Nhận xét chung

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 46)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35

Với vị trí địa lý của huyện Văn Quan, nằm trên 2 trục quốc lộ IB và 279 nối liền huyện với các huyện khác trong tỉnh và với các tỉnh khác. Đặc biệt là nối với các cửa khẩu Đồng Đăng, Tân Thanh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá dịch vụ Khoa học và Công nghệ, xuất ngập khẩu hàng hoá với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh lân cận và với nước bạn Trung Quốc.

- Văn Quan có nguồn lao động dồi dào, cần cù... là nguồn lực lớn để tham gia phát triển các ngành, các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Những thành tựu về kinh tế- xã hội trong thời gian qua là cơ sở, nền tảng vững chắc, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng đã được bổ sung và tiếp tục được bổ sung trong thời gian tới, môi trường chính trị - xã hội của huyện rất thuận lợi đó là nền tảng để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

- Hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ, hướng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các cơ chế chính sách của tỉnh đã có hiệu quả, đi vào cuộc sống, đã có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Đây là nền tảng pháp lý để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Quan.

- Tốc độ phát triển của các tiến bộ khoa học - công nghệ và khả năng ứng dụng vào địa phương ngày càng cao, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và ra thị trường rộng lớn, đồng thời cũng tạo ra sức mạnh cạnh tranh của thị trường là những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

- Nền kinh tế của huyện trong những năm qua tuy đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn yếu kém, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất hàng hoá chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn quá nhỏ bé, phân tán, đây là những cản trở lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36

- Năng lực sản xuất, trang thiết bị, kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn. Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, hệ thống các công trình thuỷ lợi thiếu và xuống cấp chưa được kiên cố hoá, vì vậy hiệu quả sử dụng thấp.

- Các lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều tồn tại, cơ sở vật chất cho dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng giáo dục chưa cao và chưa đồng đều giữa các vùng. Cơ sở y tế còn thiếu và yếu kém cả về trang thiết bị và năng lực đội ngũ cán bộ y tế. Đời sống của nhân dân vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, các tệ nạn xã hội vẫn diễn ra phức tạp (nhất là ở thị trấn, thị tứ), trình độ dân trí còn hạn chế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp.

Với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội trên có thể nhận thấy Văn Quan có thế mạnh đẩy mạnh phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hoá, phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng ... đặc biệt là phát triển kinh tế đồi rừng, trú trọng duy trì và nâng cao chất lượng diện tích rừng Hồi hiện có; đồng thời đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu, tạo thành vùng nguyên liệu gỗ cho sản xuất công nghiệp các loại, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37

CHƢƠNG IV:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 46)