố khu dân cư khá phức tạp; đất sản xuất nông - lâm nghiệp không gần khu dân cư nên ảnh hưởng không nhỏ đến chăm sóc và bảo vệ. Diện tích khu dân cư lớn, do vậy còn gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí xây dựng các công trình công cộng cũng như trong công tác quản lý hành chính.

3.2.2. Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế của Văn Quan chủ yếu là nông - lâm nghiệp, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 46,7% trong tổng GDP của huyện; sản xuất nông - lâm nghiệp còn nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới cho cây trồng, nhưng nhịp độ tăng trưởng ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân hàng năm vẫn tăng 4,81%, trong đó ngành trồng trọt tăng 8,39%, chăn nuôi tăng 4,0% và lâm nghiệp tăng 4,37%.

3.2.2.1. Ngành nông nghiệp.

Tổng diện tích gieo trồng là 6.630 ha. Trong trồng trọt cây lương thực chiếm 72,74%. Cây rau, màu 4,58%. Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả 14,59%. Cây công nghiệp ngắn ngày 3,5%. Sản phẩm phụ của ngành trồng trọt 4,76%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

Diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm từ 5.500 - 5.700 ha. Trong đó chủ yếu là diện tích cây lúa chiếm 79,0% diện tích cây lương thực. Tổng sản lượng lương thực (quy thóc) năm 1998 từ 15.329 tấn tăng lên 20.100 tấn vào năm 2003 và năm 2009 đạt 25.500 tấn. Lương thực quy thóc bình quân đầu người từ 280 kg năm 1998 lên 470 kg năm 2009.

Cây công nghiệp hàng năm gồm có: đỗ tương, lạc, thuốc lá, mía... Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm không nhiều, khoảng 376,0 ha, sản lượng chủ yếu phục vụ tại chỗ.

Cây ăn quả các loại ở Văn Quan phát triển chậm hơn so với các loài cây khác, Cây trồng chính là: Cam, Quýt, Mận, Mơ, Na... Sản lượng không nhiều chủ yếu phục vụ tiêu dùng trên địa bàn huyện.

3.2.2.2. Ngành lâm nghiệp

Nhịp độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp bình quân là 4,37%. Nghề rừng, kinh tế trang trại, vườn rừng, đồi rừng những năm qua ở Văn Quan đã có những bước phát triển khá; cùng với việc giao đất giao rừng cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế rừng, diện tích đất có rừng phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Phong trào trồng rừng, khoanh nuôi rừng tái sinh, bảo vệ rừng trồng được quan tâm, hàng năm trồng mới được hơn 800 ha rừng, loài cây trồng chủ yếu là Hồi, Keo, Bạch đàn các loại...; mặc dù diện tích trồng rừng hàng năm khá lớn, tỷ lệ sống sau trồng đạt cao nhưng sự quan tâm đầu tư chăm sóc, bảo vệ sau trồng, đặc biệt 2 năm đầu sau trồng chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ tồn tại rừng sau trồng chiếm tỷ lệ thấp, chưa mang lại hiệu quả cao, nhiều diện tích rừng trồng đi, trồng lại nhiều lần. Độ che phủ rừng của huyện năm 2009 đạt 47%.

Phát triển kinh tế từ rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh bước đầu phát huy hiệu quả, nhiều hộ nông dân đã có thu nhập khá lớn từ sản phẩm vườn rừng. Kinh tế trang trại chưa phát triển toàn diện, mới chỉ dừng lại ở các mô hình nông - lâm kết hợp, vườn rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

3.2.2.3 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Ngành nghề sản xuất trong sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có sự quan tâm phát triển của các thành phần kinh tế, ngành nghề sản xuất kinh doanh phát triển khá đa dạng, các Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp, nông thôn tăng từ 1 HTX năm 2005 đến năm 2009 đã có 5 HTX, việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất nông- lâm nghiệp được chủ động tại đia phương; Các HTX sản xuất công nghiệp- xây dựng được quan tâm phát triển hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn, các sản phẩm như: gạch các loại, đá xây dựng sản xuất ra cơ bản đủ nhu cầu đáp ứng; các dịch vụ sửa chữa cơ khí nhỏ, công cụ cầm tay, khai thác khoáng sản đều phát triển khá; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 15 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm đạt 19,2%.

3.2.2.4. Ngành thương mại - dịch vụ

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn được tăng cường đầu tư, kết thúc năm 2009 các xã đều có đường giao thông đi lại khá thuận lợi, cơ bản các thôn có đường giao thông đến trung tâm thôn, 100% số xã có điện lưới quốc gia, gần 85,4% số hộ được dùng điện, 5/8 điểm chợ trung tâm có mặt bằng khá thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi hàng hoá, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mở mang dịch vụ, tổng mức lưu chuyển hàng hoá giai đoạn 2006-2009 bình quân đạt 80 tỷ đồng, tăng so với giai đoạn 2001-2005 là 15,2%.

Hộ kinh doanh cá thể đăng ký ngành nghề kinh doanh khá đa dạng, ngành nghề, số hộ, tổng vốn đăng ký kinh doanh đều tăng 32% so với giai đoạn trước; hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

3.2.2.5. Hoạt động Tài chính, ngân hàng

Cân đối ngân sách trên địa bàn là điều kiện quyết định thúc đẩy các lĩnh vực phát triển đồng đều, từ cân đối ngân sách đưa ra những giải pháp thực hiện; Trong giai đoạn thực hiện chi ngân sách chủ yếu là đảm bảo hoạt động thường xuyên của hệ thống chính trị từ huyện đến xã, nguồn chi cho đầu tư phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

chiếm tỷ lệ thấp chiếm dưới 10% tổng chi ngân sách, nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều tăng từ 10-12%, song thu nội huyện tỷ lệ thấp chỉ chiếm gần 6% tổng thu ngân sách, số thu chủ yếu từ cân đối ngân sách cấp trên.

Hoạt động Ngân hàng chính sách: Đảm bảo nguồn vốn vay cho nông dân, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm; Tổng dư nợ cho vay năm 2009 đạt 98 tỷ đồng.

Kinh doanh tiền tệ Ngân hàng NN và PTNT luôn phát huy được hiệu quả, nguồn vốn cho vay đủ đáp ứng nhu cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh vay vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

3.2.2.6. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn được hàng năm đều tăng đáng kể, từ năm 2006-2009 tổng vốn đầu tư đạt 224 tỷ đồng, so với giai đoạn 2001-2005 tăng 54%;

Hệ thống công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn được quan tâm bê tông hoá, thông qua sự hỗ trợ vật tư của nhà nước và huy động tại chỗ của nhân dân, bình quân hàng năm kiên cố được 18km kênh mương nội đồng, 20km đường bê tông liên thôn bản.

Hệ thống điện lưới quốc gia được đầu tư đồng bộ, năm 2009 có 24/24 xã, 173/188 thôn và 85,4% số hộ có điện. Hệ thống bưu chính viễn thông luôn đảm bảo thông tin liên lạc, 100% trụ sở UBND xã đã có điện thoại và nhà Bưu điện - Văn hoá xã, cơ bản toàn huyện được phủ sóng điện thoại di động và phát thanh truyền hình.

3.2.3. Lĩnh vực văn hóa- xã hội

3.2.3.1. Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo

Số lượng học sinh cấp tiểu học và THCS tiếp tục có chiều hướng giảm, bình quân từ năm 2006 đến 2009 giảm 3,5%; Tỷ lệ huy động trẻ đúng độ tuổi đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33

99,8 %. Chất lượng dạy và học được nâng lên đáng kể; Số học sinh tham gia thi học sinh giỏi các cấp hàng năm tăng. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường đầu tư, thông qua chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ kết hợp với các dự án khác số phòng học kiên cố chiếm 74%, không còn phòng học tạm và phòng học ca ba.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm, hàng năm huyện tổ chức và cử nhiều cán bộ chuyên môn đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước, Chính trị trung- Cao cấp... Từng bước sắp xếp đội ngũ công chức có nghiệp vụ chuyên môn vững, trình độ quản lý, lý luận chính trị phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn, tạo điều kiện phục vụ sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương.

3.2.3.2. Hoạt động Văn hoá - Thông tin- thể thao

Các phương tiện thông tin đại chúng tham gia tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường đưa thông tin về cơ sở, đấu tranh phòng chống các mặt tiêu cực, các tệ nạn xã hội. Đến năm 2009, cơ bản các hộ gia đình trên địa bàn huyện được xem truyền hình Trung ương và được nghe đài tiếng nói Việt Nam.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư thu được nhiều kết quả tốt, số hộ gia đình tiêu chuẩn gia đình văn hoá kết thúc năm 2009 đạt 65%; các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư, đến nay có 120/188 thôn có nhà văn hoá. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao tiếp tục được quan tâm phát triển, phong trào luyện tập thể dục thể thao trong các trường học, lực lượng công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân khá sôi động, các hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng được quan tâm thường xuyên, tạo được phong trào khá sôi nổi tại địa phương, toàn huyện có 14/24 xã có sân chơi bãi tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, mục tiêu nghị quyết đại hội đại biểu huyện đảng bộ lần thứ XX là: thoát nghèo bền vững, phấn đấu mỗi năm giảm từ 3-5% hộ nghèo, đến 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện dưới 10%; Tổ chức thực hiện mục tiêu bằng các hình thức, như: các chương trình cho vay của NHCSXH, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình 134- 135; hoạt động hỗ trợ xây dựng nhà ở, nước sinh hoạt, đất sản xuất… của chương trình 134 đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo trên địa bàn ổn định đời sống, đến nay không còn hộ đói; Nhưng do tiêu chí mức chuẩn hộ nghèo nâng gấp 2 so với giai đoạn trước do vậy tỷ lệ hộ nghèo còn cao kết thúc năm 2008 còn chiếm 31,61%.

3.2.3.4. Công tác Y tế- Dân số

Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình tiếp tục duy trì thực hiện tốt pháp lệnh dân số, nên đảm bảo giữ vững mức giảm sinh hàng năm giai đoạn 2006- 2010 là 0,4‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,33‰, dân số theo tổng điều tra 101/4/2009 toàn huyện có: 54.175 ngàn người.

Chương trình quốc gia về phòng chống các dịch bệnh xã hội, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tiếp tục đựơc triển khai và đạt được một số kết quả nhất định. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng 6 loại vác xin đầy đủ, theo kế hoạch đạt trên 96,6%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 25,6% (năm 2005) xuống còn 21,3% (năm 2008). Các dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, đến nay ít bệnh nhân lao, sốt rét.

Cơ sở vật chất phục vụ cho khám, chữa bệnh được đầu tư, từng bước đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Đội ngũ Y bác sỹ trong ngành được tăng cường bổ sung, phẩm chất Y đức của đội ngũ thầy thuốc được đề cao. Đến nay toàn bộ các xã đều có nhà trạm xây kiên cố, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh được duy trì đảm bảo, đến nay có 20/24 trạm xá có bác sỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35

Với vị trí địa lý của huyện Văn Quan, nằm trên 2 trục quốc lộ IB và 279 nối liền huyện với các huyện khác trong tỉnh và với các tỉnh khác. Đặc biệt là nối với các cửa khẩu Đồng Đăng, Tân Thanh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá dịch vụ Khoa học và Công nghệ, xuất ngập khẩu hàng hoá với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh lân cận và với nước bạn Trung Quốc.

- Văn Quan có nguồn lao động dồi dào, cần cù... là nguồn lực lớn để tham gia phát triển các ngành, các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Những thành tựu về kinh tế- xã hội trong thời gian qua là cơ sở, nền tảng vững chắc, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng đã được bổ sung và tiếp tục được bổ sung trong thời gian tới, môi trường chính trị - xã hội của huyện rất thuận lợi đó là nền tảng để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

- Hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ, hướng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các cơ chế chính sách của tỉnh đã có hiệu quả, đi vào cuộc sống, đã có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Đây là nền tảng pháp lý để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Quan.

- Tốc độ phát triển của các tiến bộ khoa học - công nghệ và khả năng ứng dụng vào địa phương ngày càng cao, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và ra thị trường rộng lớn, đồng thời cũng tạo ra sức mạnh cạnh tranh của thị trường là những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

- Nền kinh tế của huyện trong những năm qua tuy đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn yếu kém, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất hàng hoá chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn quá nhỏ bé, phân tán, đây là những cản trở lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 116)